Ảnh hưởng khẩu phần tận dụng nguồn phụ phẩm địa phương và phương pháp gia nhiệt lên tăng trưởng và s

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Ảnh hưởng khẩu phần tận dụng nguồn phụ phẩm địa phương và phương pháp gia nhiệt lên tăng trưởng và sức khỏe của bò lai BBB
Ngày đăng bài - 9/20/2021 12:00:00 AM
Ảnh hưởng khẩu phần tận dụng nguồn phụ phẩm địa phương và phương pháp gia nhiệt lên tăng trưởng và sức khỏe của bò lai BBB

Nguyễn Văn Lanh1 , Đinh Đức Tân1 , Tất Tân Hy1 , Nguyễn Thanh Hải1 và Ngô Hồng Phượng1*

 Ngày nhận bài báo: 30/04/2021 - Ngày nhận bài phản biện: 30/05/2021 Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 04/06/2021

 

1 Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: TS. Ngô Hồng Phượng, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm TP HCM. Điện thoại: 0946721010; Email: phuong.ngohong@hcmuaf.edu.vn

 

TÓM TẮT

 

Thí nghiệm thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tận dụng phụ phẩm nông nghiệp địa phương và ứng dụng phương pháp gia nhiệt trong chăn nuôi bò thịt lai BBB (Blanc Bleu Belge), tại tỉnh Lâm Đồng từ tháng 6/2020 đến 07/2020. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố trên 15 bò lai BBB 18 tháng tuổi chia 3 nghiệm thức (NT): NT1: đối chứng với bò được nuôi bằng khẩu phần thức ăn (KPTA) căn bản của trại dạng không gia nhiệt, NT2: thí nghiệm với bò nuôi bằng KPTA sử dụng phụ phẩm nông nghiệp không gia nhiệt và NT3: thí nghiệm với bò nuôi bằng KPTA sử dụng phụ phẩm nông nghiệp kết hợp gia nhiệt. Kết quả cho thấy khối lượng cuối kỳ cao nhất ở NT3 (429,4 kg/bò), kế đến là NT2 (422,2 kg/bò) và thấp nhất là NT1 (417,2 kg/ bò) (P0<05).

Tăng khối lượng trung bình ngày cao nhất ở NT3 (1,33 kg/ngày), kế đến NT2 (1,13 kg/ngày) và thấp nhất ở NT1 (0,93 kg/ngày), P<0,05. . Hệ số chuyển hóa thức ăn đã cải thiện đáng kể, lần lượt NT1, 2 và 3 là 8,03; 6,23 và 5,52 (P<0,05). Trong thời gian thí nghiệm, tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa ở NT2 cao hơn so với NT1 và NT3 (P<0,05).

Từ khóa: Bò lai BBB, khẩu phần, phụ phẩm nông nghiệp, gia nhiệt, tăng trưởng.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

 Chăn nuôi bò thịt quy mô nông hộ ngày càng được mở rộng ở một số vùng miền tại Việt Nam, số lượng 1-2 con/hộ chăn nuôi đã tăng lên khoảng 5-20 con/hộ chăn nuôi. Đặc biệt, xu hướng chăn nuôi bò lai BBB (Blanc Blue Belge) hướng thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng với đàn bò liên tục tăng trong các năm gần đây. Số lượng đầu bò cả nước năm 2019 là 5,62 triệu con, năm 2020 số lượng bò đạt 5,87 triệu con, tăng 4,2% với năm 2019, tăng 33,7% so với năm 2001 với số lượng bò là 3,89 triệu (Thống kê chăn nuôi, 2001, 2019, 2020). Tuy nhiên, hiện nay nguồn thức ăn thô xanh đang thiếu do đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp trong khi phụ phẩm nông nghiệp thì chưa được tận dụng để làm nguồn thức ăn chăn nuôi bò.

 

Ước tính sản lượng phụ phẩm nông công nghiệp khoảng 37 triệu tấn/ năm trong đó rơm 32 triệu tấn; ngọn lá mía 3 triệu tấn; thân ngô 0,6 triệu tấn; khoai lang 0,2 triệu tấn; ngoài ra còn một số phủ phẩm khác như rỉ mật, bí, bã dứa, bã sắn, bã đậu, … (Vũ Duy Giảng và ctv, 2008). Theo Trương La (2010), sản lượng phụ phẩm nông công nghiệp khoảng 47 triệu tấn nhưng sử dụng với mục đích làm thức ăn chăn nuôi còn thấp chỉ 18%.

 

Về mặt dinh dưỡng, các phụ phẩm trên là nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao và giá thành thấp. Tuy nhiên, giới hạn về việc tổ hợp khẩu phần thức ăn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp kém hiệu quả. Việc cho ăn từng loại thức ăn đơn lẻ làm mất cân đối khẩu phẩn, dẫn đến xáo trộn đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi. Mặt khác, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhân (2008), tỷ lệ phụ phẩm chế biến trong chăn nuôi rất thấp, có đến 60% phụ phẩm nông công nghiệp chưa được tận dụng tối đa. Một số vùng, người dân đã biết nấu chín các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò đã cho kết quả bò tăng trọng tốt, tuy nhiên chưa có nghiên cứu chính thức nào về phương pháp nấu chín, tổ hợp khẩu phần phù hợp và sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng tăng trọng, sức khỏe và hiệu quả kinh tế khi áp dụng phương pháp này.

 

Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu tổ hợp khẩu phần tận dụng phụ phẩm địa phương với phương pháp gia nhiệt có thể ứng dụng rộng rãi tại các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ ở nước ta. Từ các vấn đề cấp thiết trên chúng tôi tiến hành thực hiện một nghiên cứu thực tế với mục đích sau: Đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng khẩu phần tận dụng phụ phẩm địa phương lên tăng trưởng và sức khỏe trong chăn nuôi vỗ béo đàn bò lai BBB.

 

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

2.1. Thời gian và địa điểm

 

Nghiên cứu đã được tiến hành từ tháng 6/2020 đến tháng 7/2020 tại trại bò Trung Hà thuộc xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. 2.2. Phương pháp Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố trên 15 bò lai BBB 18 tháng tuổi và chia làm 3 nghiệm thức (NT): NT1 là đối chứng (ĐC): sử dụng khẩu phần thức ăn (KPTA) căn bản của trại (dạng không gia nhiệt), NT2: sử dụng KPTA phụ phẩm nông nghiệp (PPNN) không gia nhiệt và NT3: sử dụng KPTA PPNN có gia nhiệt. Tất cả các bò đều được nuôi với điều kiện như nhau tại trại và được tiêm phòng bệnh theo quy trình vaccin của trại (bò được tiêm FMD và Tụ huyết trùng trước khi làm thí nghiệm, định kỳ 6 tháng 1 lần).

 

Bò thí nghiệm được uống nước tự do theo nhu cầu. Máng ăn và uống được vệ sinh hàng ngày. Bò được cho ăn thức ăn tinh 2 lần vào (8 và 15 giờ) kết hợp với cỏ Voi. Buổi tối, bò được cho ăn thêm rơm theo đúng khẩu phần. Thành phần dinh dưỡng tính theo vật chất khô (VCK).

 

2.3. Chỉ tiêu theo dõi Khối lượng: Bò được cân cá thể lúc bắt đầu (đầu kỳ), 15 ngày (giữa kỳ), 30 ngày (cuối kỳ) bằng cân điện tử (OIML, KEDA, Quảng Đông, Trung Quốc) vào lúc sáng sớm trước cho ăn.

Lượng TA ăn vào (kg) = tổng lượng TA cho ăn - lượng TA thừa Vật chất khô ăn vào = (lượng TA cho ăn x tỷ lệ VCK của TA cho ăn) - (lượng TA thừa x tỷ lệ VCK của TA thừa). Khối lượng tăng toàn kỳ (kg) = KL cuối thí nghiệm - KL đầu thí nghiệm Tăng khối lượng trung bình ngày (TKL) = KL tăng toàn kỳ/Tổng số ngày nuôi. Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) = (VCK thức ăn thô + VCK thức ăn tinh)/TKL). Hiệu quả kinh tế (VNĐ) = tổng thu nhập KL tăng toàn kỳ - tổng chi toàn kỳ nuôi bò Tỷ lệ ngày bò bệnh tiêu hóa (%) = (Số ngày bò bệnh trong thời gian thí nghiệm/Tổng số ngày thực hiện thí nghiệm) x 100. Quan sát, ghi nhận tình trạng sức khỏe đường tiêu hóa của đàn bò 2 lần/ngày sau giờ cho ăn (8:00-9:00 sáng và 15:00-16:00 chiều) và thống kê trên Excel trong suốt thời gian thí nghiệm. Một số triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như bỏ ăn, ăn kém, nhu động yếu, tiêu chảy, bụng to đầy hơi, thở khó, tần số hô hấp tăng và thè lưỡi. 2.4. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab (version 16.2) bằng phân tích ANOVA và ANCOVA cho thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố. Các giá trị trung bình được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey và các tỷ lệ được so sánh bằng X2 hoặc chính xác Fisher. Sự khác biệt giữa các NT có ý nghĩa khi P≤0,05. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Lượng thức ăn thu nhận Tổng cỏ Voi tiêu thụ cao nhất ở NT1 (92,21kg VCK), kế tiếp là NT3 (50,21kg VCK), thấp nhất là NT2 (49,12kg VCK) (P≤0,05).

 

2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

 

2. 3.1. Lượng thức ăn thu nhận

 

Tổng cỏ Voi tiêu thụ cao nhất ở NT1 (92,21kg VCK), kế tiếp là NT3 (50,21kg VCK), thấp nhất là NT2 (49,12kg VCK) (P<0,05). Kết quả đạt được trong thí nghiệm khá phù hợp với khuynh hướng được ghi nhận trong thí nghiệm của Dương Nguyên Khang và ctv (2015). Kết quả này cho thấy, với nguồn phụ phẩm cung cấp cho NT thí nghiệm chứa từ 15% chất bột đường dễ tiêu hóa trên tổng VCK ăn vào sẽ làm giảm thức ăn thô (Nguyễn Xuân Trạch, 2004). Việc tận dụng khẩu phần phụ phẩm đã giúp làm tăng tỷ lệ thu nhận thức ăn tinh, giảm lượng cỏ Voi tiêu thụ, giải quyết được tình trạng thiếu thức ăn thô và tận dụng nguồn phụ phẩm lãng phí thải ra môi trường. Lượng VCK ăn vào cao nhất là NT1, kế tiếp là NT3, thấp nhất là NT2 lần lượt là 7,41; 7,30 và 7,05kg VCK/con/ngày (P<0,05), tương đương 1,91; 1,88 và 1,81% khối lượng cơ thể tính trên 100kg (P<0,05) Kết quả này thấp hơn tiêu chuẩn của Kearl (1982). Tính trên 100kg khối lượng bò thì lượng VCK ăn vào là 2,5 kg/ con/ngày (Viện Chăn nuôi, 2001). Điều này được lý giải khi tăng mật độ năng lượng trao đổi khẩu phần từ 2.507 kcal/kg VCK lên 2.627 kcal/kg VCK đã làm giảm rõ rệt lượng VCK thu nhận (Nguyễn Ngọc Kiên và ctv, 2020). Lượng ăn vào của bò trong khảo sát của chúng tôi cao hơn nghiên cứu Nguyễn Văn Chánh và ctv (2021), lượng chất khô tiêu thụ đạt 7,03kg VCK/con/ngày. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Cù Thị Thiên Thu và ctv (2020), lượng chất khô tiêu thụ đạt 10,5kg VCK/con/ngày. Như vậy, việc tận dụng phụ phẩm đã làm giảm lượng VCK tiêu thụ hằng ngày (Nguyễn Văn Chánh và ctv, 2021). Việc áp dụng phương pháp gia nhiệt đối với khẩu phần tận dụng phụ phẩm cũng ảnh hưởng đến VCK ăn vào, làm cho lượng VCK ăn vào có khuynh hướng tăng.

3.2. Khối lượng tăng và hệ số chuyển hóa thức ăn Khối lượng trung bình bắt đầu giữa các NT là tương đương nhau với trung bình là 389kg (P<0,05), Đến cuối kỳ thí nghiệm, khối lượng trung bình ở NT3 là cao nhất (429,4kg), kế đến NT2 (422,1kg) và thấp nhất ở NT1 (417,3kg) (P<0,05) Khối lượng tăng toàn kỳ (30 ngày thí nghiệm) của bò lai BBB vỗ béo cao nhất ở NT3, kế đến NT2 và thấp nhất ở NT1 lần lượt 39,8; 32,6 và 27,8kg (P<0,05) tương tự với tăng khối lượng hằng ngày (TKL) là 1,33; 1,13 và 0,93 kg/con/ngày (P<0,05) Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) đã cải thiện đáng kể lần lượt NT1, NT2 và NT3 là 8,03; 6,23 và 5,52kg VCK (P<0,05). Kết quả này thấp hơn giá trị 9,25-9,72kg VCK của Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn (2011); 9,51kg VCK ở nghiên cứu của Cù Thị Thiên Thu và ctv (2020).

Xét về mức năng lượng và đạm thô, theo Đoàn Đức Vũ và ctv (2018) khi TKL đạt 1,34 kg/con/ngày với khẩu phần có hàm lượng đạm thô 10,9% và 2.130 kcal/kg cho HSCHTA ở mức 8,8kg VCK. Còn theo thí nghiệm Nguyễn Ngọc Kiên và ctv (2020) với khẩu phần có đạm thô 11,5% và 2.507 kcal/kg cho tăng khối lượng bình quân đạt 1,39 kg/con/ngày. Giorgio Marchesini và ctv (2018) thí nghiệm trên bò Charolais ở giai đoạn vỗ béo TKL là 1,28 kg/con/ngày, thấp hơn NT3 sử dụng thức ăn chế biến bằng nhiệt. Theo nhiều tài liệu ghi nhận rằng quy trình xử lý nhiệt là một trong những biện pháp làm giảm lượng đạm thức ăn bị phân giải trong dạ cỏ (Waltz và Stern, 1989; Schwab, 1995), đối với các giống bò chuyên thịt (BBB) cần một lượng đạm thô chất lượng cao từ khẩu phần hơn là chỉ có đạm thô từ vi sinh vật dạ cỏ (Leng, 1991). Qua đó, thể hiện phương pháp gia nhiệt để chế biến thức ăn để phù hợp với giai đoạn tăng trưởng sẽ mang lại hiệu quả tăng trọng cao, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò (nhất là về khía cạnh đạm thô).

 3.3. Hiệu quả kinh tế

Kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế được trình bày ở bảng 7 cho thấy chi phí thức ăn, tổng thu nhập và hiệu quả kinh tế có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P <0,05). Lợi nhuận cao nhất ở NT3 là 42.893 (VNĐ/con/ngày) và thấp nhất ở NT1 là 21.800 (VNĐ/con/ngày).

 

3.4. Sức khỏe đàn bò trong thời gian thí nghiệm

 

Sự khác biệt về khẩu phần và phương pháp chế biến đã ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của các bò thí nghiệm thông qua sự khác biệt về tỷ lệ bệnh tiêu hóa (BTH) và số ngày bò bị bệnh (P<0,05) Trong thời gian thí nghiệm, các cá thể ở NT2 đều xuất hiện vấn đề bệnh đường tiêu hóa (100%) với 2 cá thể có triệu chứng nghi ngờ axít dạ cỏ (biểu hiện bỏ ăn thức ăn tinh, thở nhanh hơn, nhu động dạ cỏ giảm). Ở tuần cuối thí nghiệm, NT1 và NT3 xuất hiện 1 ca bệnh đường tiêu hóa (kém ăn, bỏ ăn, tiêu chảy) và kéo dài trong 3 ngày (P<0,05) Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho bò ăn khẩu phần thức ăn tinh cao làm giảm sự đồng đều và đa dạng của hệ vi sinh vật trong các ống tiêu hóa (Petri và ctv, 2012; Mao và ctv, 2013; Li và ctv, 2016). Đồng thời, chuyển đổi những vi sinh vật này thành một trạng thái kém chức năng hơn (Levine và D’antonio, 1999). Những con bò chưa được thích nghi với chế độ ăn nhiều thức ăn tinh sẽ dễ có biểu hiện axít dạ cỏ (Owens và Goetsch, 1988). Bên cạnh đó, việc không xuất hiện dấu hiệu bệnh axít dạ cỏ trên NT có KPTA tinh cao như ở NT3 cho thấy khả năng áp dụng gia nhiệt trong chế biến thức ăn phù hợp với giai đoạn giao mùa, giai đoạn vỗ béo bò

 

4. KẾT LUẬN

 

Sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp địa phương kết hợp với phương pháp gia nhiệt trong chế biến thức ăn cho bò lai BBB giai đoạn vỗ béo đã mang lại hiệu quả cao với tăng trọng tốt và đảm bảo tình trạng sức khỏe đường tiêu hóa, đồng thời giảm lượng cỏ ăn vào.

 

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. AMINODAT 5.0 (2016). By Evonik nutrition.

 

  1. Nguyễn Văn Chánh, Đỗ Văn Long và Nguyễn Thanh Hải (2021). Hiệu quả sử dụng phụ phẩm thay thế hoàn toàn cỏ trong chăn nuôi bê lai chuyên thịt cao sản giai đoạn vỗ béo từ 9 đến 12 tháng tuổi, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 263: 52-57.

 

3. Chăn nuôi Việt Nam (2001,2019,2020). Thống kê chăn nuôi chi tiết 01.10.2001, 01.10.2019 01.10.2020.

 

4. Dương Duy Cường, Dương Nguyên Khang và Chu Mạnh Thắng (2015). Ảnh hưởng của thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần lên tăng trọng và sinh khí mê-tan trên bò Sindhi giai đoạn tăng trưởng, Hội nghị khoa học Chăn nuôi-Thú y, 201(19): 285-92.

 

5. Charles G. Schwab (1995). Protected proteins and amino acids for ruminants, Biotechnology in Anim. Feeds & Anim. Feeding, Pp. 115-41. 6. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bá, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương và Nguyễn Hữu Văn (2008). Dinh dưỡng và thức ăn cho bò, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội.

 

7. Giorgio Marchesini, Martina Cortese, Davide Mottaran, Rebecca Ricci, Lorenzo Serva, Barbara Contiero, Severino Segato and Igino Andrighetto (2018). Effects of axial and ceiling fans on environmental conditions, performance and rumination in beef cattle during the early fattening period, Liv. Sci., 214: 225-30.

 

 8. Kearl L.C. (1982). Nutrient Requirements of Ruminants in Developing Countries. International Feed tuffs Institute. Utah Agricultural Experiment Station. Utah State Un iversity, Logan, USA.

 

9. Nguyễn Ngọc Kiên, Lê Việt Phương, Bùi Quang Tuấn và Nguyễn Thị Tuyết Lê (2018). Mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần ăn hơn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò lai F1 (BBB x Lai Sind), Tạp chí KHCN Chăn nuôi, 89: 46-47. 10. PC DAIRY Viet Nam (2016). 1990-2016. Ban giám đốc đại học California.

11. Truong La (2010). Sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lak, Luận án tiến sĩ, Bộ nông nghiệp và PTNT, Viện Chăn nuôi, Hà Nội.

12. Levine J.M. and C.M. D’Antonio (1999). Elton revisited: A review of evidence linking diversity and invasibility, Oikos, 87(1): 15-26. 13. Leng R.A. (1991). Feeding strategies for improving milk production of dairy animals managed by small-farmers in the tropics, In Feeding dairy cows in the tropics. FAO Anim. Pro. & Health, 86: 82-04. 14. Li S., I. Yoon, M. Scott, E. Khafipour and J.C. Plaizier (2016). Impact of Saccharomyces cerevisiae fermentation product and subacute ruminal acidosis on production, inflammation, and fermentation in the rumen and hindgut of dairy cows, Anim. Feed Sci. Tech., 211: 50-60. 15. Mao S., R. Zhang, D. Wang and W. Zhu (2013). Impact of subacute ruminal acidosis (SARA) adaptation on rumen microbiota in dairy cattle using pyrosequencing, Anaerobe, 24: 12-19.

16. Nguyễn Thị Hồng Nhân (2008). Một số phương pháp chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi trâu bò ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Chăn nuôi, 2(12): 31-33.

 

17. Owens F.N. and A.L. Goetsch (1988). Ruminal fermentation, Rum. Anim. Dig. Phy. Nut., Pp. 145-71.

 

18. Petri R., R. Forster, W. Yang, J. McKinnon and T. McAllister (2012). Characterization of rumen bacterial diversity and fermentation parameters in concentrate fed cattle with and without forage, J. App. Mic., 6(112): 1152- 62.

19. Cù Thị Thiên Thu, Đặng Thái Hải và Bùi Quang Tuấn (2020). Nghiên cứu xây dựng công thức phối trộn khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò lai (BBBxLS) sinh trưởng giai đoạn 13-18 tháng tuổi, Tạp chí KHCN Chăn nuôi, 117: 13-20.

 

 20. Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn (2011). Sử dụng cây cao lương trong chăn nuôi bò thịt, Tạp chí Khoa học và Phát triển, ĐHNN1 Hà Nội, 9(4): 608-14.

 

21. Nguyễn Xuân Trạch (2004). Sử dụng phụ phẩm nuôi động vật nhai lại, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Viện Chăn nuôi (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nôi.

 

23. Đoàn Đức Vũ (2020). Tổng hợp kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2016-2020 của phân viện chăn nuôi Nam Bộ, Tạp chí KHCN Chăn nuôi, 117: 2-10. 24. Waltz D.M., Stern M.D. and Illg D.J. (1989). Effect of ruminal protein degradation of blood meal and feather meal on the intestinal amino acid supply to lactating cows. J. Dairy Sci., 72: 1509-18.

Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 7.2021

 

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập