Mừng xuân Tân Sửu nói chuyện về con trâu Việt Nam

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Mừng xuân Tân Sửu nói chuyện về con trâu Việt Nam
Ngày đăng bài - 2/17/2021 12:00:00 AM
Mừng xuân Tân Sửu nói chuyện về con trâu Việt Nam

Sự kì diệu về tình cảm của con trâu đối với con người

 

Trong 12 con giáp, CON TRÂU được coi là một trong những linh vật gần gũi, thân thiện và yêu mến nhất với con người Việt Nam có thể do từ ngàn đời nay con trâu đã đi cùng con người, giúp con người trong việc đồng áng gắn liền với nền văn minh lúa nước nên con người rất quý mến con trâu và coi con trâu như bạn hữu và cùng chia sẻ mọi công việc với nhau:

 

“Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.

 

Lịch sử cũng không ghi được từ bao giờ mà người nông dân đã quý và gọi con trâu một cách tha thiết, trìu mến đến như thế. Hình ảnh của những chú trâu đã trở nên quen thuộc với xóm làng, quê hương người Việt từ bao đời nay. Trong bài thơ “Quê hương” của Giang Nam cũng đã đậm nét tình yêu của trẻ nhỏ rất đậm đà, trìu mến và rất đỗi tự hào với con trâu “Ai bảo chăn trâu là khổ, Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”.

Con trâu, con vật gắn bó với người nông dân

 

Biết bao thế kỷ trôi qua, 4.000 năm văn hiến, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì con trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt Nam, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen thuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đã giữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.

 

 Nguồn gốc và vài đặc điểm cơ bản của con trâu

 

Nguồn gốc

 

Trâu là động vật thuộc lớp thú, da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy (Swam buffalo). Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta.

 

Khoảng 5-6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy ruộng đồng.

 

Đặc điểm cơ bản của con trâu

 

Dựa trên những đặc điểm kiểu hình, tập tính và số lượng bộ nhiễm sắc thể, trâu nhà được chia thành 2 nhóm lớn là trâu đầm lầy và trâu sông (River buffalo). Trâu sông có bộ nhiễm sắc thể 2n=50, phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Đông và phía Đông Châu Âu.

 

Trâu đầm lầy có bộ nhiễm sắc thể 2n=48, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Bangladesh, Đông Nam Châu Á và vùng đông bắc Ấn Độ vì có khả năng thích nghi tốt với việc sử dụng thức ăn thô xanh và được nuôi tại các khu vực miền núi xa xôi. Trâu đầm lầy thường có tầm vóc nhỏ hơn và khả năng sản xuất kém hơn trâu sông và được sử dụng chủ yếu để cung cấp sức kéo và nguồn thịt cho nhu cầu con người.

 

Trâu sông nuôi mục đích chính nữa là lấy sữa, chúng có mặt từ Ấn Độ tới Ai Cập và cả châuÂu. Mặc dù có khác nhau về bộ nhiễm sắc thể nhưng các quần thể trâu này vẫn có thể lai tạo với nhau (Cockrill, 1981). Con lai của chúng vẫn có thể sử dụng để sinh sản, làm nguyên liệu tiếp tục lai tạo để nâng cao năng suất trâu bản địa.

 

Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng. Thấp thoáng trong bộ áo choàng đẹp đẽ đó là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt để đuổi ruồi, muỗi. Tai trâu thính giúp nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt là hai chân trước gập vào trong, đầu ghé lên đó để có một giấc ngủ ngon lành.

 

Trâu mỗi năm thường đẻ một lứa, mỗi lứa một con. Trâu mẹ nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vú. Trâu non gọi là nghé, nghé sơ sinh nặng khoảng 22-25kg. Sau khi sinh vài giờ là nghé có thể đứng dậy và đi lại theo mẹ. Nghé chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra.

PGS TS Nguyễn Văn Đức

Hội Chăn nuôi Việt Nam

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập