Sức khỏe nền kinh tế phụ thuộc vào các doanh nghiệp

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Sức khỏe nền kinh tế phụ thuộc vào các doanh nghiệp
Ngày đăng bài - 8/5/2021 12:00:00 AM
Sức khỏe nền kinh tế phụ thuộc vào các doanh nghiệp

Khi xảy ra tình huống nguy cấp, doanh nghiệp sẽ là lực lượng quan trọng để tổ chức sản xuất sau Covid-19 cũng như cung ứng kết nối cho những nơi bị ảnh hưởng.

 

Nguồn cung dư thừa

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến - Tổ trưởng Tổ công tác làm việc với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Ảnh: Phạm Hiếu

 

Tổ công tác chỉ đạo kết nối cung ứng, tiêu thụ sản xuất các tỉnh thàng phía Bắc của Bộ NN-PTNT đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam về tình hình chăn nuôi, sản xuất trong điều kiện dịch Covid-19.

 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Tổ trưởng Tổ công tác, đã nghe báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty C.P. trong điều kiện Covid-19, những phương án sản xuất hậu Covid-19 trong điều kiện giãn cách Hà Nội chưa thể tự cung tự cấp đủ với nhu cầu lớn của người dân Thủ đô.

 

Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội (Khu công nghiệp Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) của Công ty có công suất giết mổ gà 60.000 con/ngày tương đương sản lượng 3.500 tấn/tháng, 42.000 tấn/năm. Hiện nay công suất của nhà máy đạt từ 61 - 65% theo nhu cầu của thị trường.

 

Công suất để nhà máy sản xuất các sản phẩm chế biến là 2.500 tấn/tháng, tương đương 30.000 tấn/năm. Hiện công suất của nhà máy đạt 90%.

 

Hiện nay, tại các tỉnh miền Bắc, Công ty đang chăn nuôi 900.000 con gà trắng công nghiệp, 950.000 con gà lông màu, 387.000 con vịt, mỗi tháng sản xuất khoảng 7 triệu quả trứng, 64.000 con lợn từ 26 tuần tuổi trở lên.

 

Bình quân mỗi ngày Công ty cung cấp 4.000 con lợn hơi thông qua các lò mổ trên địa bàn Hà Nội. Qua hệ thống 157 cửa hàng CP Pork Shop tại Hà Nội, Công ty đã cung cấp các sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng, xúc xích… và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác.

 

157 cửa hàng CP Pork Shop tại Hà Nội cung cấp các sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng, xúc xích… và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác. Ảnh: C.P. Việt Nam.

Nhà máy đã xây dựng hệ thống 195 xe lạnh vận chuyển đạt tiêu chuẩn, trong đó có 40 xe được Sở Công thương Hà Nội cho phép di chuyển trên các phố cấm vào khung giờ cấm trên địa bàn thành phố. Trong thời điểm này Công ty vẫn có thể đảm bảo được khâu vận chuyển, giao hàng. Sản phẩm của Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội đều được tiêu thụ ở các hệ thống siêu thị lớn và các hệ thống cửa hàng tiện lợi, hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch.

 

Đánh giá chung, nguồn cung của Công ty hiện đang dư thừa, các sản phẩm về gia súc, gia cầm đang gặp khó khăn trong tiêu thụ.

 

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng

 

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, diễn biến dịch bệnh Covid-19 hiện đang rất phức tạp và khó lường. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam thực hiện được miễn dịch cộng đồng thì chắc chắn tình hình sẽ không còn quá nghiêm trọng.

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định: “Cho đến nay tình hình dịch bệnh tại các tình thành phía Bắc chưa quá nguy cấp và các địa phương có rất nhiều kinh nghiệm phòng chống dịch. Thời điểm này các tỉnh phải duy trì tốc độ tăng trưởng, tạo nguồn cung dồi dào cho những nơi đang bị ảnh hưởng của Covid-19".

 

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho rằng hiện nay vai trò của các cơ quan Nhà nước là kết nối cung cầu, điều phối hài hòa, phải thu hoạch đúng vụ, sản lượng đạt tối đa, giá cả bình ổn, hợp lý. “Sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp. Thời gian qua, Công ty C.P. là một trong những doanh nghiệp tiên phong từ trình độ công nghệ đến công tác phòng chống dịch bệnh để hướng đến mục tiêu duy trì sản xuất, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Công ty C.P. chuẩn bị những kịch bản vừa tái sản xuất, vừa điều phối, cung ứng nông sản cho phía Nam. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo đó, Thứ trưởng đã đề nghị Công ty C.P. chuẩn bị những kịch bản vừa tái sản xuất, vừa điều phối, cung ứng nông sản cho phía Nam. Nếu xảy ra tình huống nghiêm trọng, Công ty cần tính đến việc thực hiện hiệu quả triệt để những biện pháp an toàn sinh học, tổ chức hoạt động theo tiêu chí “3 tại chỗ” để không làm đứt gãy dây chuyền sản xuất.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT lưu ý đến những bài học kinh nghiệm đúc rút từ công tác phòng chống dịch từ miền Nam: Cả hệ thống chính trị đều phải vào cuộc. Trong bất kì tình huống nào cũng phải đảm bảo lưu thông sản xuất.

“Doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn trong thời điểm khó khăn hiện tại. Khi xảy ra những tình huống nguy cấp, doanh nghiệp sẽ là lực lượng quan trọng để giải quyết vấn đề tổ chức sản xuất cũng như cung ứng kết nối cho những nơi bị ảnh hưởng”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

 

Tác giả: PHạm Hiếu

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Thời gian qua, để phòng chống dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lây lan, làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã triển khai phướng thức sản xuất “3 tại chỗ” tại các nhà máy. Song song đó xây dựng các chương trình sản xuất an toàn dịch bệnh dịch Covid-19 đối với con người và các loại dịch bệnh trên vật nuôi theo từng bộ phận. Tuân thủ tuyệt đối quy định 5K của Bộ Y tế và những quy định hiện hành từ Trung ương đến địa phương.

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập