Ngành Chăn nuôi gia cầm Việt Nam: Vượt qua khó khăn trước mắt, phát triển lâu dài

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Ngành Chăn nuôi gia cầm Việt Nam: Vượt qua khó khăn trước mắt, phát triển lâu dài
Ngày đăng bài - 7/21/2023 12:00:00 AM
Ngành Chăn nuôi gia cầm Việt Nam: Vượt qua khó khăn trước mắt, phát triển lâu dài

Giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành sản xuất đang trở thành nguyên nhân chính dẫn đến số hộ chăn nuôi gia cầm giảm mạnh trong vài năm gần đây. Đây là giai đoạn ngành chăn nuôi gia cầm cần nghiên cứu các giải pháp để giúp người chăn nuôi vượt qua thời điểm khó khăn này.

 

Chăn nuôi gia cầm tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

 

GIÁ SẢN PHẨM GIA CẦM DƯỚI GIÁ THÀNH SẢN XUẤT

 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm vừa qua, tổng đàn gia cầm và đàn thủy cầm có xu hướng tăng. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, người chăn nuôi phải bán giá sản phẩm gia cầm dưới giá thành sản xuất, dẫn đến người chăn nuôi đang bị thua lỗ nặng.

 

Lý giải nguyên nhân, ông Tống Xuân Chinh – Cục Phó Cục Chăn nuôi cho rằng: “Đó là do nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng rất cao. Nguyên nhân do các vấn đề về xung đột của các nước, tác động của COVID-19, vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước của một số quốc gia,…”.

 

Bên cạnh đó, sản xuất của người dân đang chịu áp lực cạnh tranh của sản phẩm gia cầm nhập khẩu. Trong 5 năm gần đây, riêng sản lượng thịt gà nhập khẩu hàng năm tăng liên tục (trên 15%), chiếm 20-25% tổng sản lượng thịt gà tiêu thụ trong nước.

 

Điều này gây sức ép rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm gia cầm, gây khó khăn trong việc bán sản phẩm gia cầm của các doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước.

 

VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRƯỚC MẮT

 

Theo ông Tống Xuân ChinhPhó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, về giải pháp trước mắt, cần phát huy vai trò của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam. Tăng cường liên kết, phối hợp trong nội khối của hệ thống chăn nuôi gia cầm. Từ người bán giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, chế biến, phân phối phải cùng liên kết với nhau theo chuỗi giá trị để thông qua sự liên kết đó đảm bảo đầu vào được giảm xuống, ít nhất trên 10%.

 

Đây là yếu tố quan trọng nhất và khả thi nhất có thể thực hiện được ngay lúc này, cần đảm bảo được người chăn nuôi có lãi để có điều kiện tái sản xuất.

 

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂU DÀI

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịchHiệp hội Chăn nuôi gia cầm

 

Để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi gia cầm trong nước, ông Nguyễn Thanh SơnChủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm cho rằng: Bộ NN&PTNT cần xem xét rà soát lại chiến lược phát triển gia cầm trong trung và dài hạn. Các Bộ, ngành cần rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, đặc biệt rút ngắn thời gian giải quyết các văn bản, tránh làm mất đi cơ hội trong sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp”.

 

Theo đó, định hướng phát triển cần hài hòa giữa phát triển số lượng và chất lượng. Coi trọng, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất hơn là tăng nhanh chóng về số lượng. Đồng thời, cần hạn chế tăng số lượng và quy mô trang trại tại một số khu vực, vùng sinh thái có mật độ chăn nuôi cao.

 

Bên cạnh đó, để giảm giá thành sản xuất, trong đó có việc giảm giá thức ăn chăn nuôi, ông Bùi Đức HuyênGiám đốc công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Tín cho rằng: “Cần quy hoạch vùng nguyên liệu để phục vụ cho chăn nuôi; Sử dụng các sản phẩm chăn nuôi có lợi cho sức khỏe, hạn chế nhập khẩu thịt thương phẩm gia cầm; Hỗ trợ các chuỗi liên kết; Hỗ trợ về nguồn vốn và lãi suất”.

 

Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 định hướng, đến năm 2030: Duy trì tổng đàn gà có mặt thường xuyên từ 500-550 triệu con, trong đó khoảng 60% được nuôi theo phương thức công nghiệp; Sản lượng trứng khoảng 23 tỷ quả, thịt gia cầm chiếm 29-31% tổng sản lượng thịt xẻ các loại, …

 

Để đạt mục tiêu trên cũng như tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi gia cầm chắc chắn sẽ cần có lộ trình lâu dài liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Trong thời điểm hiện nay cần phải tập trung triển khai nhiều giải pháp trước mắt để vực dậy ngành chăn nuôi gia cầm – ngành hàng quan trọng liên quan đến sinh kế của hàng triệu hộ nông dân.

 

THÚC ĐẨY CHĂN NUÔI GIA CẦM CÙNG VIETSTOCK

 

Trong chuỗi 05 hội thảo chăn nuôi, Vietstock sẽ tổ chức 02 hội thảo chuyên ngành gia cầm tại TP. Mỹ ThoTp. Thủ Dầu Một. Hội thảo được tổ chức dưới sự đồng hành và hỗ trợ của các Sở và ban Ngành. Đây trong những hoạt động tích của của Triển lãm Vietstock hỗ trợ ngành chăn nuôi gia cầm vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển lâu dài.

 

 

Hội thảo Chăn nuôi gà trứng với chủ đề Tăng cường phương thức bảo vệ gà đẻ trứng trước bệnh dịch, hướng tới các kế hoạch thực hiện các phương pháp thực tiễn, giúp cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi có những bài học quý báu, tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi trong thời gian tới.

 

  • Thời gian: Từ 8h30 đến 12h, thứ năm ngày 27/07/2023
  • Địa điểm: TP. Mỹ Tho

 

Tập trung khai thác khía cạnh Kiểm soát dịch bệnh và quản lý trang trại trong chăn nuôi gà thịt. Hội thảo Chăn nuôi gà thịt của Vietstock sẽ mang đến nhiều cách tiếp cận mới với các phương pháp/công nghệ tiên tiến ngày nay.

  • Thời gian: Từ 8h30 đến 12h, thứ tư ngày 16/08/2023
  • Địa điểm: TP. Thủ Dầu Một

--------------------------

  • Đăng ký hội thảo: https://forms.gle/RseSiEbcd3DqaH658
  • Đăng ký gian hàng: https://vietstock.org/dat-gian-hang/
  • Đăng ký tham quan triển lãm: https://ers.ubmthailand.com/vs23

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ Ban tổ chức:

  • Ms. Trang – Anita.Pham@informa.com
  • Ms. Phương – Phuong.C@informa.com (Hỗ trợ đăng ký theo đoàn)
  • Tel: (+84) 28 3622 2588

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập