Diễn đàn dinh dưỡng động vật Lower Protein, Better Protein

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Diễn đàn dinh dưỡng động vật Lower Protein, Better Protein
Ngày đăng bài - 9/21/2018 12:00:00 AM
Diễn đàn dinh dưỡng động vật Lower Protein, Better Protein

Đó là tên hội thảo do công ty CJ Cheil Jedang BIO tổ chức ngày 20/9/2018, tại Hà Nội. Lower Protein, Better Protein -  tạm dịch là giảm đạm thô, nâng cao hiệu quả sử dụng đạm.


Tham dự hội thảo có là các khách hàng của công ty CJ Cheil Jedang BIO đến từ các công ty thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi…

 

Toàn cảnh hội thảo “Diễn đàn dinh dưỡng động vật Lower Protein, Better Protein”

 

Tiến sĩ Kim Yang Su, CJ Cheil Jedang BIO, Hàn Quốc, trong phần trình bày với chủ đề: “Giảm đạm thô trong khẩu phần vật nuôi và tầm quan trọng của Amino Acid” cung cấp thông tin: Hàng năm trên toàn thế giới có 76 triệu tấn đạm động vật được sản xuất phục vụ cho con người. Trong đó, sản xuất nhiều nhất là khu vực Đông Á và Đông Nam châu Á: 19,4 triệu tấn; Latin và Caribe 12,2 triệu tấn; Bắc Mỹ: 10,1 triệu tấn;  EU với 10, 4 triệu tấn; Nam Á 9,7 triệu tấn; Đông và Bắc Phi 4,0 triệu tấn… Thịt heo và thịt gà chiếm tỷ trọng cao trong thành phần đạm động vật, để sản xuất đạm nói trên, thì tổng 6G tấn thức ăn chăn nuôi đã được sử dụng (2010) và hiện tại con số này đã tăng lên 32%. Trong số đó, khô đậu nành chiếm 4% sản lượng thức ăn chăn nuôi. Tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, đậu nành được nhập khẩu nhiều hơn là sản xuất và tăng trưởng rất nhanh từ năm 2001- 2016.

 

TS Tiến sĩ Kim Yang Su, CJ Cheil Jedang BIO, Hàn Quốc

 

Ông cũng chỉ ra rằng, khi sử dụng axit amin đơn có thể giảm đạm thô tronng thức ăn chăn nuôi vì giúp giảm lượng dùng của khô đậu tương – nguồn đạm chính trong công thức; tạo điều kiện chuyển đổi đất canh tác đậu tương kém hiệu quả sang trồng ngũ cốc. Ông tính toán rằng, khi sử dụng 1 tấn lysine trong thức ăn, tiết kiệm được 33 tấn đậu tương, giảm 89 tấn đậu tương hàng năm bằng việc thay thế ngô. Và lượng cung lysine đến năm 2020 dự báo đạt 2,7 triệu tấn. 

 

Cùng với đó, giảm độ đạm thô trong thức ăn có nhiều tác dụng như: tăng hiệu quả khẩu phần cung đạm; giảm tiêu thụ nước và năng lượng do chuyển hóa đạm; ngăn chặn sản sinh độc tố đường ruột do khẩu phần cao đạm; ngăn ngừa viêm gan thứ phát nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Việc sử dụng Amino Acid dạng tinh thể (Tro, Val, Arg) làm tăng độ hữu dụng trong khẩu phần đạm thấp. Và quan trọng nhất là tiết kiệm chi phí thức ăn; Giúp vật nuôi khỏe mạnh và quan trọng đó là giải cứu môi trường…

 

Tiến sĩ Yun Hyun, Giám đốc Kinh doanh CJ BIO Việt Nam, Hàn Quốc  trong phần trình bày với chủ đề: “Nguồn đạm ổn định bền vững - Đạm thực vật chất lượng” đã khẳng định, nhu cầu về thịt, trứng, sữa trên thế giới ngày càng tăng và nguồn đạm để sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng tăng lên nhanh chóng. Nguồn cung bột cá, plasma dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng ngày càng tăng nhưng giá rất đắt và có giới hạn. Bột thịt xương, bột gia cầm, bột lông vũ protein cao nhưng tỷ lệ tiêu hóa kém và bị cấm sử dụng tại EU (bệnh bò điên). Nguồn đạm thực vật (gluten bột mì chất lượng cao nhưng giá đắt; bột gluten ngô, khô dầu đậu nành... giá rẻ nhưng chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng.

 

Tiến sĩ Yun Hyun, CJ Cheil Jedang BIO, Hàn Quốc  

 

Trong khi đó, đậu nành lên men có tỷ lệ protein cao có chứa 55% protein, tỷ lệ tiêu hóa cao và các yếu tố kháng dinh dưỡng thấp. Chính vì vậy đây là nguồn nguyên liệu tốt nhất.

 

Hiện nay CJ Cheil Jedang BIO đã sản xuất ra sản phẩm đậu nành lên men Soytide bằng công nghệ sản xuất bằng lên men hiếu khí từ nguyên liệu bã nành.

 

Sản phẩm lên men sinh học Soytide có thành phần dinh dưỡng protein thô ≥ 55%, béo thô ≥ 5%. Loài sử dụng là heo con, gà con, cá, tôm; tỷ lệ tiêu hóa 89% trên tôm và 93% trên heo con. Soytide có chứa vi khuẩn Bacillus probiotics với các chức năng hoạt tính kháng khuẩn; cân bằng hệ vi sinh đường ruột; miễn dịch; kiểm soát chất lượng nước và được chứng minh bằng các thí nghiệm là hiệu quả tăng trưởng tốt…

 

ThS  Lê Bảo Quốc, Giám đốc Kinh doanh CJ BIO Việt Nam

 

Ths Lê Bảo Quốc, Giám đốc Kinh doanh CJ BIO Việt Nam trong bài trình bày: “Xu thế mới trên dinh dưỡng động vật” đã chỉ ra mục tiêu của chúng ta là tối ưu hóa dinh dưỡng, đáp ứng tiềm năng chăn nuôi và một điểm quan trọng đó là tiến tới không sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. 

 

Điều đó, buộc chúng ta chúng ta quay về những thành phần cơ bản của thức ăn chăn nuôi. Các biện pháp được những nhà dinh dưỡng áp dụng đó là:  Sử dụng khẩu phần dinh dưỡng đạm thấp; Chiết xuất tinh dầu; Probiotics; Acid amin chức năng; Chất acid hóa đường ruột; Enzyme; Khoáng hữu cơ; SCFA (Acid béo mạch ngắn); Cellulose…

 

Với những lý do phải giải tại sao phải giảm đạm thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi như TS Kim Yang Su đã trình bày ở trên, Ths Bảo Quốc cho rằng, để giảm mức đạm thô, Valine, Isoleucine trở thành acid amin thiết yếu trong khẩu phần thức ăn gà trắng, khẩu phần thức ăn lợn con.

 

Tỷ lệ acid amin mạch nhánh rất quan trọng để tránh sự mất cân bằng acid amin. Leucine, Isoleucine và Valine cạnh tranh lẫn nhau enzyme chuyển hóa trong quá trình hấp thu.Valine là acid amin giới hạn nhất trong nhóm acid amin mạch nhánh.Trong quá trình dị hóa, Leucine là tác nhân mạnh nhất trong nhóm acid amin mạch nhánh: đảm bảo cung cấp số lượng tối thiểu valine và isoleuicine và chúng phải được kiểm soát theo mức Leucine (khẩu phần ở mức 100% hoặc cao hơn leucin).

 

Ths Lê Bảo Quốc cũng lưu ý thêm, hàm lượng Isoleucine ở một số loại nguyên liệu như: Bột thịt xương; Bột huyết; Bột thịt; Cám gạo; Khô dầu bông; Ngô, và Thường có xu hướng thiếu hụt Isoleucin. Khi lập công thức có sử dụng các loại nguyên liệu này chúng ta cần chú ý đến tỷ lệ các acid amin mạch nhánh Valine, Isoleucine, Leucine.

 

Tỷ lệ Isoleucine/Lysine được khuyến nghị trên gia cầm và lợn như sau: Với gà thịt (gà con: 67%; gà giò 68%; gà thịt 69%). Với gà đẻ (gà con: 72%; gà hậu bị: 75%; gà đẻ: 78%). Với lợn thịt (lợn con: 53-54%; lợn choai: 55-56%; lợn  xuất chuồng 56%. Với lợn nái (nái mang thai: 59%; nái tiết sữa: 55%)

 

Ông cũng chia sẻ về nucleotides và nhấn mạnh việc cung cấp từ nucleotides bên ngoài rất cần thiết trong điều kiện bệnh tật, stress và giai đoạn phát triển của thú non. Cung cấp đủ Nucleotides sẽ kích thích tăng trưởng. Hàm lượng Nucleic Acid ở một số loại nguyên liệu chính như khô đỗ tương va bột cá.

 

Công dụng của của nucleotieds trong thức ăn chăn nuôi: Thúc đẩy tăng trưởng (Kích thích tăng trọng lượng); Kích thích phát triển đường ruột (Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất thông qua việc phát triển đường tiêu hóa); Xây dựng môi trường cho vi sinh vậ đường ruột phát triểnTăng cường hệ miễn dịch; Kích thích gia tăng tế bào miễn dịch, giảm tỷ lệ bệnh, tăng tỷ lệ sống; Thúc đẩy việc tiêu hóa và hấp thụ protein: Tăng lượng ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn; Tăng khả năng chống stress: Giảm môi trường stress và tỷ lệ chết; Tăng độ ngon miệng: Tăng độ ngon miệng, tăng lượng ăn vào giữ một vài trò như một chất kích thích thèm ăn.

 

Một số hình ảnh khác tại hội thảo:

 

Ban lãnh đạo và các chuyên gia của Công ty CJ Cheil Jedang BIO chụp ảnh lưu niệm

 

Ban lãnh đạo, các chuyên gia và nhân viên của Công ty CJ Cheil Jedang BIO chụp ảnh lưu niệm cùng khách hàng của công ty

 

HÀ NGÂN
Nguồn: Nhachannuoi.vn

CJ Cheil Jedang BIO là công ty duy nhất cung cấp đến 7 loại Amino axit và sản xuất bột đậu nành lên mem tiên tiến nhất trong ngành thức ăn chăn nuôi. Các sản phẩm tiêu biểu của công ty đó là: L - Lysine; L – Met 100; L - Thereanline; L - Tryptophan; L - Valine; L - Arginine; Soytide…

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập