Tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2017

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2017
Ngày đăng bài - 1/23/2018 12:00:00 AM
Tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2017

Ngày 19 tháng 01 năm 2018, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị Tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018. Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Đàm Văn Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y chủ trì hội nghị.

 

Tham dự Hội nghị có đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT; đại diện Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, các tổ chức nước ngoài như FAO, CDC; đại diện sở NN&PTNt, chi cục chăn nuôi và thú y các tỉnh thành… Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tham dự hội nghị.

 

Tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2017Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc TTKNQG phát biểu tại Hội nghị

 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2017.

 

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm: Năm 2017, cả nước có 40 ổ dịch cúm A/H5 trên đàn gia cầm được phát hiện tại 83 hộ chăn nuôi của 31 huyện thuộc 21 tỉnh, thành phố. Nhìn chung, các địa phương đã khống chế tốt các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng và không lây sang người, mức độ thiệt hại không đáng kể. Trong thời gian tới, các ổ dịch vẫn phát ra rải rác tại những địa bàn có nguy cơ cao, đặc biệt khu vực nuôi nhiều thủy cầm, khu vực buôn bán gia cầm sống và những nơi đã xảy ra dịch cúm gia cầm.

 

Năm 2017, cả nước có 13 ổ dịch lở mồm long móng chủ yếu từ gia súc trong khu vực ổ dịch cũ nhưng chưa được tiêm phòng vắc-xin LMLM hoặc vận chuyển gia súc không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch. Trong thời gian tới, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch ra diện rộng là rất cao do đó các vùng có nguy cơ cao như các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, nơi đã xảy ra dịch và gia súc chưa tiêm phòng triệt để.

 

Trong năm qua, cả nước không có ổ dịch tai xanh trên lợn, tuy nhiên dịch bệnh tai xanh vẫn tiềm ẩn và nguy cơ phát sinh là rất cao. Về bệnh dại, cả nước có 19 tỉnh thành báo cáo về 1.045 trường hợp chó nghi mắc bệnh dại, số chó được tiêm vắc-xin phòng dại là 3,6 triệu con trên tổng số 7,2 triệu con, chiếm 51%.

 

Một số dịch bệnh khác như: Trên trâu, bò phổ biến là bệnh tụ huyết trùng, bệnh ung khí thán ở Điện Biên; Trên lợn vẫn xảy ra dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn và E.coli; Trên gia cầm có dịch tả vịt, gumboro, Newcastle, tụ huyết trùng.

 

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản, năm qua, tổng diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại là 40.236 ha, giảm 42,32% so với cùng kỳ năm 2016.

 

Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 39.016 ha, giảm 41,56% so với cùng kỳ năm 2016, chủ yếu tôm mắc bệnh đốm trắng và hoại tử gan, tụy cấp.

 

Tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là 391,06 ha, giảm 5,77% so với cùng kỳ năm 2016, chủ yếu do bệnh gan, thận mủ, ký sinh trùng, xuất huyết, trắng gan, trắng mang…

 

Ngoài ra bệnh còn xảy ra trên các thủy sản khác như tôm hùm, cá bớp, cá chẽm…

 

Năm 2018, các cấp, các ngành, cần tiếp tục chủ động trong công tác: Chỉ đạo điều hành, phòng dịch; Triển khai, giám sát, xác định lưu hành vi rút, lập bản đồ dịch tễ và đánh giá hiệu lực vắc-xin; Hướng dẫn và tổ chức xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hướng tới xuất khẩu; Tiếp tục tăng cường nghiên cứu, sản xuất vắc-xin LMLM, một số vắc-xin chủ lực khác; Phối hợp liên ngành “Một sức khỏe”; Thông tin tuyên truyền; và Hợp tác quốc tế.

 

Công tác phòng chống dịch bệnh cho thủy sản, cần tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh thủy sản; Triển khai, giám sát dịch bệnh; Hướng dẫn và tổ chức xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hướng tới xuất khẩu; Nghiên cứu yêu cầu về công tác phòng chống dịch bệnh của các nước nhập khẩu thủy sản để đáp ứng đòi hỏi của thị trường; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền; Quản lý vật tư đầu vào; Hướng dẫn các địa phương phòng dịch chủ động; Tăng cường hợp tác quốc tế.

 

Tham dự Hội nghị, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc TTKNQG cho biết Trung tâm thường xuyên tham gia công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản, cập nhật các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành và tình hình thực tế để đưa lên trang web KNVN, hướng dẫn địa phương và bà con nông dân triển khai thực hiện. Tổ chức các Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, thực hiện tọa đàm, phóng sự trên VOV, VTV1, VTV2, VTC16, viết tin, bài, tư vấn hỏi đáp… với các chủ đề phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản đã giúp bà con nông dân trong việc phòng bệnh, sớm phát hiện và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho vật nuôi.

 

Trung tâm đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu” giúp một số cơ sở chăn nuôi lợn ở Thái Bình, Nam Định, gà ở Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Trung tâm cũng tích cực tham gia hoạt động của Bộ, ngành, liên ngành: “Một sức khỏe”, các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

 

Năm 2018 và những năm tiếp theo, TTKNQG sẽ tăng cường hơn nữa việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành; tham gia phối hợp để tăng cường phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản, góp phần phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

 

Kết luận Hội nghị, thứ Trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã phát biểu như sau:

 

Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Luật Thú y mới, thực hiện cải cách hành chính góp phần giảm thủ tục hành chính, kiểm soát tốt dịch bệnh nên ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định. Tuy nhiên, đến nay chưa có số liệu chính thức về xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, chưa có nhiều vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, chưa kiểm soát chặt chẽ chất cấm và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, thủy sản về tồn dư kháng sinh, hóa chất độc hại, thanh tra chuyên ngành chủ yếu thực hiện theo kế hoạch, chưa kiểm tra đột xuất… Nhiều địa phương chưa phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

 

Việc thực hiện Nghị quyết TW 6 về việc sáp nhập trạm thú y và các đơn vị khác trong huyện cần xem xét và bàn bạc kỹ.

 

Năm 2018 có nhiều thách thức, để đạt mục tiêu của Bộ NN&PTNT về ngành chăn nuôi tăng trưởng 3% trong năm 2018, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh như vệ sinh, tiêu độc khử trùng, sớm phát hiện và xử lý kịp thời ổ dịch, tăng cường quản lý dịch tễ, chống buôn lậu qua biên giới, kiểm soát giết mổ, tăng cường thanh tra chuyên ngành, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

- Đối với dịch bệnh động vật trên cạn: Tập trung phòng chống dịch bệnh như cúm gia cầm, LMLM, tai xanh, dại…

- Đối với thủy sản: Tập trung phòng chống dịch bệnh cho tôm, cá tra…kiểm soát hóa chất độc hại trên sản phẩm thủy sản.

- Tăng cường truy suất nguồn gốc, vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gắn chuỗi.

- Về cải cách hành chính: Cục Thú y phối hợp với địa phương để tham mưu cho Bộ, Chính phủ về quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y.

- Các địa phương cần xây dựng và phê duyệt kế hoạch, chủ động kinh phí phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

 

Liên Hương
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập