Một số vấn đề cấp bách để ổn định sản xuất chăn nuôi

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Một số vấn đề cấp bách để ổn định sản xuất chăn nuôi
Ngày đăng bài - 6/14/2023 12:00:00 AM
Một số vấn đề cấp bách để ổn định sản xuất chăn nuôi

1. Quản lý giống

 

Ít nhất nhà nước phải nắm được chính xác số lượng, cơ cấu, chiến lược phát triển và quản lý đàn giống sinh sản bởi đây là tiền đề cho công tác dự báo.

 

2. An toàn sinh học

 

Được hiểu là vùng an toàn sinh học. Các trại nằm trong 1 vùng phải được hiểu đúng và đầy đủ về An toàn sinh học (ATSH). Công tác giám sát/giám sát chéo, hỗ trợ, truyền thông kịp thời,… phải luôn được tốt và thông suốt;

 

Tổ chức/cá nhân làm công tác giáo dục, tuyên truyền phải hiểu biết cặn kẽ về ATSH;

 

Nhà nước có trách nhiệm tổ chức quán triệt, thay đổi căn bản và toàn diện các giải pháp ATSH cho cộng đồng (không riêng người tham gia trực/gián tiếp trong chuỗi giá trị chăn nuôi hay tự thân vận động);

 

Việc cam kết thực hiện ATSH là đều bắt buộc giữa các cơ sở/cá nhân chính tham gia và chuỗi.

 

3. Nhập và xuất khẩu

 

Thắt chặt việc nhập lậu sản phẩm chăn nuôi/thực phẩm bẩn tại các cửa khẩu. Phải được xem là chương trình quốc gia, được thực hiện thường xuyên;

 

Sự phối hợp của các Bộ ngành trong việc cung cầu của thị trường tại từng thời điểm/giai đoạn để cân đối nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước;

 

Có thể còn rất lâu Việt Nam mới xuất khẩu được chính ngạch sản phẩm tươi sống và việc xuất khẩu cơ bản là khó cạnh tranh. Vì vậy hãy tập trung làm chuỗi giá trị tốt nhất có thể từ việc nhỏ nhất và giấy phép xuất khẩu tự ắt sẽ đến;

 

Cần có sự điều tiết tích cực của nhà nước.

 

4. Tham gia điều hành/điều phối của Hội/Hiệp hội

Xây dựng mô hình hiệp hội kiểu mẫu, đủ năng lực và uy tín tham gia hỗ trợ điều hành toàn/từng phần chuỗi giá trị.

 

5. Qui hoạch

 

Qui hoạch quỹ đất cho phát triển hệ sinh thái chăn nuôi phải phù hợp với sự tăng dân số (thị trường tiêu thụ nội địa), phát triển khu dân cư/dân sinh/đô thị, đảm bảo cảnh quan/môi trường, phù hợp với hệ sinh thái chăn nuôi sẵn có và các dự án chăn nuôi đã được phê duyệt, mở rộng xuất khẩu (nếu có)….;

 

Các Bộ ngành có liên quan phải cùng nhau xây dựng qui hoạch và cam kết “không đễ vỡ trận qui hoạch”.

 

5. Cơ chế thị trường hay cơ chế điều tiết nhà nước

 

Cần xác định rõ ngành chăn nuôi/ngành hàng chăn nuôi nào vận hành theo cơ chế thị trường hay cơ chế điều tiết của nhà nước (bình ổn giá, hỗ trợ giá/lãi vay,…), tránh lấp lửng.

 

6. Khác

 

Phải công khai minh bạch nguồn vốn ưu đãi, qui hoạch chăn nuôi, cơ chế chính sách hỗ trợ, qui trình tiếp cận, kênh thông tin phản hồi,… và tất cả phải được truyền thông tốt đến tận đối tượng được thụ hưởng/mục tiêu, tránh các vấn đề nhạy cảm/tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện;

 

Xây dựng được kênh dữ liệu đảm bảo mức độ tin cậy cao, có giá trị thực tại thời gian thực để công tác dự đoán/dự báo được trung thực, chính xác và kịp thời, cũng như xây dựng được kênh thông tin, khoa học kỹ thuật nhanh và tốt nhất, đảm bảo tính thời sự, trực quan, sinh động, dễ hiểu, dễ tiếp cận, dễ thực hiện,…;

 

Các chính sách, cơ chế,… phải đồng bộ cho tất các các đối tượng cùng tham gia vào hệ thống;

 

Đừng để các thông tư, nghị định, cơ chế, chính sách,… làm cho “Người chăn nuôi khó thực hiện và người điều hành khó quản lý”!

 

PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa

Trường Đại học Lâm nghiệp

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập