Cụm nhà máy chế biến gà xuất khẩu hiện đại

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Cụm nhà máy chế biến gà xuất khẩu hiện đại
Ngày đăng bài - 9/7/2018 12:00:00 AM
Cụm nhà máy chế biến gà xuất khẩu hiện đại

Tại Thái Lan, giá thành chăn nuôi một ký gà khoảng 36 bath, tương đương 22.000-23.000 đồng. Giá bán tại trại chăn nuôi khoảng 26.000 đồng/kg, tức người nuôi có lãi vài ba ngàn đồng/kg. Giá thành chăn nuôi cũng như giá bán được chính phủ Thái Lan điều hành ổn định trong suốt thời gian dài. Thái không có chủ trương cho nhập khẩu thịt gà, trong nước được tổ chức chăn nuôi theo cung cầu. Một con gà sau khi chế biến sẽ làm tăng giá trị của nó lên gấp 6 lần nên được nhiều doanh nghiệp (khoảng 30-40 doanh nghiệp) tại Thái Lan tổ chức sản xuất chế biến để xuất khẩu.


Nhà máy chế biết thịt gà xuất khẩu hiện đại tại Thái Lan

 

Tại Thái Lan, Tập đoàn C.P có riêng cụm các nhà máy chuyên dành cho thị trường xuất khẩu được đặt tại một khu vực với bán kính không vượt quá 50 km giữa các nhà máy. Với cự ly này giữa các nhà máy sẽ tạo ưu thế về vận chuyển, kiểm soát, cũng như hiệu quả tốt nhất trong hoạt động sản xuất. Với cụm nhà máy này được khép kín từ A-Z, từ nhà máy tạo con giống, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, hệ thống trại chăn nuôi, nhà máy giết mổ, nhà máy chế biến thực phẩm và đóng gói cũng như hệ thống kho trữ lạnh để xuất khẩu.

 

Nhà máy Giết mổ và Chế biến Korat của Tập đoàn C.P chuyên chế biến thịt gà xuất khẩu đặt tại tỉnh Korat của Thái Lan

 

Chẳng hạn tại Nhà máy Giết mổ và Chế biến Korat của Tập đoàn C.P chuyên chế biến thịt gà xuất khẩu đặt tại tỉnh Korat của Thái Lan, tuy đã được đưa vào hoạt động cách nay 14 năm nhưng vẫn mang tính hiện đại của nó. Từ khâu giết mổ, pha lóc, chế biến, đóng gói đều được thực hiện trên dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động, rất ít có công nhân tham gia. Dây chuyền sản xuất này không chỉ hiện đại về tự động hóa mà còn có hệ thống thiết bị dò kim loại, cũng như hệ thống thiết bị chụp X-quang để phát hiện những vật thể lạ.

 

Ông Sanhawat Chaichana, Giám đốc Nhà máy Giết mổ và Chế biến Korat, thông tin về tình hình chế biến, xuất khẩu của nhà máy

 

Ông Sanhawat Chaichana, Giám đốc Nhà máy Giết mổ và Chế biến Korat, cho biết nhà máy này mỗi ngày chế biến khoảng 400.000 con gà để phục vụ xuất khẩu trên 15 thị trường trên thế giới, trong đó có thị trường Nhật, châu Âu. Theo đó sản xuất từ 70-80 dòng sản phẩm chế biến từ hấp cho đến chiên hoặc nướng… mỗi một thị trường sẽ có những sản phẩm phù hợp để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Tức sản xuất, chế biến sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Cũng theo ông Sanhawat Chaichana, do nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng nên đơn vị đang đầu tư mở rộng thêm nhà máy.

 

Ông Sanhawat Chaichana, Giám đốc Nhà máy Giết mổ và Chế biến Korat, giới thiệu hàng chục dòng sản phẩm thịt gà xuất khẩu

 

Việt Nam sẽ có tổ hợp nhà máy hiện đại hơn cả Thái Lan

 

Tập đoàn C.P Thái Lan cũng cho biết, sắp tới tại Việt Nam sẽ có tổ hợp nhà máy tương tự như ở Thái Lan để phục vụ cho xuất khẩu. Do tổ hợp nhà máy ở Việt Nam được đầu tư sau nên các thiết bị được sử dụng là những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất nên hơn hẳn cụm nhà máy ở Thái Lan.

 

Ngày 20-8 vừa qua, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Phước năm 2018, với sự có mặt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các ban lãnh đạo các bộ, ngành cấp nhà nước, lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, cùng các doanh nghiệp trong nước và FDI đầu tư vào tỉnh Bình Phước tham dự. Về phía Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam có ông Montri Suwanposri – Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam cùng ban lãnh đạo cấp cao đến tham dự.

 

Tại hội nghị, ông Montri Suwanposri – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã vinh dự nhận được giấy chứng nhận đầu tư từ ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Becamex, tỉnh Bình Phước. Ông Montri Suwanposri cho biết, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam công bố đầu tư dự án chế biến gà xuất khẩu, là một dự án có quy mô lớn nhất trong các dự án mà C.P. Việt Nam đã đầu tư tại Việt Nam. Dự án này có vốn đầu tư lên đến 200 triệu USD, với công suất đạt 50 triệu con/năm.

 

Để thực hiện triết lý 3 lợi ích của Tập đoàn, chú trọng lợi ích của Quốc gia, lợi ích của người dân và cuối cùng là lợi ích của công ty, đây là dự án xuất khẩu gà chế biến theo mô hình khép kín đầu tiên của Việt Nam thực hiện chính sách của Chính phủ trong việc thúc đẩy Việt Nam trở thành nước sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn của quốc tế. Để tạo công ăn việc làm, tạo cơ hội cho người dân Việt Nam sinh sống tại địa phương, với hơn 3.000 vị trí công việc có liên quan trực tiếp đến dự án. “C.P. Việt Nam tin tưởng với sự hỗ trợ hết mình từ tất cả cơ quan hữu quan, dự án này sẽ nhanh chóng được thực hiện và có thể xuất khẩu sản phẩm gà chế biến vào đầu năm 2020 và đưa Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất thực phẩm quan trọng trong nền công nghiệp thực phẩm thế giới” – ông Montri cho biết thêm.

 

Long Giang
Nguồn: Báo Người Lao Động

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập