Tập đoàn Tân Long: Hợp tác với 6 công ty Đan Mạch trong nuôi lợn và sản xuất lúa gạo

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Tập đoàn Tân Long: Hợp tác với 6 công ty Đan Mạch trong nuôi lợn và sản xuất lúa gạo
Ngày đăng bài - 9/6/2018 12:00:00 AM
Tập đoàn Tân Long: Hợp tác với 6 công ty Đan Mạch trong nuôi lợn và sản xuất lúa gạo

Ngày 5/9/2018, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Đại sứ quán Đan Mạch, sáu công ty Đan Mạch đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Tân Long, chính thức hóa việc ứng dụng công nghệ tiên tiến Đan Mạch vào các dự án của Tân Long.

 

Lễ ký kết giữa tập đoàn Tân Long và 6 công ty Đan Mạch (Skiold, Munters, Tornordic, Danbred, Vilomix, Haarslev)

 

Tập đoàn Tân Long là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản hàng đầu Việt Nam. Công ty hiện đang hướng tới việc mở rộng quy mô sản xuất lúa gạo và chăn nuôi lợn. 

 

Hiện nay, Tân Long đang tiến hành đầu tư vào công nghệ cao và đổi mới để có thể triển khai mô hình sản xuất kinh doanh 3F (Thức ăn chăn nuôi- Trang trại chăn nuôi – Thực phẩm), nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 

 

Hiện tại, trang trại chăn nuôi heo của Tân Long đã đạt tới quy mô 350,000 con với định hướng nâng số lượng heo bán ra thị trường lên tới 1 triệu con thời gian tới. Ngoài thị trường nội địa, Tân Long đang đầu tư xây dựng các trang trại quy mô lớn tại Myanmar, với kế hoạch cung ứng khoảng 100.000 con heo thịt cho thị trường này trong năm 2019.

 

Vì vậy, 6 đối tác Đan Mạch của tập đoàn Tân Long là các nhà cung ứng công nghệ, giải pháp theo phương pháp chìa khóa trao tay nổi tiếng trên thế giới trong các lĩnh vực: trang thiết bị cho trang trại chăn nuôi lợn, xử lý ngũ cốc, giải pháp cho nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, cung cấp giống heo, chương trình dinh dưỡng, nhà máy giết mổ, chế biến và nhà máy bột thịt xương.

 

Lễ ký kết giữa Tập đoàn Tân Long và công ty SKIOLD trong việc cung cấp giải pháp trọn gói cho cụm nhà máy làm sạch, sấy khô và lưu trữ lúa gạo.

 

Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác chiến lược này, công ty SKIOLD sẽ triển khai một dịch vụ trọn gói trị giá nhiều triệu euro bao gồm: tư vấn, thiết kế và cung cấp thiết bị phục vụ cho việc chăn nuôi heo và cung cấp giải pháp trọn gói cho cụm nhà máy làm sạch, sấy khô và lưu trữ lúa gạo.

 

Là đối tác thân thiết của SKIOLD, công ty Munter sẽ cung cấp giải pháp thông gió cho tất cả các dự án chăn nuôi heo của Tập đoàn Tân Long.

 

Công ty Danbred và Vilomix sẽ cung cấp heo giống, chất premix có chất lượng cao nhất, cũng như các giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất cho các dự án chăn nuôi heo của Tân Long tại Myanmar và Việt Nam.
 

Cuối cùng, công ty Tornordic và nhà thầu phục vụ Haarslev sẽ là đơn vị xây dựng và lắp đặt một nhà máy giết mổ và chế biến thành phẩm, và nhà máy bột thịt xương cho tập đoàn Tân Long.

 

Kim Hojlund, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam

 

“Đan Mạch và Việt Nam đã có bề dày hợp tác trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ xử lí giống cây trồng, chăn nuôi, thủy sản, môi trường và năng lượng. Phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm luôn là trung tâm của sự hợp tác song phương giữa hai quốc gia”, ông Kim Hojlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết.

 

Đại sứ quán rất vui mừng khi có thể tham gia hỗ trợ Việt Nam khai thác tiềm năng to lớn của ngành sản xuất nông lương thực bằng cách thú đẩy quan hệ hợp tác với Đan Mạch, điển hình như lễ ký kết hợp tác chiến lược này. Tôi hi vọng các bên sẽ nhanh chóng đưa thỏa thuận hợp tác này vào triển khai thông qua việc xúc tiến hợp ký kết hợp đồng thương mại trong ngày hôm nay tại Hà Nội, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, ông Kim Hojlund Christensen nhấn mạnh.

 

Ông Lasse Vegiegand Hansen, Tổng giám đốc tập đoàn SKIOLD 

 

“Chúng tôi rất vui mừng và vinh dự khi trở thành đối tác chiến lược chính Tập đoàn Tân Long, cũng như nhà cung cấp giải pháp và thiết bị dự án làm sạch, sấy khô và lưu trữ lúa gạo lớn nhất Việt Nam, có công suất 12,000 tấn và mở rộng giai đoạn hai lên đến 240,000 tấn này. 

 

Công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm dày dặn của chúng tôi sẽ góp phần tăng hiệu suất của chuỗi hậu cần sản xuất, giảm thải cũng như đưa các giống gạo đặc sản Việt Nam lên chuẩn chất lượng cao nhất. 

 

Cùng với Tập đoàn tân Long, chúng tôi mang lại nhiều lợi ích cho ngành chăn nuôi heo thịt Việt Nam với nền tảng công nghệ hiện đại nhất cũng như triết lý của Đan Mạch về chuỗi giá trị 3F (BAF) theo quy trình khép kín từ trang trại tới bàn ăn (thức ăn chăn nuôi – trang trại chăn nuôi – thực phẩm) góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc”, Tổng giám đốc tập đoàn SKIOLD – ông Lasse Vegiegand Hansen phát biểu.

 

Bản thỏa thuận chiến lược này là một ví dụ điển hình về quan hệ thương mại trong lĩnh vực chăn nuôi – một phần trong Hiệp định đối tác Toàn diện được ký kết giữa Đan Mạch và Việt Nam năm 2013.

 

Ông Nguyễn Chánh Trung, Giám đốc điều hành mảng gạo và nhà máy gạo – Tập đoàn Tân Long

 

Theo ông Nguyễn Chánh Trung, Giám đốc điều hành mảng gạo và nhà máy gạo – Tập đoàn Tân Long, các công nghệ và giải pháp của các doanh nghiệp đối tác Đan Mạch sẽ giúp Tân Long có được sự tối ưu trong chăn nuôi lợn; sản xuất, chế biến và lưu trữ các sản phẩm từ lúa gạo. 

 

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi

 

Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Tập đoàn Tân Long gia nhập ngành chăn nuôi Việt Nam không phải phải sớm nhưng rất nhanh. Sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi Tân Long đã kinh doanh và cung cấp ngày càng gia tăng về số lượng, có những có mặt hàng chiếm 20-30% thị phần, chất lượng mà các mặt hàng Tân Long cung cấp đạt yêu cầu và liên tục cải thiện. Tôi đánh giá cao sự cố gắng của Tân Long”.

 

Các sản phẩm dinh dưỡng trong chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi chế biến của Đan Mạch đã có tiếng ở châu Âu; về giống lợn Đan Mạch cũng đứng đầu thế giới về năng suất sinh sản, chất lượng thịt; các kỹ thuật chuồng trại và quy trình chăn nuôi cũng rất tiên tiến. Vì vậy, việc tập đoàn Tân Long và 6 công ty ký kết hợp tác chiến lược ở hai lĩnh vực quan trọng và là gốc của nông nghiệp Việt Nam là chăn nuôi lợn và chế biến lúa gạo, ông đã hình dung ra ngành chăn nuôi lợn công nghiệp có gắn với giết mổ, chế biến và thị trường. Chế biến, giết mổ gắn với thị trường đang là lĩnh vực ngành chăn nuôi Việt Nam yếu và đang cần.

 

Ở góc độ cơ quan quản lý chuyên ngành, Cục Chăn nuôi sẽ tạo mọi điều kiện cho các đối tác Đan Mạch có thể đầu tư và cùng đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, để sớm đưa Việt Nam trở thành nước có ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đứng đầu khu vực, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết thêm.

 

"Nếu có công nghệ của Đan Mạch đưa vào thì Việt Nam có thể thành cường quốc chăn nuôi lợn. Cần hình thành những tập đoàn sản xuất quy mô lớn như Tân Long đứng đầu và có 6 doanh nghiệp Đan Mạch cùng hợp tác, có những trang trại vệ tinh, hợp tác xã, nông hộ lớn sản xuất theo đơn đặt hàng. Sản xuất theo chuỗi liên kết như thế sẽ giúp kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, cân đối cung cầu", ông Dương nhận định.

 

TÂM AN
Nguồn: Nhachannuoi.vn
 

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập