Chi hội Chăn nuôi Trường Đại học Hùng Vương: Cầu nối cho ngành chăn nuôi của tỉnh

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Chi hội Chăn nuôi Trường Đại học Hùng Vương: Cầu nối cho ngành chăn nuôi của tỉnh
Ngày đăng bài - 12/1/2017 12:00:00 AM
Chi hội Chăn nuôi Trường Đại học Hùng Vương: Cầu nối cho ngành chăn nuôi của tỉnh

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thành lập tháng 9/2013, hiện nay, Chi hội Chăn nuôi trường Đại học Hùng Vương (Chi hội) có 16 thành viên. Trải qua gần 5 năm hoạt động, Chi hội đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhà trường nói riêng và trong lĩnh vực chăn nuôi thú y của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận nói chung.

 

Chi hội Chăn nuôi Trường Đại học Hùng Vương: Cầu nối cho ngành chăn nuôi của tỉnh

 

Về công tác đào tạo, các thành viên của Chi hội đã tích cực thực hiện hoạt động giảng dạy 2 chuyên ngành là Chăn nuôi – Thú y và Thú y. Tính đến nay, nhà trường đã đào tạo 295 lượt sinh viên ngành Chăn nuôi thú y và Thú y với 161 sinh viên đã tốt nghiệp. Các “sản phẩm” đào tạo của trường được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao về kỹ năng, tính cần cù, ham học hỏi. Tỷ lệ sinh viên có việc làm/làm đúng chuyên ngành đào tạo đạt trên 95%.

 

Hàng năm, các Chi hội đều triển khai 5 mô hình chăn nuôi, trong đó có mô hình chăn nuôi gà đa cựa, lợn rừng mang tính bảo tồn các giống loài bản địa, được đánh giá cao; các mô hình gà thịt, lợn ngoại và mô hình bò thịt ngày càng phát triển là nơi học tập và nghiên cứu cho các giảng viên và sinh viên ngành chăn nuôi thú y. Bên cạnh đó, chi hội đã phối hợp, cử 4 giảng viên trẻ học tập ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tại Công ty Cổ phần sữa TH True Milk, Viện Nông hóa và thổ nhưỡng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và xây dựng đề án mở mã ngành đào tạo Thạc sĩ Chăn nuôi.

 

Về công tác nghiên cứu khoa học, các thành viên trong Chi hội đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu quan trọng. Trong đó: thực hiện 05 đề tài và dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh Phú Thọ, 20 đề tài, dự án cấp cơ sở, hướng dẫn 14 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, triển khai 5 đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên năm 2017, trong đó 2 đề tài trọng điểm.

 

Các đề tài nghiên cứu của các giảng viên đều tập trung hướng tới giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết của ngành chăn nuôi, đặc biệt tập trung vào việc bảo tồn các giống vật nuôi có nguồn gen quý hiếm, đặc hữu trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến bộ KHKT vào chăn nuôi để nâng cao năng suất hiệu quả chăn nuôi cho người nông dân trong và ngoài tỉnh…

 

Bên cạnh đó, các thành viên trong chi hội còn tích cực tham gia viết bài cho tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước, tham gia các hội nghị khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế: Hội nghị khoa học Chăn nuôi Á – Úc, Hội thảo nghiên cứu cho sự phát triển nông nghiệp bền vững; Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng khối Nông Lâm Ngư thủy lợi toàn quốc… Song song với đó, các hội viên cũng đã xuất bản Từ điển chuyên ngành Chăn nuôi thú y, 04 giáo trình ngành chăn nuôi, thú y của nhà xuất bản nông nghiệp: Giáo trình dược thú y, Giáo trình Chăn nuôi Dê và Thỏ, Vi sinh vật đại cương, Vi sinh vật chăn nuôi…

 

Năm 2016, Chi hội Chăn nuôi Trường Đại học Hùng Vương phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam, Công ty CP Thái Dương, Công ty Lysaght tổ chức thành công hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi lợn”; tổ chức thành công 01 đợt học tập thực tế cho các thành viên chi hội tại Công ty Cổ phần C.P. Việt Nam..

 

PV

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập