Hội Chăn nuôi Việt Nam làm việc với Trung tâm Hợp tác Môi trường Nhật Bản (OECC)

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Hội Chăn nuôi Việt Nam làm việc với Trung tâm Hợp tác Môi trường Nhật Bản (OECC)
Ngày đăng bài - 3/11/2021 12:00:00 AM
Hội Chăn nuôi Việt Nam làm việc với Trung tâm Hợp tác Môi trường Nhật Bản (OECC)

[Hội Chăn nuôi Việt Nam - AHAV] - Vừa qua, ngày 3/3/2021, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã có buổi làm việc với trung tâm Hợp tác môi trường Nhật Bản (OECC).

 

Về phía Hội Chăn nuôi Việt Nam có sự tham gia của TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hội; PGS TS Lê Thị Thúy – Viện trưởng Viện KHoa học Công nghệ chăn nuôi Việt Nam; PGS TS Nguyễn Văn Đức - Trưởng Ban Khoa học Công nghệ và ông Phạm Hải Nam – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.

 

Toàn cảnh cuộc họp

 

Về phía Hội Chăn nuôi Việt Nam có sự tham gia của TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hội; PGS TS Lê Thị Thúy – Viện trưởng Viện KHoa học Công nghệ chăn nuôi Việt Nam; PGS TS Nguyễn Văn Đức - Trưởng Ban Khoa học Công nghệ và ông Phạm Hải Nam – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.

 

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên TS Phạm Văn Sỹ - Trung tâm Nghiên cứu môi trường (Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu- Bộ Tài Nguyên môi trường) đại diện Trung tâm Hợp tác môi trường Nhật Bản (OECC).

 

Theo TS Phạm Văn Sỹ, OECD được thành lập từ năm 1993 với sự hỗ trợ từ Bộ Môi trường Nhật Bản; có bề dày kinh nghiệm trong việc đạt được các tài trợ từ Bộ này để hỗ trợ cho các ngành và lĩnh vực tư nhân tại Việt Nam và các đối tác từ các nước khác.

 

Trung tâm Hợp tác Môi trường Nhật Bản (OECC) đang triển khai dự án tìm kiếm các công ty tiềm năng về sản xuất sữa có trang trại nuôi bò tại Việt Nam và có thể chuyển giao công nghệ nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính thải ra môi trường.

 

TS Phạm Văn Sỹ cũng giới thiệu JCM là cơ chế được Nhật Bản đề xuất với các quốc gia đang phát triển nhằm thúc đẩy việc chuyển giao và phổ biến các công nghệ phát thải các bon thấp dể hướng tới tăng trưởng xanh ở các nước sở tại và hỗ trợ thực hiện cam kết quốc tế về giảm nhẹ khí phát thải nhà kính của Nhật Bản.

 

 Nhật Bản tài trợ một phần lượng khí nhà kính do lắp đặt công nghệ mới (so với công nghệ cũ) sẽ được tính cho phía Nhật Bản.

 

Cơ chế JCM trong lĩnh vực bò sữa bao gồm hai phần:

 

Phần bổ trợ: Chất lỏng vỏ hạt điều (Cashew Nut Shell Liquid) được mong đợi: 1. Giảm được 50% lượng CH4 tạo ra trong dạ dày bò (=tránh được CH4); 2. Nâng cao sản lượng và chất lượng sữa.

 

Phần xây dựng nhà máy năng lượng sinh học tận dụng phân bò. Cụ thể CH4 thải ra từ phân bò sinh ra CH4 và được sử dụng tạo ra nhiệt; và/hoặc tạo ra điện.

 

Lợi ích chung của dự án JCM trong lĩnh vực bò sữa:mGiảm năng lượng tiêu thụ tại nông trại bò thông qua dự án năng lượng khí sinh học từ phân của bò; nâng cao sản lượng và chất lượng của sữa; dự án mang lại nhiều lợi ích cho công ty sữa; nguồn tài trợ từ Nhật Bản có thể lên tới 50%; tiết kiệm được hóa đơn tiền điện của nông trại; giảm năng lượng tiêu thụ điện…

 

Theo đó, với lượng phân bò 2,000 con/năm được thu gom tối đa được 182,500 tấn/năm và tối thiểu 91,250 tấn/năm. Lượng điện được sản xuất bởi nhà máy năng lượng khí sinh học đối ta đà 73,805,165 KWh/năm và tối thiểu là 36,902,583 KWh/năm.

 

Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Hải Nam - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu cho biết, xử lí chất thải là vấn đề rất nóng bỏng, nan giải của ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và Mộc Châu nói riêng. Hiện nay, các nông hộ Mộc Châu có quy mô từ 40-40 con và nhiều nhất là 200 con. Hiện tại đang dùng các công nghệ vi sinh để xử lí các loại chất thải. Còn trang trại 2000 con của Mộc Châu đang dùng công nghệ ép phân, rồi dùng công nghệ vi sinh để xử lí.

 

Kế hoạch của Mộc Châu là chuẩn bị xây dựng một trang trại nuôi bò sữa 4000 con và sẽ tham khảo mô hình xử lý chất thải của OECD.

 

Còn TS Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam hoan nghênh phía OCED Nhật Bản đã tin tưởng  Hội Chăn nuôi Việt Nam để lựa chọn mô hình làm điểm công nghệ sử dụng vỏ hạt điều là mới ở Việt Nam.

 

Theo TS Trúc, OECD nên  chọn Mộc Châu là điểm thực hiện dự án vì nếu làm ở Mộc Châu là điểm tập trung theo nhóm và tiện cho việc triển khai dự án. Tuy nhiên, cơ chế chính sách phải phù hợp, liên quan hai bộ, chính quyền… Dự án cần có tư vấn sâu của các chuyên gia Nhật Bản sang khảo sát và hoàn thiện. Cùng với đó, đào tạo, tập huấn ở nước nào mà Việt Nam có thể tham khảo được. Cần thiết nâng lên hợp tác, kí kết cấp hai bộ hoặc Chính phủ để kí kết sâu để thuận lợi cho việc triển khai dự án.

 

Trần Ngân

 

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập