Xây dựng chuỗi khép kín và vùng nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Xây dựng chuỗi khép kín và vùng nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
Ngày đăng bài - 6/20/2017 12:00:00 AM
Xây dựng chuỗi khép kín và vùng nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm của nước ta đã và đang phát triển. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro.

 

Đỉnh điểm là thời gian vừa qua, phát triển chăn nuôi lợn quá “nóng”, cung vượt xa cầu, xuất khẩu không được, dẫn đến khủng hoảng thừa. Vậy phải làm gì để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi?  

 

XK lợn sữa và lợn choai đạt 100 triệu USD, chưa XK được gia cầm

 

Đại diện Cục Thú y cho hay, đối với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước, hiện nay mới chỉ có rất ít tập đoàn, Cty lớn có chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn đến giết mổ, chế biến thịt để tiêu thụ trong nước. Còn lại, hầu hết là tiêu thụ sản phẩm thịt nóng tại các cửa hàng, siêu thị, chợ cóc, chợ tạm,...

 

 

Đối với sản phẩm chăn nuôi để XK, hiện tại cả nước có 6 cơ sở giết mổ (CSGM) XK thịt lợn sữa, lợn choai đông lạnh sang Hồng Kông và 2 CSGM XK thịt lợn sữa sang Malaysia. Năm 2016, XK đạt khoảng 11 nghìn tấn (trị giá khoảng 100 USD). 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 10,6 nghìn tấn (trị giá khoảng 46 USD). Trong nhiều năm qua sản phẩm thịt lợn sữa, thịt lợn choai của Việt Nam luôn bảo đảm về chất lượng, ATTP, không có lô hàng nào bị trả về và đã tạo được uy tín trên thị trường.

 

Với thịt gà chỉ tiêu thụ ở trong nước, chưa có thịt XK. Đối với sản phẩm trứng gia cầm, hiện tại có 5 cơ sở đã và đang XK trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo, trứng chim cút đóng hộp sang Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản.

 

Từ 2015 Bộ NN-PTNT, Cục Thú y đã nhiều lần đề nghị các DN có nhu cầu XK cần xây dựng các đề án XK cụ thể đối với từng loại sản phẩm và từng thị trường... nhưng chỉ có Cty TNHH Koyu & Unitek gửi hồ sơ đăng ký XK thịt gà chế biến sang Nhật Bản. Phía Nhật Bản đã cử đoàn thanh tra thú y sang đánh giá chuỗi sản xuất thịt gà XK và hiện nay đang chờ kết quả đánh giá từ phía Nhật Bản.

 

Gần đây, vào quý I, II năm 2017, có thêm Cty Ba Huân, Cty Thành Đức, Cty C.P Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký XK thịt gà, trứng gà sang các nước. Cục Thú y đã và đang hướng dẫn các Cty này hoàn thiện thủ tục theo yêu cầu của nước NK.  

 

Tồn tại lớn trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ trong nước và XK

 

Cục Thú y cho rằng, dù có nhiều cơ chế chính sách về quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, XK thịt gia súc, gia cầm nhưng việc triển khai còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập. Cụ thể, đến nay chưa có quy hoạch tổng thể vùng chăn nuôi. Có một số tỉnh đã tiến hành quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, nhưng cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, chưa thu hút được các nhà đầu tư phát triển theo hướng đã quy hoạch. Đầu tư chăn nuôi còn tự phát, thiếu định hướng. Tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập. Liên kết sản xuất lỏng lẻo, mới chỉ liên kết ngang (giữa các DN với nhau), chưa có liên kết dọc.

 

Quy hoạch giết mổ tập trung, đến nay mới có 56/63 tỉnh/thành được phê duyệt. Tuy nhiên, hiện mới có 249/1.431 cơ sở giết mổ lợn thuộc diện quy hoạch và 75/672 cơ sở giết mổ gà thuộc diện quy hoạch được đưa vào sử dụng. Các cơ sở này chỉ là các cơ sở giết mổ để tiêu thụ thịt nóng tại các địa phương.

 

Trong khi đó, giá thành chăn nuôi lợn, gà ở nước ta còn cao. Do vậy các DN không quan tâm tới việc sản xuất thịt gia súc, gia cầm để XK sang các nước mà chỉ tập trung sản xuất thịt gia súc, gia cầm tươi sống để tiêu thụ trong nước.

 

Từ năm 2008 Cục Thú y đã hướng dẫn Cty Liên doanh Đức Việt và Cty CP chế biến hàng XK Cầu Tre XK các sản phẩm chế biến từ thịt lợn sang Nhật Bản. Tuy nhiên, sau đó các Cty này không tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để XK sản phẩm thịt lợn sang Nhật Bản.

 

Tháng 10/2014, Đoàn thanh tra của Cục Kiểm dịch động thực vật LB Nga (FSVPS) sang Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn dịch bệnh (ATDB), ATTP đối với 08 CSGM lợn và các trang trại chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các CSGM tại Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, TP. HCM và Đồng Nai để XK sang thị trường Nga. Kết quả đánh giá cả 8 CSGM đều không đạt yêu cầu. Cục Thú y đã tổ chức hướng dẫn cho các Cty khắc phục lỗi mà đoàn thanh tra nêu ra, nhưng các Cty không tổ chức khắc phục.

 

Đến tháng 4/2017 chỉ có Đồng Nai chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch cụ thể và bố trí kinh phí để triển khai giám sát tại trang trại cung cấp gia cầm cho Cty TNHH Koyu & Unitek Đồng Nai và các vùng đệm xung quanh nhà máy chế biến XK. Nhiều địa phương trọng điểm chăn nuôi lợn và gà có nhiều cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn, nhưng vẫn còn rất nhiều hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ đan xen với cơ sở chăn nuôi tập trung, do vậy chưa có được các vành đai ATDB cho các cơ sở chăn nuôi tập trung.

 

Tháng 2/2015, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt đề án thí điểm xây dựng vùng ATDB lợn tại Thái Bình, Nam Định và đề án thí điểm xây dựng vùng ATDB gà tại Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu. Tuy nhiên, các địa phương không có kinh phí để xây dựng vùng ATDB, đồng thời còn rất nhiều cơ sở chăn nuôi không có kinh phí để xây dựng cơ sở ATDB.  

 

Giải pháp nào để đẩy mạnh XK?

 

Hiện nay, hầu hết các CSGM lợn và gà đều không có hệ thống cấp đông, bảo quản lạnh, không có chuỗi sản xuất thịt bảo đảm ATDB, ATTP đến sản phẩm XK (trừ Công ty TNHH Koyu & Unitek tại tỉnh Đồng Nai mới được đầu tư hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín từ khâu chế biến thức ăn chăn nuôi đến sản phẩm thịt gà chế biến xuất khẩu và đã được cơ quan thú y của nước nhập khẩu tổ chức đánh giá).

 

Trong khi đó tất cả các nước có nhu cầu NK đều yêu cầu phải có chuỗi sản xuất khép kín đến sản phẩm cuối cùng bảo đảm ATDB và ATTP để XK. Do vậy, các DN có nhu cầu XK cần liên hệ với Cục Thú y để được hướng dẫn, tư vấn.

 

Hàng năm, cơ quan thú y TƯ của Thái Lan được cấp khoảng 180 triệu USD, tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động kiểm soát bảo đảm ATDB và ATTP, tổ chức sản xuất chuỗi sản phẩm thịt gà chế biến theo hướng công nghiệp hiện đại, khép kín để kiểm soát chặt chẽ toàn bộ các khâu trong chuỗi sản xuất nhằm đảm bảo ATDB, ATTP theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, mỗi năm Thái Lan đã XK đạt trên 4 tỷ USD sản phẩm gia súc, gia cầm sang châu Âu, Nhật Bản…


Thời gian qua, Cục Thú y đã luôn chủ động trao đổi, đàm phán với nhiều cơ quan thú y thẩm quyền của các nước. Kết quả là có 8 cơ sở giết mổ lợn sữa và lợn choai được phép XK, hằng năm có khoảng 50 nghìn tấn mật ong của 41 DN được phép XK mật ong sang thị trường Châu Âu và các nước khác, nhiều cơ sở sản xuất trứng gia cầm đã được phép XK sang nhiều nước,...


Cục Thú y cũng đề nghị Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ và các địa phương tiếp tục đầu tư kinh phí cho việc quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc và gia cầm, tăng cường đầu tư năng lực cho ngành thú y ở TƯ và địa phương, cấp đủ kinh phí để thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật theo yêu cầu của Tổ chức OIE như LMLM, dịch tả lợn, CGC, Niu cát xơn,…, cấp kinh phí để xây dựng vùng ATDB,... (giống như các nước phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan,…) mới có thể xây dựng được các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm ATDB, ATTP để đẩy mạnh XK sản phẩm chăn nuôi sang các nước theo đúng quy định của Tổ chức OIE và của nước NK.

 

Hiến Văn

Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

 

Cơ chế, chính sách - đủ cả

Từ năm 2006, Chính phủ và Bộ NN-PTNT đã ban hành rất nhiều cơ chế chính sách về chăn nuôi, như: Khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng CSGM, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp; rà soát, đánh giá lại quy hoạch chăn nuôi của các tỉnh trên cơ sở tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh. Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với quy hoạch giết mổ và thị trường tiêu thụ. Xây dựng vùng chăn nuôi ATDB và mô hình liên kết sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi...

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập