Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm trên 50% giá trị ngành chăn nuôi

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm trên 50% giá trị ngành chăn nuôi
Ngày đăng bài - 6/14/2021 12:00:00 AM
Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm trên 50% giá trị ngành chăn nuôi

[Hội Chăn nuôi Việt Nam] - Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi, các doanh nghiệp chiếm 47-48%, còn chăn nuôi nông hộ chiếm 50-52%.


Tại hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2015-2020 và đề xuất giai đoạn 2021-2025 của Bộ NN&PTNT (sau đây gọi tắt là Quyết định 50) diễn ra ngày 11/6/2021, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, chăn nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nông nghiệp và chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm vị trí chưa thế thay thế với ngành chăn nuôi.

 

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: Hà Ngân)

 

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thực hiện Quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, tuyệt đại đa số các tỉnh, thành đã triển khai đề án cho thấy đây là chính sách đúng, trúng, sức lan tỏa rất lớn.


Với tỉ lệ trên 50%, tương lai chăn nuôi nông hộ vẫn là xung lực quan trọng thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; tạo công ăn việc làm ổn định khu vực nông thôn, giữ vững ổn định kinh tế, chính trị cho đất nước.


Tuy nhiên, chăn nuôi nông hộ giai đoạn tới theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cần có sự thay đổi phù hợp với quy luật và xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Đó là liên kết sản xuất theo chuỗi, liên kết thành hợp tác xã kiểu mới, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nhiệp tuần hoàn theo hướng bền vững, đặc biệt phải truy suất được nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi nông hộ.

 

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ chuyển đổi số và khoa học công nghệ để hướng đến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

 

“Chăn nuôi nông hộ giai đoạn tới cần phải sản xuất chuyên nghiệp hơn theo hướng hàng hóa. Chăn nuôi nông hộ nên hướng đến các sản phẩm đặc bản, bản địa theo hướng bền vững, hiệu quả cao. Cần phân loại thành 3 trục sản phẩm chăn nuôi, bao gồm quốc gia, vùng và OCOP. Những sản phẩm năng suất cao quy hoạch sản phẩm quốc gia. Sản phẩm con lai định hướng phát triển vùng và đặc sản, đặc hữu để xây dựng sản phẩm OCOP với chỉ dẫn địa lí, quy trình đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, chăn nuôi nông hộ cũng cần phải đảm bảo yếu tố môi trường” Thứ trưởng Phùng Đức Tiến định hướng.

 

TS Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Hà Ngân)

 

Phát biểu tại hội nghị, TS Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam khẳng định không thể bỏ chăn nuôi nông hộ được, vì đó văn hóa của người Việt, cũng như phục vụ cho chăn nuôi đặc sản, hữu cơ; cùng với chăn nuôi công nghiệp đảm bảo cung cầu thị trường; và cũng là sinh kế của hàng triệu người và gia đình họ. Nhưng thời gian tới, chăn nuôi sẽ tồn tại như thế nào, không thể quá èo uột và kém vai trò trong thời gian qua. Chúng ta cũng cần xác định rằng, chăn nuôi nông hộ phải tồn song song với chăn nuôi công nghiệp, nhưng cần phải gắn với thị trường, áp dụng quy trình công nghệ vào sản xuất và tăng cường liên kết với nhau...


TS Đoàn Xuân Trúc cho rằng, chúng ta đang hội nhập kinh tế mạnh mẽ khi đã kí 15 hiệp định thương mại tự do, 14 hiệp định có hiệu lực. Tương lai Việt Nam tham gia 17 hiệp định, tất cả đều có tác động chăn nuôi, đặc biệt CPTPP và EVFTA. Chăn nuôi nông hộ bị sức ép nhiều nhất khi tham gia các hiệp định này. Rõ ràng là chúng ta cần có chính sách để chăn nuôi nông hộ trụ vững được trước làn sóng sóng hội nhập.


Hội Chăn nuôi Việt Nam hoan nghênh, đồng tình với với Quyết định 50 của Chính phủ. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, thay vì kéo dài chính sách đề nghị xây dựng nghị định nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Cùng với đó, nên hỗ trợ chuyển đổi nghề cho những nông hộ không thể trụ vững được với nghề chăn nuôi.


Theo Cục Chăn nuôi, theo báo cáo của các địa phương, cả 63 tỉnh, thành đã xây dựng và ban hành hướng dẫn triển khai QĐ 50 theo 02 hình thức văn bản hướng dẫn riêng hoặc lồng ghép với các chính sách khác, cụ thể:

 

Có 48/63 (chiếm 76,1%) tỉnh, thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn riêng để triển khai thực hiện QĐ 50; có 15/63 (chiếm 23,85) tỉnh không ban hành chính sách riêng hướng dẫn thực hiện QĐ 50 mà thực hiện lồng ghép vào các chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi chung của địa…

 

Mặc dù các tỉnh đều có văn bản hướng dẫn nhưng đến nay còn 4 tỉnh: Ninh Bình chưa triển khai; Lạng Sơn do các hộ đăng ký hạn chế; Lai Châu, Đắc Nông do chưa cân đối được ngân sách hỗ trợ. Tổng kinh phí hỗ trợ cho nông hộ chăn nuôi trên toàn quốc là 832,781 tỷ đồng.

 

Thực hiện chính sách theo QĐ 50 đã tác động tích cực đến phát triển chăn nuôi cũng như thay đổi thu nhập của các hộ chăn nuôi tăng 5-10%. Với nguồn kinh phí không lớn nhưng Chính sách đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp cho an sinh xã hội, thông qua chương trình đã cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn, trâu, bò bằng việc hỗ trợ miễn phí tinh bò đực giống chất lượng cao, hỗ trợ tinh lợn chất lượng cao nhằm cải tạo đàn giống trên địa bàn, nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn thương phẩm cung cấp cho thị trường; hỗ trợ các công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi (Biogas và đệm lót sinh học….) đã làm thay đổi nhận thức của người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn, cải tạo môi trường chăn nuôi vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra chất đốt phục vụ cho chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

 

Hà Ngân

Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách cũng có nhiều khó khăn, cụ thể, QĐ 50 có hiệu lực từ 01/1/2015 nhưng đến 23/12/2015 Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 205/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính cho QĐ 50, nên năm 2015 các tỉnh chưa thể thực hiện được. Phương thức hỗ trợ chính sách theo QĐ 50 là hỗ trợ sau đầu tư: người chăn nuôi nhỏ lẻ, đặc biệt là người dân tộc thiểu số chưa quen với phương thức này. Mặt khác, địa bàn vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu kinh phí đối ứng để thực hiện đầu tư mua con giống trước, nhận hỗ trợ sau.  Một số địa phương chưa chủ động được Ngân sách địa phương, còn khó khăn khi chờ nguồn kinh phí từ Ngân sách trung ương để triển khai thực hiện QĐ 50. Đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ mua con giống là các nông hộ ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thu nhập thấp nên các hộ nông dân chưa chú trọng đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới để phát triển chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi. Một số địa phương còn khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp con giống, tinh, vật tư kỹ thuật vì còn nhiều tiêu chí qui định cho các đơn vị cung cấp con giống, vật tư kỹ thuật.  
 

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập