Quốc hội thảo luận về an toàn thực phẩm

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Quốc hội thảo luận về an toàn thực phẩm
Ngày đăng bài - 6/5/2017 12:00:00 AM
Quốc hội thảo luận về an toàn thực phẩm

Hôm nay, ngày 5/6, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.

 

- Từ 14.00': Quốc hội tiếp tục thảo luận.

 

Đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang) phát biểu nhấn mạnh nguyên nhân những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý an toàn thực phẩm (chính sách, thực thi chính sách...); đại biểu kiến nghị cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội trong quản lý an toàn thực phẩm; rà soát, điều chỉnh những quy định bất cập; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm minh, đủ sức răn đe; kiên quyết xử lý những vi phạm đã đến mức hình sự; có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn;... Đại biểu đề nghị người dân kiên quyết tẩy chay thực phẩm không an toàn như một giải pháp quyết liệt nhất để loại bỏ thực phẩm bẩn.

 

Đại biểu Trương Phi Hùng (Long An) đề nghị cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ trong quá trình thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì kiểm tra an toàn thực phẩm. 


Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông trong quản lý an toàn thực phẩm thời gian qua... 

 

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ): Đánh giá cao về nội dung, kết quả giám sát của Quốc hội, sự vào cuộc tích cực của các bộ ngành, địa phương, đại biểu kiến nghị một số vấn đề để nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm như: Tổng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, để sửa đổi những quy định còn bất cập, bảo đảm thực thi thống nhất, hiệu quả; kiện toàn bộ máy quản lý về an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực kiểm tra, phân tích, kiểm nghiệm thực phẩm; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm...


Các đại biểu Giàng Thị Bình (Lao Cai); Nguyễn Như So (Bắc Ninh).... tham luận một số nội dung về: Quản lý, truyền thông an toàn thực phẩm tại vùng biên giới, khó khăn; xây dựng quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn; xem xét lại phương thức quản lý, khắc phục chồng chéo trong quản lý an toàn thực phẩm, trên nguyên tắc 1 sản phẩm chỉ 1 cơ quan quản lý; rà soát, đơn giải hóa, tránh tình trạng nhiều luật nhưng quản lý không hiệu quả; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng thực phẩm; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý an toàn thực phẩm, nhất là trong truy suất nguồn gốc thực phẩm; cá nhân hóa trách nhiệm cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý an toàn thực phẩm; tuyên truyền về an toàn thực phẩm phải khách quan, tránh một chiều gây hoang mang dư luận;...

 

- 11.30': Quốc hội nghỉ trưa. 

 

- Từ 10.20' - 11.30': Bộ trưởng NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm. Khẳng định tầm quan trọng của đợt giám sát về an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng Đoàn giám sát đã làm việc tích cực, khách quan,... qua đó "vẽ được bức tranh tổng thể" sát với tình hình thực tiễn về an toàn thực phẩm của đất nước. 


Bộ trưởng khẳng định về cơ bản trong 5 năm qua, chúng ta đã có cố gắng tích cực trong công tác bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm, theo đó, chúng ta đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ xuất khẩu, tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên...sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về an toàn thực phẩm, Bộ NNPTNT sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. 

 

 

Sau phần phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, các đại biểu đã phát biểu tranh luận với Bộ trưởng về một số chỉ số đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như: Tuổi thọ bình quân và tuổi thọ sức khỏe; về xuất khẩu nông sản, thực phẩm; sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết về an toàn thực phẩm; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý an toàn thực phẩm; các giải pháp để nâng số cơ sở sản xuất an toàn; có cần thiết "đẻ ra" bộ máy chuyên trách quản lý an toàn thực phẩm không? Giải pháp căn cơ để ngăn chặn triệt để nạn phân bón giả; đánh giá ý thức, trách nhiệm của người dân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; vấn đề tổ chức lại đầu mối mang tính "chuyên nghiệp hơn" về quản lý an toàn thực phẩm...

 

Tiếp đó các đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp); Quàng Thị Vân (Điện Biên); Dương Đình Thông (Bắc Giang); Trương Thị Yến Linh (Cà Mau); Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng);... tham luận về: Các giải pháp đưa vào Nghị quyết cần rõ ràng, có chỉ tiêu cụ thể để thuận tiện cho việc thực hiện, giám sát; kiểm soát an toàn thực phẩm theo cả chuỗi; cần có sự công bằng trong quản lý giữa thực phẩm sạch và thực phẩm không an toàn; bảo đảm quyền của người tiêu dùng thực phẩm; tăng cường kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng; công khai các kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm; công khai đường dây nóng về vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng thương hiệu thực phẩm an toàn gắn với phát triển công nghiệp thực phẩm trong xu thế cạnh tranh, hội nhập; chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất quy mô lớn...qua đó góp phần tạo ra "con đường sáng" từ ruộng rau đến bếp ăn của mỗi gia đình. 

 

Hiến kế loại bỏ tình trạng "mỗi nhà có 2 luống rau"

 

- Từ 8.49': Quốc hội thảo luận tiến hành thảo luận dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (đầu giờ sáng đã có 76 đại biểu đăng ký thảo luận).

 

Mở đầu phần thảo luận, đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang): Cho rằng đây không phải là vấn đề mới phát sinh. Thời gian qua tuy đã có những chuyển biến, song tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất lớn, gây bức xúc dư luận, theo kết quả điều tra dư luận xã hội về ATTP do VPQH tiến hành, chỉ có 10% yên tâm với thực phẩm sử dụng hàng ngày, trong khi có tới 59% chưa yên tâm và 27,5% hoàn toàn không yên tâm,... Đại biểu nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân trong những tồn tại, hạn chế về quản lý an toàn thực phẩm.

 

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình): Nhấn mạnh tác hại to lớn của mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương trong quản lý an toàn thực phẩm; phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh, tố giác các hành vi mất an toàn thực phẩm; cần có đường dây nóng, cơ chế tiếp nhận phản ánh về mất an toàn thực phẩm; có cơ chế khen thưởng kịp thời;...

 

Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội): Tham luận về vấn đề ô nhiễm nguồn nước các hệ thống sông Nhuệ, Đáy (do nước thải) và ô nhiễm đất dẫn đến mất an toàn thực phẩm (rau quả, chăn nuôi, thủy sản);... Đại biểu đề nghị có giải pháp căn cơ, vào cuộc quyết liệt "giải cứu" sông Nhuệ, sông Đáy, "giải cứu" người dân sinh sống trong lưu vực sông.

 

Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Bình Phước): Đề nghị rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, tránh chồng chéo; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong quản lý an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả quản lý thức ăn đường phố; đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất...

 

Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu): Cho rằng nguyên nhân chính của những hạn chế yếu kém là do quản lý nhà nước còn hạn chế, pháp luật còn bất cập, đại biểu đề nghị phải đề ra những mục tiêu định lượng cụ thể về an toàn thực phẩm để nhân dân giám sát. Ví dụ, cần quy định mỗi năm giảm bao nhiêu phần trăm số vụ ngộ độc thực phẩm so với năm trước; phấn đấu đến năm 2020 có 100% các tỉnh, thành phố thực hiện quy hoạch  cơ sở giết mổ tập trung; 100% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm…


Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định): Tham luận về vấn đề quản lý thực phẩm (đồ ăn vặt) bày bán trước cổng trường. Cho rằng thực phẩm bẩn đang "bủa vây" trường học,... 


Các đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương); Hồ Thanh Bình (An Giang); Lê Thị Yến (Phú Thọ); Bế Minh Đức (Cao Bằng);... tham luận về các vấn đề: Quản lý nguồn hóa chất liên quan đến bảo vệ thực vật, chế biến thực phẩm


“Liệu có quá khi nói rằng chúng ta đang tự đầu độc chính mình khi báo cáo của Đoàn giám sát cho rằng, mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong có đó một phần nguyên nhân từ sử dụng thực phẩm không an toàn”

 

 

- 8.00': Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.

 

Đối với QH, Đoàn giám sát kiến nghị ban hành Nghị quyết kết quả hoạt động giám sát về đẩy mạnh việc thực thi chính sách, pháp luật về ATTP giai đoạn 2016 - 2020; xem xét sửa đổi một số văn bản pháp luật có liên quan để tạo thuận lợi cho công tác quản lý ATTP; yêu cầu Chính phủ hàng năm phải báo cáo QH về kết quả thực hiện công tác quản lý ATTP vào kỳ họp cuối năm.

 

Đối với Chính phủ, Đoàn giám sát kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các văn bản QPPL theo hướng tránh bất cập, chồng chéo, không khả thi; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về ATTP theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý ATTP. Ở các tỉnh, thành phố lớn, trung tâm kinh tế nghiên cứu để tiến tới thành lập Ban quản lý ATTP cấp tỉnh; tiếp tục cho thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành về ATTP, tăng mức xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp chế tài pháp luật ATTP về các hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; ở cấp xã cần có cán bộ theo dõi ATTP…

 

 

Chúng ta đã làm gì để ngăn chặn thực phẩm bẩn?

 

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh): Trong quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), cần đánh giá được 2 vấn đề, đó là chúng ta đã làm được gì để ngăn chặn thực phẩm bẩn và khuyến khích thực phẩm sạch?


Đại biểu cho biết: Hiện nay, ở TP Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thành lập Ban Quản lý ATTP. TP Hồ Chí Minh có điều kiện thuận lợi, là nơi tập trung những phòng thí nghiệm trọng điểm, có điều kiện kiểm nghiệm thực phẩm khá tốt. Nhưng các phòng thí nghiệm này cũng còn thiếu sự phối hợp. Mỗi phòng thí nghiệm lại trực thuộc một cơ quan khác nhau. 

 

 

Quyết liệt hơn nữa trong quản lý ATTP

 

Có thể nói, không có lĩnh vực nào mà vấn đề quản lý nhà nước lại tác động trực tiếp, thường xuyên và nóng bỏng như an toàn thực phẩm (ATTP). Đây là lĩnh vực liên quan mật thiết đến sức khỏe, sinh mạng, tuổi thọ, giống nòi… do nhiều cơ quan cùng quản lý theo tiêu chí của sản xuất, kinh doanh, lưu thông, bảo quản và cuối cùng là đến người tiêu dùng.

 

Theo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân do Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ, ngành đã tăng cường giám sát, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua chương trình giám sát tối cao của Quốc hội, chương trình phối hợp giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hoạt động thanh tra, kiểm tra của các bộ, ngành và chính quyền địa phương.

 

Nguồn: Chinhphu.vn

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập