Mở rộng truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi: Tạo cơ chế quản lý, hỗ trợ phù hợp

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Mở rộng truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi: Tạo cơ chế quản lý, hỗ trợ phù hợp
Ngày đăng bài - 11/21/2017 12:00:00 AM
Mở rộng truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi: Tạo cơ chế quản lý, hỗ trợ phù hợp

Hải Phòng có nhiều sản phẩm chăn nuôi chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thị trường, tuy nhiên chưa được truy xuất nguồn gốc để thuận lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Cải thiện tình hình này, cần thiết có sự phối hợp từ nhiều phía, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
 

 

Mở rộng truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi: Tạo cơ chế quản lý, hỗ trợ phù hợpHộ chăn nuôi cá thể gặp khó khăn khi truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

 

Mới chỉ thực hiện với 5 sản phẩm

 

Theo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, từ đầu năm 2017 đến nay, có 5 sản phẩm chăn nuôi của doanh nghiệp, HTX được truy xuất nguồn gốc gồm trứng gà và thịt gà của Công ty CP gà giống Lượng Huệ ở xã Hồng Phong (huyện An Dương); trứng gà của HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Tiên, trứng vịt của HTX Chiêu Viên ở các xã: Quang Phục, Tây Hưng (huyện Tiên Lãng); thịt lợn của HTX chăn nuôi Thái Sơn ở xã Tú Sơn (huyện Kiến Thụy).

 

Phòng Chăn nuôi (Chi cục Chăn nuôi – Thú y) cho biết hiện nay, trên địa bàn thành phố có 570 trang trại chăn nuôi, 2800 gia trại; hơn 30 nghìn hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ ở các vùng chăn nuôi tập trung của thành phố như Hồng Phong, Nam Sơn (huyện An Dương), Quang Phục (huyện Tiên Lãng), Tú Sơn, Tân Phong (huyện Kiến Thụy), Tân Viên (huyện An Lão)… Trong số đó, nhiều sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện toàn thành phố có hơn 1200 hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Trong khi số lượng sản phẩm chăn nuôi được truy xuất nguồn gốc nói trên chỉ chiếm số lượng nhỏ. Hầu hết các sản phẩm này được bán trong siêu thị, cửa hàng nông sản thực phẩm sạch, bếp ăn tập thể.

 

Nguyên nhân khiến nhiều sản phẩm chăn nuôi chưa được truy xuất nguồn gốc bởi chính quyền một số địa phương chưa thật sự quan tâm, kết nối doanh nghiệp, tổ hợp tác, người chăn nuôi với các ngành chức năng để thực hiện; cũng như khó khăn về kinh phí Trưởng Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện An Dương Đinh Văn Hùng cho biết, không có nguồn kinh phí cho việc tập huấn, tuyên truyền, kết nối người sản xuất với các ngành chức năng, đơn vị thực hiện thủ tục truy xuất nguồn gốc… Về phía người sản xuất, các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ, hiệu quả chăn nuôi hạn chế và cũng chưa thực sự hiểu rõ, quan tâm đến vấn đề này. Hiện tại, việc truy xuất nguồn gốc mới chỉ tập trung ở một vài doanh nghiệp, HTX có quy mô sản xuất và tiềm lực kinh tế khá lớn. Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Vĩnh Tiên Vũ Đức Thuận (xã Quang Phục, Tiên Lãng) cho rằng, khi đầu tư truy xuất nguồn gốc, doanh nghiệp phải chi phí thường xuyên, lâu dài cho việc duy trì tem, nhãn, mác, logo… bảo hộ thương hiệu, chất lượng sản phẩm, làm tăng giá thành nên khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường khiến doanh nghiệp e dè... 

 

Phối hợp tác tháo gỡ vướng mắc

 

Để thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm trên địa bàn, thành phố giao nhiệm vụ cho Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng làm đầu mối và cầu nối thực hiện. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông  Hải Phòng Đoàn Hữu Thanh cho biết: “Sản phẩm chăn nuôi ở Hải Phòng không thực hiện truy xuất nguồn gốc trực tiếp mà thực hiện theo hình thức kiểm soát, chứng nhận chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khi ra thị trường. Chứng nhận qua hình thức gắn tem, nhãn mác, lô gô, quảng bá và bảo hộ thương hiệu... Các doanh nghiệp, HTX khi có nhu cầu cầu cần kết nối thông tin với trung tâm để được hướng dẫn và tổ chức các bước thực hiện”.

 

Hiện tại, toàn thành phố thực hiện thí điểm truy xuất nguồn gốc một số sản phẩm chăn nuôi theo lộ trình cụ thể từng năm. Tuy nhiên, khi thực hiện mở rộng, các doanh nghiệp, HTX hay hộ chăn nuôi có nhu cầu phải bỏ chi phí ban đầu để bảo hộ thương hiệu sản xuất từ 5 triệu đồng trở lên. Bên cạnh đó, phải thường xuyên duy trì phí in tem, nhãn theo năng lực sản xuất và số lượng sản phẩm nên sẽ tăng chi phí sản xuất. Đây là khó khăn đối với không ít doanh nghiệp, HTX, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Như vậy, cùng với chương trình hỗ trợ thí điểm, rất cần cơ chế, chính sách của thành phố tạo điều kiện để thực hiện mở rộng truy xuất các sản phẩm chăn nuôi. 

 

Theo Trưởng Phòng Chăn nuôi (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng) Nguyễn Văn Hoãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi là xu thế  tất yếu, đem lại nhiều lợi ích trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là xuất khẩu. Đối với việc triển khai tại Hải Phòng, thực hiện theo hướng chú trọng tính thiết thực, hiệu quả, nhằm mục tiêu ngày càng có nhiều sản phẩm  được truy xuất nguồn gốc. Khi triển khai cần thiết có sự phối hợp từ nhiều phía: ngành chức năng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, HTX, người chăn nuôi. Các ngành chức năng tích cực hướng dẫn, giám sát chăn nuôi tại các hộ, cơ sở, doanh nghiệp, HTX để chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, thủ tục truy xuất nguồn gốc. Chính quyền các địa phương phối hợp các ngành chức năng tuyên truyền nâng cao ý thức chăn nuôi an toàn, tạo điều kiện để các vùng chăn nuôi thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn…Đặc biệt, người chăn nuôi nhỏ lẻ cần liên kết nhau thành các HTX, các tổ nhóm chăn nuôi để thuận lợi trong tổ chức truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời giảm bớt chi phí.

 

Hương An
Nguồn: Báo Hải Phòng

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập