Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp trực tuyến: “Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi tạo sản

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp trực tuyến: “Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi tạo sản phẩm an toàn có chứng nhận”
Ngày đăng bài - 10/2/2021 12:00:00 AM
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp trực tuyến: “Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi tạo sản phẩm an toàn có chứng nhận”

Chăn nuôi an toàn sinh học được xem là giải pháp hữu hiệu giúp kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

 

Ban chủ tọa diễn đàn

 

Ngày 30/9/2021, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Chăn nuôi, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp trực tuyến với chủ đề: "Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi tạo sản phẩm an toàn có chứng nhận”. Tham dự Diễn đàn có 255 đại biểu với 106 điểm cầu trực tuyến bao gồm đại diện lãnh đạo các cục, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổ chức FAO tại Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi thú y, Trung tâm Khuyến nông và các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp...

 

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, tính đến tháng 8/2021, tổng đàn lợn khoảng 26,67 triệu con, tăng 4,5%; đàn gia cầm 515 triệu con ước tăng 5,4%; đàn bò thịt trên 6,3 triệu con, tăng khoảng 1,8%; đàn bò sữa trên 331 ngàn con; đàn dê cừu trên 2,8 triệu con; riêng đàn trâu 2,4 triệu con giảm 3,8%; Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt khoảng trên 4,5 triệu tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt 11,4 tỷ quả, tăng 5%; Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt khoảng 13,6 triệu tấn, tăng khoảng 5,5% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó thức ăn cho lợn đạt 6,7 triệu tấn, tăng 27% so với cùng kỳ 2020; thức ăn cho gia cầm đạt 6,0 triệu tấn, giảm 11% so với cùng kỳ 2020, 8 tháng đầu năm, tổng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khoảng 14,45 triệu tấn.

 

Theo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tham mưu, xây dựng và triển khai nhiều dạng mô hình khuyến nông chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Tính từ năm từ năm 2017 đến năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai 17 dạng mô hình chăn nuôi tại 109 điểm với 842 hộ tham gia. Các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, được ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học để nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả, có tính cạnh tranh, góp phần vào việc phát triển chăn nuôi bền vững, tạo ra các sản phẩm an toàn chất lượng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay.

 

Tuy nhiên, hiện nay, ngành chăn nuôi triển khai thực hiện kế hoạch trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản; Dịch bệnh trên động vật diễn biến phức tạp; Biến đổi khí hậu đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi; Thị trường tiêu thụ nông sản giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các nước gia tăng hàng rào kỹ thuật. Nhiều hàng hóa gặp khó khăn trong xuất khẩu.

 

Tại Diễn đàn, Ban cố vấn đã trả lời trực tiếp 35 câu hỏi tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính như các cơ chế chính sách hỗ trợ và định hướng trong chăn nuôi an toàn sinh học; các yêu cầu về chứng nhận sản phẩm; quản lý chăn nuôi; chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAP, chăn nuôi theo hướng hữu cơ.

 

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các hoạt động khuyến nông thường xuyên góp phần tăng cường áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi, hằng năm thực hiện cập nhật bổ sung, xây dựng các tài liệu về chăn nuôi an toàn sinh học, các quy trình thực hành chăn nuôi tốt trên từng đối tượng vật nuôi; tổ chức trung bình mỗi năm từ 10-12 lớp tập huấn ToT cho cán bộ khuyến nông các cấp và người chăn nuôi về các quy trình chăn nuôi an toàn, quy trình chứng nhận an toàn dịch bệnh, chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt... Hằng năm, tổ chức trung bình từ 3 đến 5 diễn đàn khuyến nông chăn nuôi nhằm tuyên truyền về các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, các mô hình chứng nhận; Xây dựng tờ gấp kỹ thuật hướng dẫn về an toàn sinh học, quy trình chứng nhận an toàn dịch bệnh, chứng nhận VietGAHP...;  Viết và đăng tin bài hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn trên các đối tượng vật nuôi. Từ năm 2015-2020, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Tổ chức FAO tại Việt Nam triển khai dự án FPT2 với nội dung là các hoạt động hướng dẫn về an toàn sinh học trong chăn nuôi, như tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y người chăn nuôi; Xây dựng và tuyên truyền các bộ tài liệu về an toàn sinh học; Xây dựng các định mức kỹ thuật và hướng dẫn mô hình khuyến nông về ATSH.

 

Trong bối cảnh dịch bệnh trên đàn vật nuôi như dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục, lở mồm long móng vẫn còn xảy ra và dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc áp dụng các giải pháp tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi là hết sức cấp bách. Thực hiện tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo sản xuất chăn nuôi đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trong năm 2021 và các năm tiếp theo./ 

 

T. Hiền

Nguồn: Cổng thông tin Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, chăn nuôi an toàn sinh học là rất quan trọng. Nhưng cần làm sao để mọi người chăn nuôi đều quan tâm và các cấp chăn nuôi khác nhau thì cần áp dụng mức độ khác nhau. Nếu chăn nuôi nông hộ mà phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ của quy trình chăn nuôi an toàn sinh học như doanh nghiệp sẽ rất khó. “Cơ quan chức năng cần biên tập lại quy trình chăn nuôi an toàn sinh học đơn giản hơn, dễ học hơn, dễ quản lý hơn. Viện Chăn nuôi nên tiếp cận với các đối tượng vật nuôi khác và có các quy trình với đặc thù với loại vật nuôi và loại hình chăn nuôi”, ông Nguyễn Xuân Dương cho hay. Các các doanh nghiệp có áp dụng quy trình an toàn sinh học nào nên chủ động phổ cập cho người chăn nuôi ở các cấp độ. Địa phương cũng tăng cường tuyên truyền, các chính sách hỗ trợ cũng nên gắn với chăn nuôi an toàn sinh học nhưng cũng phải ở cấp độ khác nhau. Địa phương cần tăng cường kiểm soát các hóa chất, chế phẩm sử dụng trong chăn nuôi an toàn sinh học. Bởi nếu người dân mua phải sản phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ sử dụng "hổ lốn", "đánh nhầm hơn bỏ sót" và sẽ dẫn đến tăng chi phí, gây ô nhiễm môi trường.

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập