Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa: Tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI

Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa: Tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI

 
Logo bannerLogo banner
 
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Tổng Quan Ngành
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Ban Chấp Hành
    • Ban Thường Vụ
  • NGÀNH CHĂN NUÔI
    • Tin tức Chăn nuôi
    • Chăn Nuôi Lợn
    • Chăn Nuôi Gia Súc
    • Chăn Nuôi Gia Cầm
  • THƯ VIỆN VĂN BẢN
    • Quốc Hội và Chính Phủ
    • Bộ NN và PTNT
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Các Cơ Quan Khác
  • TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI
  • TƯ LIỆU
    • Ngành Chăn Nuôi
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
  • LIÊN HỆ
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • Thức ăn chăn nuôi
  • Giống vật nuôi
  • Xuất nhập khẩu
  • Cơ sở chăn nuôi
  • Thú y và ATTP
  • Tiêu - Quy chuẩn KT
  • Các văn bản khác
Quảng cáo
    1156
Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa: Tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI
Ngày đăng bài - 10/26/2021 12:00:00 AM
Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa: Tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI

[Hội Chăn nuôi Việt Nam] - Sáng ngày 24/10/2021, Hội Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

 

Đến dự Đại hội có đại diện Hội Chăn nuôi Việt Nam: PGS.TS Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch, TS. Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Thường trực; Hội Thú y Việt Nam: GS.TS Đậu Ngọc Hào – Chủ tịch Hội; cùng đại diện các Hội, Sở, ngành trong tỉnh Thanh Hóa: Ông Nguyễn Quốc Uy, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Thanh Hóa; ông Hoàng Viết Chọn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa.

 

Ban chấp hành Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự tại Đại hội.

 

Hội Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa (Hội) là hội nghề nghiệp được thành lập vào năm 1991, phát triển qua 5 nhiệm kỳ. Đến năm 2021, hội có 222 hội viên, trong đó 80% hội viên đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan đào tạo, doanh nghiệp, số còn lại là các trang trại, công ty chăn nuôi, nhà máy sản xuất TACN…

 

Đại hội lần thứ VI đã tổng hợp những kết quả, khó khăn, thách thức cũng như những đóng góp to lớn của Hội trong quá trình phát triển của ngành chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa.

 

Theo đó, tính cả giai đoạn 2016-2021, tốc độ tăng trưởng thu nhập đối với chăn nuôi năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 4%/năm.

 

Nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng

 

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Hội đã xem nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ chính. Hoạt động này đã tập hợp đoàn kết đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và những người làm công tác chăn nuôi thú y trong tỉnh, góp phần phát triển chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất quan trọng trong nông nghiệp.


Trong quá trình hoạt động, Hội đã phối kết hợp với các ngành, đơn vị chức năng liên quan như Sở KHCN, Sở NN&PTNT, thực hiện thành công nhiều đề tài, dự án khoa học và xây dựng mô hình trình diễn. Hội cũng mở được hàng trăm lớp bồi dưỡng, đào tạo, chuyển giao tiến bộ KHKT trong lĩnh vực chăn nuôi thú y; tham mưu cho lãnh đạo Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tập trung chỉ đạo chăn nuôi theo hướng phát triển trang trại tập trung quy mô lớn, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh; hình thành một số chuỗi chăn nuôi, phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế; kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư, do đó số lượng và quy mô trang trại chăn nuôi ngày càng được mở rộng ở các huyện như Ngọc Lặc, Yên Định, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Bỉm Sơn, Như Xuân, Thạch Thành, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn…

 

Bên cạnh đó, các Chi hội thuộc hệ thống thú y đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống dịch, kịp thời ngăn chặn khống chế thành công các ổ dịch, tập trung tham mưu, thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác phòng chống dịch bệnh, quản lý vận chuyển, kiểm soát giết mổ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và vệ sinh thú y.

 

Giai đoạn 2016-2021, các thành viên của Hội đã thực hiện nhiệm vụ xây dựng được khoảng 100-130 sản phẩm, bao gồm chuyên mục truyền hình, chuyên mục phát thanh, đăng bài trên website của Sở, tập san, tờ gấp, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo hướng VietGAHP, phim khoa học, tập huấn kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, thú y cho hàng trăm lớp khuyến nông cơ sở, với hàng nghìn lượt người tham gia. Đồng thời, xây dựng khoảng 20 mô hình chăn nuôi thú y, triển khai ở nhiều địa điểm tại các xã trên địa bàn các huyện.

 

Mỗi năm, Hội tham gia ít nhất một đề tài, dự án Khoa học công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh, đề tài nhánh và trực tiếp thực hiện dịch vụ cung ứng cho các đơn vị trong tỉnh 50.000 lít nitơ, 100.000 liều tinh trâu, bò và các vật tư phối giống; cung ứng bò cái hậu bị sinh sản lai Zebu; trâu bò, lợn đực giống, gia cầm hậu bị, thực hiện các chính sách, dự án phát triển chăn nuôi.

 

Cùng với đó, các chi hội sản xuất và chăn nuôi con giống hàng năm cũng có những đóng góp đáng kể. Đối với lợn giống, nhìn chung chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu cơ bản về giống lợn hậu bị bố mẹ và giống thương phẩm phục vụ chăn nuôi lợn. Về giống gia cầm, tuy vài năm trở lại đây vẫn còn những khó khăn, song chăn nuôi gia cầm của tỉnh đang từng bước ổn định và phát triển.

 

Đối với các chi hội sản xuất thức ăn chăn nuôi, mặc dù thời gian qua giá nguyên liệu thức ăn đầu vào có thời gian tăng cao đột biến, nhưng các nhà máy vẫn cố gắng duy trì được sản xuất, đảm bảo ổn định được đời sống cho các hội viên và đáp ứng được nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong tỉnh. Nhìn chung, chất lượng thức ăn của các nhà máy đạt chất lượng khá tốt.

 

Tăng cường tư vấn và phản biện xã hội

 

Hội có khoảng 20 hội viên thường xuyên tham gia các hội đồng khoa học, môi trường, đào tạo. Tính chung cả giai đoạn có khoảng 150 hội đồng tổ chức có các hội viên tham gia.

 

Hàng năm, có khoảng 10 đơn vị, tập thể được nhận bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Tại đại hội, 3 cá nhân, tập thể của Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa có thành tích hoạt động xuất sắc trong nhiệm kỳ 2016-2021 được nhận Bằng khen của Hội Chăn nuôi Việt Nam.

 

PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam trao tặng bằng khen cho 3 cá nhân, tập thể có thành tích hoạt động xuất sắc nhiệm kỳ 2016-2021

 

Công tác du nhập, cải tạo giống vật nuôi

 

Hoạt động của Hội đã đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển ngành chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao tổng số đàn vật nuôi trong giai đoạn 2016-2021. Cụ thể, đàn trâu tăng từ 190.000 con lên 194.000 con, sản lượng thịt hơi tăng từ 13.421 tấn lên 14.000 tấn, mỗi năm sử dụng khoảng 3.000 liều tinh trâu Murrah (Ấn Độ). Đàn bò của tỉnh tăng từ 230.000 con lên 264.000 con, hàng năm sử dụng khoảng 60.000 liều tinh bò Brahman phối cho bò cái nền; Đàn lợn tăng từ 887 nghìn con lên gần 1,2 triệu con, tỷ trọng lợn hướng nạc tăng từ 47% lên 55%. Đàn lợn nái ngoại gần 100.000 con, trong đó có 3.000 con lợn nái ngoại cấp ông bà. Đàn gia cầm tăng từ 19 triệu con lên gần 23 triệu con, khoảng 70% trong đó là gà lông màu, thủy cầm chiếm 25%.

 

Chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi

 

Nhu cầu thức ăn tinh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh khoảng 1,4-1,5 triệu tấn/năm. Trong đó, thức ăn công nghiệp chiếm khoảng 500.000 tấn, chủ yếu là thức ăn cho lợn và gia cầm. Chất lượng thức ăn chăn nuôi được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, do vậy tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng giảm dần, người chăn nuôi đã chủ động thức ăn thông qua sử dụng các nguyên liệu và tự cân đối, phối trộn để sản xuất thức ăn tại chỗ vừa giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

 

Bên cạnh đó, Thanh Hóa khuyến khích phát triển lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế nhập khẩu, nhất là việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh và xử lý môi trường chăn nuôi.

 

Tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người chăn nuôi chế biến các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc như ủ chua ngọn lá mía, rơm rạ, cây ngô, cây lạc… tạo nguồn thức ăn giàu protein, vừa tận thu khối lượng lớn nguồn phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường.

 

 

Đại hội đã bầu Tiến sĩ Võ Sinh Huy, nguyên Trưởng phòng Chăn nuôi Sở NN&PTNT làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2021 – 2026; ông Đặng Văn Hiệp và ông Nguyễn Duy Minh giữ vị trí Phó Chủ tịch; ông Lê Trần Thái là Tổng Thư ký của hội. Cùng với đó, 33 người đã được Đại hội bầu vào Ban chấp hành.

 

Ông Võ Sinh Huy đã có những chia sẻ đầu tiên khi đảm nhiệm vị trí Tân Chủ tịch Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa: “Được sự tín nhiệm của các thành viên, với vai trò là Chủ tịch Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, tôi sẽ mang hết sức mình để nghiên cứu, tìm ra những giải pháp hoạt động hội hiệu quả, mang lại niềm tin cho các hội viên; phấn đấu đưa ngành chăn nuôi, thú y tỉnh nhà ngày một phát triển. Bên cạnh đó, tôi cũng  mong muốn Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền, cũng như từ Liên Hiệp hội, sở, ban, ngành; đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ của Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam”.

 

Tiến sĩ Võ Sinh Huy, Tân Chủ tịch Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021-2026

 

Phát biểu tại Đại hội, TS. Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đã đánh giá cao những kết quả mà Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đạt được trong nhiệm kỳ 2016-2021 vừa qua.

 

Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

 

TS Đoàn Xuân Trúc khẳng định: “Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa là một trong những hội được thành lập trong những giai đoạn đầu tiên sau khi Trung ương Hội Chăn nuôi Việt Nam ra đời; đã có những hoạt động sôi nổi, giữ được mối quan hệ chặt chẽ với Hội Chăn nuôi Việt Nam. Thanh Hóa là tỉnh chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi nước ta. Ngành chăn nuôi, thú y của tỉnh phát triển như hiện nay một phần lớn là nhờ sự đóng góp của Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa”.

 

TS Trúc cũng đồng ý với những ý kiến, phương hướng cho nhiệm kỳ tiếp theo của Hội và bày tỏ những mong muốn bước sang nhiệm kỳ mới, Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cần phát triển về số lượng các hội viên, mời thêm những doanh nghiệp hoạt động theo chuỗi khép kín, các doanh nghiệp chế biến những sản phẩm dịch vụ chăn nuôi… tham gia hoạt động hội.

 

Hội Chăn nuôi Việt Nam gửi lời chúc mừng ông Võ Sinh Huy, Tân Chủ tịch Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa.

 

PHẠM HUỆ

 

Năm 2020, giá trị sản lượng ngành chăn nuôi của Thanh Hóa đạt gần 7.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 2016-2021, đã có hàng chục doanh nghiệp đầu tư với tổng mức đầu tư lên tới hàng tỷ USD. Nhiều dự án đang hoạt động tạo sản phẩm và nhiều dự án đang tập trung triển khai các hạng mục đầu tư như Dự án Chăn nuôi công nghệ cao của Tập đoàn Xuân Thiện, Dự án Tổ hợp chế biến thịt lợn của Tập đoàn AVG Capital Partners… Chăn nuôi tập trung quy mô lớn, công nghệ cao đang được thay thế dần cho chăn nuôi quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ. Chăn nuôi nông hộ giảm dần qua các năm, nhất là đối với các hộ chăn nuôi lợn. Năm 2016 toàn tỉnh có 653 trang trại chăn nuôi. Đến năm 2021, số lượng các trang trại đã tăng lên đáng kể, cụ thể: Trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn đạt 56 trang trại, quy mô vừa là 337 trang trại, quy mô nhỏ là 759 trang trại, trong đó chăn nuôi trang trại chiếm 37% tổng đàn lợn; đối với gia cầm có 41 trang trại quy mô lớn, 415 trang trại quy mô vừa và 1.500 trang trại quy mô nhỏ. Chăn nuôi trang trại chiếm 12,6% tổng đàn; đối với trâu bò toàn tỉnh có 5 trang trại quy mô lớn, 10 trang trại quy mô vừa và nhỏ.

Để lại comment của bạn

Họ tên: * Yêu cầu nhập
Email: * Yêu cầu nhập * Email sai định dạng
Bình luận: * Yêu cầu nhập
Gửi bình luận
Bài mới hơn
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – Ecovet (5/14/2025 12:00:00 AM)
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức họp Ban Thường vụ, đánh giá kết quả quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2025 (4/10/2025 12:00:00 AM)
  • Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa (4/10/2025 12:00:00 AM)
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp (2/6/2025 12:00:00 AM)
Bài cùng chuyên mục
  • Thủ tướng tin tưởng đội ngũ trí thức KH&CN tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho đất nước (9/16/2021 12:00:00 AM)
  • Tin buồn (9/11/2021 12:00:00 AM)
  • Công ty Môi trường Dương Nhật chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam (7/13/2021 12:00:00 AM)
  • Chọn tạo các giống vật nuôi theo năng suất tối ưu (7/12/2021 12:00:00 AM)
Quảng cáo
  • qc3
  • vietstock
Tin mới
  • Vietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôiVietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôi
  • Vietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt NamVietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt Nam
  • Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock
  • Informa Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởngInforma Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởng
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – EcovetHội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – Ecovet
Liên kết website
  • VIỆN CHĂN NUÔI
  • CỤC CHĂN NUÔI
  • TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QG
  • HIỆP HỘI GIA SÚC LỚN VN
  • NHÀ CHĂN NUÔI
Video
  • Lý giải hiện tượng gà chết sau khi tiêm vacxin
  • Lo sợ giá lại giảm, người nuôi lợn dè dặt tái đàn
  • Kỹ thuật nuôi đà điểu: Cho ăn đúng cách để đà điểu lớn nhanh như thổi
  • Dùng tỏi trong chăn nuôi gà, cần lưu ý một số điều
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong chăn nuôi lợn rừng
  • Nuôi lợn bằng thuốc nam
  • Chăn nuôi lợn trong năm 2018: Chuyên gia khuyên gì?
  • Kinh nghiệm chăn nuôi dúi
  • Đổi đời nhờ nuôi gà tây thịt
  • Nuôi lợn rừng giữa cơn bão giá: Cuộc đời nở hoa hay bế tắc?
  • Lợn bị viêm đường hô hấp: Dùng thuốc nào để chữa?
  • Thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ghép nhiễm khuẩn kế phát ở bồ câu
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • "Hốt" tiền tỷ nhờ mô hình nuôi vịt trời
  • Đầu tư "chuồng nuôi khủng" nông hộ sẵn sàng nhập gà giống
  • Sai lầm nghiêm trọng làm chết rất nhiều gà
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Cái lò gạch cũ và giấc mơ làm giàu từ nuôi lợn nái ngoại
  • Phối giống cho lợn nái 2 lần/ngày có được không?
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Bỏ nghề lái xe, rẽ sang nuôi lợn: Thắng hay bại?
  • Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trời đúng tiêu chuẩn
  • Dùng rổ làm ổ đẻ cho gà: Rẻ mà chất
  • Công thức phối trộn thức ăn cho gà 5 ngày tuổi
  • Nuôi gà sạch: 1 vốn 4 lời
  • Người đam mê với lợn sạch
  • Kinh nghiệm chăn nuôi gia cầm thả vườn có kiểm soát tại nông hộ vùng cao
  • Dọn phân tự động cho chăn nuôi chim bồ câu
  • Mô hình nuôi dê thịt hiệu quả ở An Giang
  • Kỹ thuật nuôi bò cho nông hộ ở Thái Nguyên
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P2
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P1
  • Nuôi ếch bằng thức ăn thảo dược
  • Nuôi gà Móng có trong sách Đỏ thu lãi nửa tỷ đồng
  • Bí quyết nhập gà giống thành công và những điều không thể không nhớ
  • Trị bệnh tụ huyết trùng thể quá cấp tính cho gà
  • Lợn nái mang thai bị cảm nắng và nhiễm liên cầu khuẩn
  • Cách chăm sóc để gà đẻ nhiều trứng nhiều và to
  • “Ngất” với chuồng gà thông minh, tiện lợi nhất vịnh Bắc Bộ
  • Làm giàu từ giống ngan thương phẩm VCN/TP-VS7
  • Điều gì xảy ra khi nuôi vịt trên sàn nhựa?
  • Kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc heo nái thời kỳ nuôi con
  • Những lưu ý vàng trong chăn nuôi gà thả vườn - Lượng Huệ
  • Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
  • Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản Hiệu Quả Cao
Thống kê truy cập
  • HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

    • Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân
    • Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;
    • Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.
    • Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015

HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;

Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.

Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015