Ảnh hưởng của chế phẩm Milk Feed đến khả năng sản xuất của gà Ross 308 nuôi thịt tại Thái Nguyên

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Ảnh hưởng của chế phẩm Milk Feed đến khả năng sản xuất của gà Ross 308 nuôi thịt tại Thái Nguyên
Ngày đăng bài - 9/24/2021 12:00:00 AM
Ảnh hưởng của chế phẩm Milk Feed đến khả năng sản xuất của gà Ross 308 nuôi thịt tại Thái Nguyên

Từ Trung Kiên1* , Trần Thị Hoan1 và Lê Minh Toàn1

1 Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

 * Tác giả liên hệ: PGS.TS. Từ Trung Kiên, Phó Trưởng Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên; Email: tutrungkien@tuaf.edu.vn

 Ngày nhận bài báo: 30/03/2021 - Ngày nhận bài phản biện: 30/04/2021

Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 04/05/2021

 

TÓM TẮT

 

 Thí nghiệm trên 300 gà thịt Ross 308, thực hiện trong giai đoạn 1-42 ngày tuổi. Gà thí nghiệm được chia làm 2 lô, mỗi lô 30 con, nhắc lại 5 lần (30x5=150 con/lô). Lô đối chứng (ĐC) cho ăn khẩu phần cơ sở là thức ăn hỗn hợp viên của công ty CP và lô thí nghiệm (TN) được cho ăn khẩu phần cơ sở có bổ sung chế phẩm Milk feed với liều lượng là 0,2%. Kết quả cho thấy gà ở lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm Milk feed cho tăng khối lượng bình quân cao hơn và tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với lô đối chứng. Kết thúc thí nghiệm ở 6 tuần tuổi, khối lượng bình quân/con và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà lô thí nghiệm sử dụng chế phẩm Milk feed là 2.598,03g và 1,70 kg/kg, còn gà của lô đối chứng lần lượt là 2.431,85g và 1,83 kg/kg, tương ứng, cao hơn 6,83% và thấp hơn 0,92 so với lô đối chứng. Như vậy, chế phẩm Milk feed có tác động tốt đến sinh trưởng và các chỉ tiêu phẩm chất thân thịt của gà thí nghiệm.

 

Từ khóa: Gà thịt, chế phẩm Milk feed, Ross 308, sinh trưởng, thân thịt.

 

ABSTRACT

 

The effect of Milk Feed probiotic supplementation on growth performance of Ross 308 broiler chickens at Thainguyen An experiment was conducted to investigate the effect of Milk Feed probiotic supplementation on growth performance of broiler chickens. Three hundred one-day-old Ross 308 broiler chickens were randomly divided into two groups and each group had 5 replicates of 30 chicks. Chicks of control group were provided feed without Milk feed probiotic. The chicks of treatment group were provided feed plus 0.2% Milk Feed probiotic. The results showed that chickens in the treatment group had average body weight gain higher than and lower FCR than that in the control group. At 6 weeks of age, the average body weight and FCR of the treatment group were 2,598.03g and 1.70 kg/ kg while the control group 2,431.85g and 1.83 kg/kg, 6.83% higher and 0.92 lower than the control group, respectively. Overall, the study indicates that Milk feed probiotic can be used as a growth promoter and meat quality enhancer in broiler poultry.

 

Keywords: Broiler chickens, Milk feed probiotic, Ross 308, Growth performance, Carcass characteristics.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Hiện nay, bệnh do vi sinh vật gây hại lên đường tiêu hóa dẫn đến khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng bị hạn chế, các chất dinh dưỡng dư thừa sẽ thải ra nền chuồng, gây ô nhiễm và giảm năng suất ở vật nuôi. Để diệt những vi sinh vật này, người ta thường dùng kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh sử dụng cho động vật ngày càng được kiểm soát chặt chẽ do những tác động không mong muốn của chúng. Nhiều biện pháp đã được sử dụng để thay thế kháng sinh, trong số các biện pháp này phải nói đến probiotic.

 

Theo Menten (2002), probiotic hoạt động bằng 6 cách khác nhau: (1) bám vào vị trí của biểu mô ruột (cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh); (2) đối kháng trực tiếp với vi khuẩn gây hại; (3) kích thích hệ thống miễn dịch; (4) tạo điều kiện tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng; (5) ngăn chặn sinh amoniac gây độc cho tế bào ruột; (6) trung hòa độc tố. Những tác động này sẽ làm ổn định môi trường đường ruột nên tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tăng lên, ít chất dư thừa thải ra, môi trường đảm bảo. Do đó, con vật ít bệnh và sinh trưởng tốt hơn. Trong dinh dưỡng gà thịt, probiotic có các loại Lactobacillus, Streptococcus, Bacillus, Bifidobacterium, Enterococcus, Aspergillus, Candida và Saccharomyces được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa bệnh cho gia cầm và nâng cao năng suất chăn nuôi (Mountzouris và ctv, 2007; Awad và ctv, 2009; Lorenzoni, 2012). Theo Dalloul và ctv (2003), probiotic chứa các Lactobacillus có thể chống lại các tác nhân gây bệnh như E.coli, Salmonella, Campylobacter và Emimeriaacervulina.

 

Chế phẩm Milk feed là sự kết hợp của vi sinh vật có lợi và nấm men, nguồn gốc từ Hàn Quốc có tác dụng tăng tính thèm ăn, tăng tiêu hóa thức ăn, tự sản sinh các kháng sinh tự nhiên, ngăn chặn bám dính của vi sinh vật có hại vào thành đường tiêu hóa. Do đó, tiêu hóa thức ăn triệt để hơn, giảm mùi hôi của chuồng trại và kích thích con vật lớn nhanh. Để khẳng định được hiệu quả của chế phẩm Milk feed, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên gà thịt Ross 308.

 

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

2. 1 Đối tượng và địa điểm

 

 Đối tượng: Gà thịt Ross 308. Chế phẩm Milk feed gồm có: Nhóm Lactobacillus: Pediococcus acidilactici, L. plantarum, L. acidophilus, Bacillus coagulans; nhóm nấm men: Saccharomyces boulardii và Saccharomyces cerevisiae; nhóm Bacillus: Bacillus pumilus, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis. Địa điểm: Trại Chăn nuôi gia cầm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

 

2. Phương pháp

 

 Thí nghiệm trên gà thịt Ross 308 từ 1- 42 ngày tuổi, nuôi chung trống mái trên nền đệm lót trong chuồng hở, tổng số gà thí nghiệm là 300 con được chia làm 2 lô, mỗi lô có 30 con nhắc lại 5 lần (30x5=150 con/lô). Các lô được đảm bảo đồng đều về các yếu tố thí nghiệm, chỉ khác nhau là: lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm Milk feed với liều lượng 0,2%. Thức ăn cho gà ở 2 lô thí nghiệm đều sử dụng loại thức ăn viên CP theo các giai đoạn tuổi của gà. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: tỷ lệ nuôi sống (%), khối lượng (g), tăng khối lượng (g/con/ ngày), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg/kg) và một số chỉ tiêu giết mổ. 2.3. Xử lý số liệu Bộ số liệu được xử lý theo Nguyễn Văn Thiện và ctv (2002) và phần mềm Minitab 18. 3.

 

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

 

 

3.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

 

 

 Kết thúc 6 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà lô đối chứng là 90,67%, còn của lô gà thí nghiệm là 92,00%. Tỷ lệ gà nuôi sống giữa hai lô khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, gà thịt Ross 308 có khả năng thích nghi tốt với môi trường và không chịu ảnh hưởng bởi chế phẩm Milk feed. Tỷ lệ nuôi sống này thấp hơn tỷ lệ nuôi sống của gà broiler lúc 42 ngày tuổi mà Sarangi và ctv (2016) đã công bố là 96,67-97,78%. Nguyễn Thu Quyên (2012) đã công bố là 94,67% (ở 49 ngày tuổi). Theo Awad và ctv (2009), bổ sung probiotic cho gà Ross 308 có tỷ lệ nuôi sống đến 42 ngày tuổi là 97%, cao hơn so với lô đối chứng và lô bổ sung chế phẩm synbiotic.

 

3. Sinh trưởng của gà thí nghiệm

 

 

 Lúc sơ sinh, khối lượng của gà ở hai lô sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết thúc lúc 6 tuần tuổi, khối lượng của gà lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 166,18g, tương ứng 6,83%. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

 

Khi bổ sung nấm men vào khẩu phần thì lô thí nghiệm tăng hơn lô đối chứng là 244g (Nawaz và ctv, 2016). Như vậy, hiệu quả chế phẩm chúng tôi thử nghiệm cho tăng khối lượng đến kết thúc thí nghiệm là thấp hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của các tác giả Timmerman và ctv (2006); Mountzouris và ctv (2007); Nikpiran và ctv (2013) khi bổ sung chế phẩm sinh học đã làm tăng khối lượng của gà. Tuy nhiên, Awad và ctv (2009) lại cho rằng bổ sung probiotic làm tăng khối lượng của gà không có ý nghĩa thống kê.

 

Từ giai đoạn 2-3 tuần tuổi trở đi, tăng khối lượng tuyệt đối của lô thí nghiệm luôn lớn hơn lô đối chứng. Trong đó, gà lô thí nghiệm đạt cao nhất ở 3-4 tuần tuổi là 89,44 g/con/ngày, còn gà lô đối chứng chỉ đạt cao nhất ở 4-5 tuần tuổi là 76,60 g/con/ngày.

 

Trong thí nghiệm của Xiaolu và ctv (2012) khi dùng chế phẩm Bacillus licheniformis thì gà có sinh trưởng tuyệt đối trung bình là 60,15; 62,96 và 65,29 g/con/ ngày. Tức là, tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn 2,81-5,14 g/con/ngày so với đối chứng, còn chế phẩm chúng tôi thử nghiệm làm tăng 6,06 g/con/ngày. Như vậy, tác động của các chế phẩm trên gà thịt trong hai thí nghiệm này là tương tự nhau và tốt hơn so với đối chứng.

 

  1. Tiêu tốn thức ăn

 

Để thấy được hiệu quả của chế phẩm Milk feed, chúng tôi đã tính tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của gà. Trong giai đoạn 1-3 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cộng dồn của lô gà thí nghiệm luôn lớn lô đối chứng. Tuy nhiên, từ 4 đến 6 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng trong tuần của lô gà thí nghiệm luôn thấp hơn so với đối chứng (Bảng 4). Điều đó cho thấy, chế phẩm có tác động tăng khả năng lợi dụng các dưỡng chất trong thức ăn nên gà ăn ổn định và tăng đều. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương dương kết quả nghiên cứu bổ sung probiotic vào khẩu phần cho gà broiler mà Nawaz và ctv (2016) công bố là 1,92-1,76 kg/kg; Liu và ctv (2012) công bố 1,81-1,72 kg/kg; Sarangi và ctv (2016) là 1,74 và lô ĐC là 1,72 kg/kg. Kết quả này cũng tương tự kết quả của Bai và ctv (2013).

 

Hình 4

 

3. Một số chỉ tiêu thân thịt

 

 Kết thúc 42 ngày thí nghiệm, chúng tôi đã giết 6 gà/lô (03 trống và 03 mái) để xác định một số chỉ tiêu phẩm chất thân thịt. Kết quả được trình bày tại bảng 5 cho thấy: ở cùng tính biệt thì tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt ức và thịt đùi cộng ức của lô gà thí nghiệm luôn lớn hơn đối chứng, nhưng tỷ lệ mỡ lại thấp hơn lô đối chứng. Cụ thể là, thân thịt của gà mái và gà trống ở lô thí nghiệm lớn hơn lô đối chứng tương ứng như sau: tỷ lệ thân thịt là 0,51 và 1,12%; tỷ lệ thịt đùi là 0,97 và 0,82%; tỷ lệ thịt ức là 0,47 và 2,33%; tỷ lệ thịt đùi cộng ức là 1,44 và 2,51%, tỷ lệ mỡ bụng của lô thí nghiệm thấp hơn là 0,04 và 0,25%. Theo Nawaz và ctv (2016) thì bổ sung nấm men vào khẩu phần làm giảm tỷ lệ mỡ bụng thấp hơn so với đối chứng.

 

Theo chúng tôi, chế phẩm Milk feed có tác động tốt đến sức khỏe đàn gà nên chúng vận động nhiều hơn, làm cho khối lượng cơ đùi cao hơn so với cơ ngực. Đồng thời, gà vận động nhiều hơn nên tích lũy mỡ bụng cũng ít hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt ức đều cao hơn kết quả nghiên cứu của Nawaz và ctv (2016) và tương đương với kết quả nghiên cứu của Sarangi và ctv (2016). Kết quả về tỷ lệ thân thịt trong thí nghiệm này cao hơn so với nghiên cứu của Narasimha và ctv (2013) tỷ lệ thân thịt dao động 63,67-66,67% ở gà Cobb lúc 42 ngày tuổi; cao hơn kết quả của Abdel và ctv (2011) báo cáo tỷ lệ thân thịt của gà Avian-48 đạt 64,45-70,67% ở 42 ngày tuổi. Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Chumpawwade và ctv (2008) cho rằng probiotic tác động đến năng suất thân thịt của gà nhưng không sai khác nhau có ý nghĩa thống kê.

 

4. KẾT LUẬN

 

 Chế phẩm Milk feed không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống và tiêu tốn thức ăn của đàn gà thí nghiệm, nhưng có tác động rõ rệt về tăng khối lượng và các chỉ tiêu phẩm chất thân thịt hơn so với đối chứng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 1. Abdel-Raheem S.M. and Abd-Allah S.M.S. (2011). Theeffect of single or combined dietary supplementation of mannanoligosacharide and probiotics on performance and slaughter characteristics of broilers.Int. J. Poult. Sci., 10(11): 854-62.

 

2. Awad W.A., K. Ghareeb, S. Abdel-Raheem and J. Böhm (2009). Effects of dietary inclusion of probiotic and synbiotic on growth performance, organ weights, and intestinal histomorphology of broiler chickens. Poul. Sci., 88:49-56. 3. Bai S.P., A.M. Wu, X.M. Ding, Y. Lei, J. Bai, K.Y. Zhang and J.S. Chio (2013). Effects of probiotic-supplemented diets on growth performance and intestinal immune characteristics of broiler chickens, Poul. Sci., 92: 663-70.

 

  1. Chumpawadee S., Chinrasri O., Somchan T., Ngamluan S. and Soychuta S. (2008). Effect of dietary inclusion of cassava yeast as probiotic source on growth performance, small intestine (ileum) morphology and carcass characteristic in broilers. Int. J. Poul. Sci., 7(3): 246-50.
  2.  

5. Dalloul R.A., H.S. Lillehoj T., A. Shellem and J.A. Doerr (2003). Enhanced mucosal immunity against Eimeria acervulina in broilers fed a Lactobacillus- based probiotic. Poul. Sci., 82: 62-66. 6. Lorenzoni A.G., S. Pasteiner, M. Mohni and F. Perazzo (2012). Probiotics: challenging the traditional modes of action. Iran. J. App. Anim. Sci., 2: 33- 37.

 

7. Menten J.F.M. (2002). Probióticos, prebióticos e aditivos fitogênicos na nutrição de aves. In: 2º Simpósio sobre Ingredientes na Alimentação Animal, Uberlândia, Minas Gerais. Brasil. Pp. 251-76.

 

  1. Mountzouris K.C., P. Tsirtsikos, E. Kalamara, S. Nitsch, G. Schatzmayr and K. Fegeros (2007). Evaluation of the efficacy of a probiotic containing lactobacillus, bifidobac-terium, enterococcus, and pediococcus strains in promoting broiler performance and modulating cecal microflora composition and metabolic activities. Poult. Sci., 86: 309-17.

 

 9. Narasimha J., Nagalakshmi D., Reddy M.Y.R. and Rao S.T.V. (2013). Synergistic effect of non starch polysaccharide enzymes, synbiotics and phytase on performance, nutrient utilization and gut health in broilers fed with sub-optimal energy diets. Vet. World, 6(10): 754-60.

 

10. Nawaz H., M. Abbas Irshad, Mubarak Ali and Ahsan -ul-Haq (2016). Effect of probiotics on growth performance, nutrient digestibility and carcass characteristics in broilers, J. Anim. & Plant Sci., 26(3): 599-04. 11. Nikpiran H., Taghavi M., Khodadadi A. and Athari S.S. (2013). Influence of probiotic and prebiotic on broiler chickens performance and immune status. J. Nov. App. Sci., 2(8): 256-59.

 

12. Nguyễn Thu Quyên (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng việc bổ sung phytaza vào khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường của gà thịt thương phẩm. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

 

13. Sarangi N.R., L.K. Babu, A. Kumar, C.R. Pradhan, P.K. Pati and J.P. Mishra (2016). Effect of dietary supplementation of prebiotic, probiotic, and synbiotic on growth performance and carcass characteristics of broiler chickens, Vet. World, 9(3): 313-19.

 

 14. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Duy Hoan (2002). Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 15. Timmerman H.M., A. Veldman, E. van den Elsen, F.M. Rombouts and A.C. Beynen (2006). Mortality and growth performance of broilers given drinking water supplemented with chicken-specific probiotics. Poult. Sci., 85: 1383-88.

 

16. Xiaolu Liu, Hai Yan, Le Lv, Qianqian Xu, Chunhua Yin, Keyi Zhang, Pei Wang and Jiye Hu (2012). Growth Performance and Meat Quality of Broiler Chickens Supplemented with Bacillus licheniformis in Drinking Water, Asian-Aust. J. Anim. Sci., 25(5): 682-89.

 

 

 

 

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập