Đánh giá rủi ro môi trường mới của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Đánh giá rủi ro môi trường mới của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Ngày đăng bài - 9/24/2018 12:00:00 AM
Đánh giá rủi ro môi trường mới của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Các nhà khoa học tại trường Đại học Leuphana Lüneburg đã đưa ra một quy trình dự đoán đơn giản dựa vào sàng lọc rủi ro môi trường ở khu vực cụ thể gây ra bởi thuốc kháng sinh trong hoạt động thú y (VA). Quy trình này được gọi là Cách sử dụng Sàng lọc tiếp xúc dựa trên mẫu (Pattern-based Exposure Screening – UPES) tận dụng các mô hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.


Bằng cách cải thiện mục tiêu, nó cho phép xác định các chất kháng sinh có vấn đề đặc biệt. Nó cũng cho phép thực hiện các thử nghiệm tiên tiến hơn trong dự báo nguy cơ, ví dụ như với sự hỗ trợ của các phân tích về đất và nước. Các nhà nghiên cứu của Lüneburg là Giáo sư, Tiến sĩ Klaus Kümmerer, Jakob Menz và Tiến sĩ Mandy Schneider mới đây đã công bố quy trình này cùng với một nghiên cứu tình huống có liên quan tới ô nhiễm môi trường tiềm ẩn của thuốc kháng sinh trong công tác thú y ở tây bắc nước Đức trên tạp chí Chemosphere.

 

Hình ảnh minh họa

 

UPES tập hợp dữ liệu từ các nghiên cứu hiện tại về số lượng và tần số của các loại thuốc kháng sinh khác nhau điều trị cho các loài vật nuôi. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã mô phỏng các mô hình tiêu thụ, trong đó cung cấp thông tin về nồng độ của thuốc kháng sinh được tìm thấy trong bùn. Khởi nguồn từ phân chuồng được sử dụng như phân bón trên đồng ruộng, sau đó có thể rút ra kết luận về tác động môi trường dự báo của các chất kháng sinh đơn lẻ trong một khu vực nhất định. Các chất đặt ra một nguy cơ cao đặc biệt đối với môi trường bởi sự tàn phá tương đối lớn và thường xuyên của chúng, có thể được lọc ra và được khảo sát trong các nghiên cứu tiếp theo. Vì vậy, rủi ro tiềm ẩn đối với con người và môi trường có thể được xác định trước khi chúng xảy ra và được đánh giá chặt chẽ hơn.

 

Trong nghiên cứu của họ về khu vực tây bắc nước Đức, các nhà nghiên cứu đã dựa trên hai nghiên cứu được thực hiện trong năm 2007 và 2011 của Văn phòng bang Lower Saxony về Bảo vệ người tiêu dùng và an toàn thực phẩm (LAVES) và Viện Đánh giá rủi ro Liên bang (BFR) về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

 

Cơ quan Môi trường Liên bang ước tính thuốc kháng sinh được dùng trong ngành thú y gấp 2-3 lần so với thuốc sử dụng cho con người. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong ngành thú y tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho nhân loại và môi trường. Chăn nuôi thải ra một phần khá lớn các hoạt chất chưa được xử lý. Thông qua việc sử dụng phân chuồng lỏng hoặc chăn thả gia súc, các dược chất sẽ xâm nhập vào đất, nước bề mặt và nước ngầm. Điều này có thể dẫn đến sự lan tràn của hiện tượng kháng kháng sinh, chẳng hạn như dưới dạng tác nhân gây bệnh đa kháng thuốc (MRE). Nó cũng có thể phá hủy các quần thể vi sinh vật tự nhiên. Trong đất bị nhiễm nặng, sau này có thể góp phần vào hiện tượng giảm độ phì của đất.

 

Trong một thời gian dài, sự sẵn có của các dữ liệu về số lượng thuốc kháng sinh thực tế dùng trong chăn nuôi đã được hạn chế. Chỉ đến năm 2014, các doanh nghiệp chăn nuôi lấy thịt phải thường xuyên báo cáo cho các cấp có thẩm quyền về chất lượng và số lượng của các kháng sinh họ quản lý. Bằng cách cải thiện cơ sở dữ liệu, quy trình UPES trong tương lai có thể giúp thực hiện đánh giá rủi ro chi tiết và được thực hiện ở các khu vực khác của Đức. Hơn nữa, UPES có thể dễ dàng kết hợp với các mô hình tiến xa hơn nữa, cũng sẽ đơn giản hóa đáng kể dự báo về đầu vào của thuốc kháng sinh trong nước. Các nhà khoa học của Leuphana đã thực hiện ứng dụng tiên tiến này trong một dự án hợp tác với Bộ Bảo vệ khí hậu, môi trường, nông nghiệp, bảo tồn và bảo vệ người tiêu dùng của Bắc Rhine-Westphalia. Dự án này hướng tới mục tiêu giảm ô nhiễm nước mặt do các loại thuốc thú y một cách bền vững ở lưu vực Haltern Reservoir.

 

Biên dịch: K.P. (Theo Sciencedaily)
Nguồn: Bộ NN&PTNT

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập