Dịch bệnh tả heo châu Phi: Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh

hội chăn nuôi thú y tỉnh tiền giang, mebipha, Hoa lâm

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Dịch bệnh tả heo châu Phi: Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh
Ngày đăng bài - 1/29/2021 12:00:00 AM
Dịch bệnh tả heo châu Phi: Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh

[Hội Chăn nuôi Việt Nam] - Đó là tên hội thảo do Hội Chăn nuôi Thú y Tiền Giang và trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh phối tổ chức ngày 22/1/2021.

 

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo: Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang – ông Nguyễn Minh Thuần – Chủ tịch Hội; Hội Chăn nuôi Việt Nam: TS Nguyễn Quốc Đạt – Phó Chủ tịch Hội, trưởng đại diện VP phía Nam và ông Chung Kim – Ủy viên Thường vụ; KHoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh – PGS TS Lê Thanh Hiền – Phó trưởng Khoa; Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang – TS Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng; công ty Mebipha, công ty Hoa Lâm và đại diện các trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện thị, người chăn nuôi và các doanh nghiệp ngành chăn nuôi, thú y khác…

 

Đông đảo các đại biểu tham dự Hội thảo

 

Theo đó, năm 2020, cả nước đã xảy ra 1.630 ổ dịch bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) tại 50 tỉnh, thành phố; tổng số heo tiêu hủy là hơn 87.000 con (bằng 1,5% so với năm 2019) với trọng lượng khoảng 4.390 tấn.

 

Tuy nhiên, ASF chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vì không đảm bảo được điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Cùng với đó, dịp cuối năm, việc buôn bán, vận chuyển heo, sản phẩm heo gia tăng phục vụ nhu cầu cuối năm. Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, diễn biến phức tạp, cực đoan, mưa nhiều, rét đậm, rét hại…

 

Ngoài ra, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong việc phát triển vắc xin phòng bệnh dịch tả heo châu Phi. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, hội thảo “Dịch bệnh tả heo châu Phi: Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh”  là cơ hội để các trang trại, nhà chăn nuôi hiểu rõ và sẵn sàng bước qua giai đoạn mới, hướng đến ngành chăn nuôi heo bền vững.

 

Tại hội thảo, PGS TS Lê Thanh Hiền – Phó Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y trong bài trình bày của mình với chủ đề: “Đánh giá nguy cơ và ứng dụng trong phòng bệnh dịch tả heo châu Phi” đã nhấn mạnh: An toàn sinh học (ATSH) là một trong những biện pháp phòng bệnh sẽ góp phần mang lại những đàn khỏe mạnh và năng suất cao, nếu người chăn nuôi thực hiện tốt. Và để bảo vệ đàn heo khỏi dịch bệnh, cần đảm bảo an toàn sinh học và nâng cao sức đề kháng.

 

PGS TS Lê Thanh Hiền – Phó Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trình bày tại hội thảo

 

Các nguyên tắc chung về ATSH: (1) Phân tích nhận diện các cách truyền lây chính; (2) Giảm thiểu sự truyền lây bệnh trong quần thể; (3) Nguyên tắc tách biệt (4) Nguyên tắc vệ sinh sát trùng.

 

Cần chú ý ATSH bên trong và bên ngoài. Cụ thể, với ATSH bên trong cần chú ý việc quản lý; chăm sóc heo nái đẻ và heo con theo mẹ; chăm sóc heo cai sữa; chăm sóc heo thịt; phân khu làm việc; dụng cụ; Vệ sinh sát trùng.

 

ATSH bên ngoài cần lưu ý:  Vị trí trại và môi trường; nhập heo mới vào trại; vận chuyển thú, chất thải, thú chết, và phân; thức ăn, nước uống và các vật chất/dụng cung cấp; khách; chim, chuột

 

Để thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, PGS TS Lê Thanh Hiền cho rằng,  nhà chăn nuôi nên sử dụng thức ăn của công ty sản xuất phải an toàn; nguồn giống chất lượng có nguồn gốc; sử dụng một số hoạt chất giảm thiểu virus ASF và khả năng miễn dịch; mô hình all in,all out của trại; tăng cường an toàn sinh học từ nhận thức – thái độ – thực hành; mô hình chuỗi.

 

“Để nâng cao sự đề kháng tự nhiên của vật nuôi, nên sử dụng probiotic; prebiotic; chất chống oxid hóa; giảm stress trong chăn nuôi; các chất kháng virus tự nhiên; dinh dưỡng tăng sức đề kháng bề mặt”, PGS TS Lê Thanh Hiền nhấn mạnh.

 

TS Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang báo cáo tại hội thảo

 

Trong báo cáo với chủ đề “Chủ trương, chính sách mới trong chăn nuôi Thú y”, TS Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay có 4 bệnh quan trọng trên gia súc, gia cầm đó là bệnh Cúm gia cầm, bệnh Lở mồn long móng, bệnh Dại và bệnh Dịch tả heo châu Phi. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chính sách quan trọng để phòng, chống các bệnh này; giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Cụ thể, đối với bệnh Cúm gia cầm có Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019; bệnh Dại có Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017; với bệnh Lở mồm long móng là Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10 năm 2020; Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 cho bệnh Dịch tả heo Châu Phi.

 

Trong đó TS Thái Quốc Hiếu nhấn mạnh, tỉnh Tiền Giang đã có quyết định số 16/2020/QĐ-UBND ngày 20/11/2020 về việc quy định mật độ chăn nuôi trên chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2030.

 

TS Hiếu cũng cho rằng, hãy cảnh giác với dịch bệnh nói chung và ASF nói riêng bởi những đặc điểm vi-rút, đường truyền lây, yếu tố nguy cơ đặc thù so với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Đặc biệt là hiện nay, bệnh vẫn chưa có vắc-xin. Chính vì thế, giải pháp chăn nuôi ATSH và sử dụng chế phẩm sinh học là tối ưu và chủ yếu, đây cũng là yếu tố quyết định cho sự thành bại của chăn nuôi heo; do vậy, nếu không thực hiện triệt để – thiếu đồng bộ thì sẽ xảy ra dịch bệnh. Nắm vững nguyên lý này, chúng ta sẽ dễ nhớ để cùng phổ biến, vận động và thực hiện, góp phần giữ vững thông điệp “tái đàn, tăng đàn đúng quy định để duy trì và phát triển chăn nuôi tỉnh nhà ngày càng ổn định và bền vững”.

 

BSTY Phạm Minh Trí – đại diện Công ty MEBIPHA trình bày về chế phẩm thay thế kháng sinh IMMUNOS ONE S tại hội thảo.

 

Theo BSTY Phạm Minh Trí, hiện nay, Nhà nước tăng cường việc sử dụng kháng quản lý việc sử dụng kháng sinh. Nhà khoa học tích cực nghiên cứu giải pháp thay thế kháng sinh. Người tiêu dùng nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm. Nhà chăn nuôi tìm kiếm giải pháp phù hợp để giảm sử dụng kháng sinh. Còn các doanh nghiệp thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi cũng đang tìm giải pháp chuyển đổi phù hợp.

 

Trong bối cảnh đó, từ năm 2013, Công ty TNHH sản xuất – thương mại Mebipha đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học Immuno One S. Trong chế phẩm Immuno One S có chứa chất chính Fructose Oligosaccharide (FOS) và Betaine, được bào chế trong dung môi đặc biệt. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy Fructose Oligosaccharide (FOS) giúp cải thiện rõ rệt mức độ sinh trưởng, gia tăng cả miễn dịch thụ động và miễn dịch đáp ứng, cải thiện cấu trúc niêm mạc ruột non, thay đổi tích cực hệ lợi khuẩn đường ruột. FOS có thể kích thích gia tăng các nhóm lợi khuẩn ruột như bifidobacterial và lactobacilli, đồng thời ức chế các nhóm vi khuẩn gây hại như Salmonella spp. và E. Coli.

 

Chế phẩm sinh học này có thể giúp vật nuôi gia tăng sức đề kháng với mầm bệnh, gia tăng sức khỏe đường ruột, đồng thời cải thiện hiệu quả trao đổi chất. Nhờ đó gia súc, gia cầm khỏe mạnh và phát triển tốt, đạt năng suất tối ưu. Hiện nay Immunos One S dạng siro cho heo con và Immunos One S dạng dung dịch cho gia cầm.

 

Còn đại diện công ty Hoa Lâm đã có bài trình bày giới thiệu sản phẩm Haurin. Sản phẩm Haurin với thành phần là α-monolaurin chống lại virus có vỏ bọc hiệu quả. Cụ thể, a-monolaurin là chất tăng cường miễn dịch được sử dụng phổ biến trong thực phẩm và có khả năng chống vỏ bọc của các loại virus như ASFV, PRRSV và AIV.

 

Đại diện công ty Hoa Lâm giới thiệu sản phẩm Haurim

 

Tác dụng của α-monolaurin là chống vi rút; tăng cường miễn dịch và kháng khuẩn. Theo đó, α-monolaurin có thể tác động lên khoảng trống của cấu trúc lớp kép lipid màng vỏ virus  => làm tổn hại vỏ và mất khả năng sao chép, do đó ức chế sự lây nhiễm của  virus.

 

Đại diện Công ty Hoa Lâm cho biết thêm, tại trang trại 5000 heo nái ở Giang Tô, Trung Quốc, dương tính với ASF. Sau đó, trại cho thử nghiệm sử dụng Haurin 11kg /tấn cho 200 con heo, còn những con khác không sử dụng. Sau đó, phát hiện triệu chứng đầu tiên ở nhóm Haurin muộn hơn nhóm chứng 15 ngày.

 

Tại trang trại 500 nái ở Hàng Châu, Trung Quốc bắt đầu sử dụng Haurin 3kg / tấn trong một chuồng heo nái và tăng cường an toàn  sinh học. Sau khi sử dụng trong 2 tháng, thấy triệu chứng, loại bỏ heo bệnh ngay lập tức. Cuối cùng nhóm kiểm tra có tỷ lệ chết thấp hơn 40% so nhóm đối chứng.

 

Như vậy, Haurin cho thấy tác dụng trong việc giảm lượng vi rút. Giúp trì hoãn tốc độ lây nhiễm,  cung cấp đủ thời gian để hồi phục bệnh.

 

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

 

TS Nguyễn Quốc Đạt – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

 

Đại diện Công ty Hoa Lâm giới thiệu về công ty

 

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

 

Ảnh: QUANG NHÂN

Nội dung: HÀ NGÂN

 

Hội thảo “Dịch bệnh tả heo châu Phi: Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh” có sự tài trợ của Công ty TNHH SX – TM Mebipha và Công ty Hoa Lâm.

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập