BT Nguyễn Xuân Cường: Hưng Yên cần xây dựng nền nông nghiệp đô thị

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
BT Nguyễn Xuân Cường: Hưng Yên cần xây dựng nền nông nghiệp đô thị
Ngày đăng bài - 3/29/2017 12:00:00 AM
BT Nguyễn Xuân Cường: Hưng Yên cần xây dựng nền nông nghiệp đô thị

“Hưng Yên cần định hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị, lấy cây cảnh, con cảnh, cây dược liệu gắn du lịch dịch vụ, tham quan giải trí không chỉ phục vụ cho tỉnh mà đáp ứng cho cả Thủ đô’ – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cườngđã nhấn mạnh như vậy tại buổilàm việcvới lãnh đạotỉnh Hưng Yên về tái cơ cấu ngành nông nghiệpngày 28.3.
 

 

Nhiều cây, con cho thu nhập 300-500 triệu/ha

 

Những năm qua, nông nghiệp Hưng Yên có sự chuyển đổi mạnh mẽ, nhất là thúc đẩy phát triển những cây, con có lợi thế, hiệu quả kinh tế cao như: gà Đông Tảo, nhãn, cây cảnh, cây ăn quả. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, những năm gần đây, nhiều nông dân đã chuyển đổi mạnh đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây cảnh, cây dược liệu có giá trị kinh tế rất cao. Như cây nghệ ở Khoái Châu, trồng 9 tháng là cho thu hoạch sản phẩm với giá trị 500-600 triệu/ha. Chính vì vậy, diện tích trồng đã tăng mạnh từ 160-170ha năm 2016 lên 250-300ha trong năm nay. “Sản phẩm nghệ làm ra không đủ để bán với các thị trường xuất khẩu đi Ấn Độ, Trung Quốc… Đặc biệt, cây nghệ rất thích hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu, an toàn hơn cây chuối (cơn bão số 1 năm ngoái đã khiến hơn 100ha chuối bị ngã đổ)” – ông Phong cho biết.

 

Đó chỉ là một trong những thế mạnh mà tỉnh Hưng Yên đang đẩy mạnh phát triển. Nhắc tới Hưng Yên, không thể không nhắc đến sản phẩm sản phẩm đặc sản gà Đông Tảo.  Đến thăm trại nuôi gà Đông Tảo của ông Nguyễn Văn Thấm(thôn Đông Tảo Nam, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu), Bộ trưởngNguyễn XuânCường quan sát kỹ đàn gà rồi bảo: “Ở đây tuy có nhiều gà đẹp, nhưng ngoại hình không đồng nhất do tính trạng bị phân ly. Chắc chắn đàn gà có hiện tượng cận huyết, thoái hoá nguồn gen”.  Để giới thiệu con đặc sản, ông chủ đã nhanh tay bắt một con gà trống đẹp mã, nặng 5kg, có đôi chân to khoẻ để Bộ trưởng và mọi ngườicùngchiêm ngưỡng. Với quy mô đàntừ 1.000-1.500 con/năm, trong đó có 600 gà mái Đông Tảo thuần chủng, ông Thấmtự sản xuất con giống để nuôi thương phẩm và cung ứng cho các hộ chăn nuôi lân cận. “Bán gà giống với mức 20.000 đồng là có lãi rồi, nhưng không ngờ năm nay giá gà giống cao, hiện gia đình tôi bán được 120.000-130.000đồng/con giống. Về gà thương phẩm, tôi bán giá buôn cao nhất được 12 triệu đồng/con’. Tính ra, mỗi năm gia đình ông thu lợi khoảng 600 – 700 triệu đồng/năm.

 

Theo ông Nguyễn Văn Phóng, hàng năm, tỉnh đều tổ chức Hội thi gà Đông Tảo nhằm quảng bá con đặc sản của địa phương, kích cầu thị trường tiêu thụ. Hiện tại, giá 1 kg gà Đông Tảo thương phẩm rất cao (khoảng 500.000 đồng/kg). Tuy nhiên, Bộ trưởng Cường cảnh báo, người chăn nuôi Hưng Yên không nên thoả mãn với thành quả đạt được, bởi khi hết “cơn sốt”, có thể giá gà Đông Tảo sẽ sụt giảm dần. Điều quan trọng nhất là phải áp dụng khoa học công nghệ để nhân đàn và chăn nuôi quy mô lớn, bán với giá cạnh tranh thì mới phát triển bền vững được.Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên đang thực hiện đề tài thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo, với 15 hộ tham gia. Trung bình mỗi con gà trống có thể thụ tinh cho khoảng 25 – 30 gà mái, chất lượng con giống rất tốt. Nhưng khó ở chỗ, muốn ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà thì phải nuôi nhốt. Những trại gà chăn thả tự do như gia đình ông Thấmkhông thể triển khai được.Chính vì thế, nhiều khi ông phải dùng đến thần dược ‘rocket 1h” để tăng khả năng sinh sản của gà.

 

Trước thực tế này, Bộ trưởng đã giao cho Vụ KHCN&MT phối hợp với Cục Chăn nuôi, Tập đoàn Dabaco… phục tráng giống già Đông Tảo:  “Trước mắt, cần tuyển chọn, đánh giá, phân chia thành từng nhánh tính trạng để chọn ra những dòng tốt nhất. Tiếp đến, cần hình thành các khu nuôi giữ gà Đông Tảo bố mẹ để nhân giống thương phẩm, cung ứng cho người chăn nuôi. Như vậy, nguồn gen của giống gà quý này sẽ luôn được bảo tồn”.

 

Thăm vùng trồng Nhãn của HTX Nhãn lồng thôn Nễ Châu (xã Hồng Nam, TP Hưng Yên) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cung ứng cho hệ thống siêu thị Vinmart, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao công tác chỉ đạo sản xuất của ngành nông nghiệp của địa phương và sự năng động, sáng tạo của nông dân nơi đây. Bởi, với điều kiện thời tiết dị thường như năm nay, số ngày rét ít hơn, thời điểm cây nhãn ra hoa gặp tiết ẩm nên tỷ lệ rụng rất nhiều. Các chủ vườn nhãn đã vận dụng rất sáng tạo các kỹ thuật tiện cây, bón phân và phun thuốc kích nụ… để đảm bảo tỷ lệ đậu quả trên 60%. Giá 1 kg nhãn đường phèn (nhãn cổ truyền của Hưng Yên) lên tới 60 – 70 nghìn đồng, đem lại thu nhập cao cho nông dân. Điển hình như mô hình trồng nhãn rộng 2 mẫu của ông Bùi Xuân Tám, thôn Nễ Châu mỗi năm thu lãi 350 – 400 triệu đồng.Năm nay do áp dụng những biện pháp kỹ thuật cùng với chăm sóc kỹ càng nên vườn nhãn nhà ông đậu hoa, ra quả tới 95%.

 

Với khoảng 1 vạnha đất bãi sản xuất nông nghiệp ngoài đê phù sa màu mỡ, Hưng Yên có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây trồng giá trị cao như hoa màu và cây ăn quả. Riêng diện tích trồng chuối của toàn tỉnh đã lên tới gần 2.000 ha. Đây là đây đem lại thu nhập cao của rất nhiều nông dân các huyện Khoái Châu, Văn Giang.Bộ trưởng và đoàn công tácđã thăm khu đất bãi bạt ngàn chuối tại xã Đại Tập (Khoái Châu) do Cty TNHH Thuận Tâm Thành đầu tư sản xuất. Với tổng diện tích trồng 60 ha tại các tỉnh phía Bắc (trong đó có 30 ha chuối tại Hưng Yên, các diện tích còn lại nằm rải rác ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá), sản lượng bình quân khoảng 3.000 tấn quả/năm. Số lượng này như muối bỏ bể so với nhu cầu của đối tác trong nước (như Vinmart, Fivimart) và các bạn hàng phía Hàn Quốc, Nga và thị trường Trung Đông. Bởi vậy, Cty đã liên kết bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm hộ trồng chuối lân lận (khoảng 10.000 tấn/năm) với giá trung bình 8.000 đồng/kg.

 

Anh Phạm Năng Thành (GĐ Cty Thuận Tâm Thành) chia sẻ: Với năng suất trung bình khoảng 50 tấn/ha, một hecta có thể cho doanh thu khoảng 400 triệu đồng. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô sản xuất chuối của Cty gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề tích tụ ruộng đất. Bởi diện tích đất ở khu vực đồng bằng sông Hồng quá manh mún, việc thoả hiệp thuê đất với các chủ ruộng vô cùng nan giải. Bên cạnh đó, mưa bão cũng là kẻ thù lớn với cây chuối.Nghe thế, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lập tức nói: “Ngay trong tuần này, anh hãy gặp Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên để đặt vấn đề thuê đất trồng chuối xuất khẩu. Nếu có khó khăn gì, cứ bảo Bộ trưởng Cường giới thiệu. Hiện tại, tỉnh này đang có một quỹ đất mấy trăm hecta chờ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, anh về đó chắc chắn sẽ được chính quyền địa phương giúp đỡ”.

 

Bộ trưởng cũng lưu ý, muốn né bão, nông dân trồng chuối chỉ cần lùi mùa vụ là được. Khung thời vụ tốt nhất là tháng 2 – 3 âm lịch hàng năm, sau 6 tháng cây chuối sẽ cho thu hoạch (khoảng từ tháng 8 – 10 âm lịch), thời điểm ấy bão gió không còn căng thẳng nữa. Đồng thời, cần trồng hàng cây bạch đàn quanh khu trồng chuối để chắn gió (hàng cách hàng khoảng 200m).

 

 

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với du lịch

 

Với việc thúc đẩy chuyển đổi và tổ chức lại sản xuất, đến nay thu nhập bình quân trên 1 héc ta đất canh tác của tỉnh Hưng Yên đạt 186 triệu đồng. Đây là mức cao gấp đôi so với bình quân của cả nước. Đánh giá cao những kết quả mà ngành nông nghiệp Hưng Yên đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, áp dụng KHCN, khai thác tốt thị trường; hình thành những vùng cây con hàng hóa phản ánh đúng lợi thế của tỉnh.

 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNTNguyễn Xuân Cường nêu rõ, với lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng các cây, con đặc sản, Hưng Yên có thể gia tăng thêm giá trị chuỗi nông sản. Để làm được điều này, trong tái cơ cấu nông nghiệp Hưng Yên phải xây dựng chiến lược lâu dài, gắn với lợi thế của địa phương. Theo đó, đẩy mạnh thâm canh gắn với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khai thác tốt thị trường không những đáp ứng tiêu thụ trong nước với 90 triệu dân mà còn hướng đến thị trường toàn cầu với 7 tỉ dân. Việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn phải trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ với chuỗi khép kín; phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp và du lịch, theo đó thu hút doanh nghiệp đầu tư khoa học công nghệ và hình thành các hợp tác xã kiểu mới….

 

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Nông thôn, nông nghiệp của Hưng Yên phải tiếp cận đô thị như thế mới khai thác tiềm năng về lợi thế của địa phương trên nền tảng nông nghiệp công nghệ cao, lựa chọn sản phẩm đặc sản đặc sản, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp thông minh. Phải xây dựng một nền “nông nghiệp đô thị” biểu hiện ở chỗ phát triển cây cảnh, con cảnh. Riêng cá cảnh thành phố Hồ Chí Minh cây dựng chiến lược với giá trị 200 triệu đô, riêng cá Koin của Nhật Bản 1 năm doanh thu mấy tỉ đô la. Nông nghiệp đô thị phải phát triển gắn với du lịch thăm quan, giải trí nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Nông sản làm ra phải tươi sống đảm bảo chất lượng cao và an toàn”.

 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Để nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, trước mắt tỉnh Hưng Yên cần phải rà soát lại quy hoạch trong chiến lược phát triển các vùng sản xuất với các đối tượng cây trồng, vật nuôi. Sau đó, có cơ chế tích tụ đất đai, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tổ chức lại sản xuất một cách bài bản cho từng đối tượng cây trồng.

 

omard.gov.vn

 

Ông Nguyễn Văn Doanh – giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Hiện nay, Sở NN-PTNT đang tham mưu cho UBND tỉnh Hưng Yên lập dự án xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, đến năm 2020, tỉnh sẽ xây dựng được 3 – 5 vùng nông nghiệp công nghệ cao (bao gồm các vùng hoa, cây cảnh, rau màu, lúa chất lượng cao) với tổng diện tích khoảng 1.000 ha. Trước mắt, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vùng sản xuất tập trung, công nghệ cao huyện Văn Giang (đã trình Bộ NN-PTNT chấp thuận chủ trương đầu tư).

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập