Hướng dẫn thực hiện và kiểm soát an toàn sinh học ngăn ngừa bệnh Lở mồm long móng (FMD) và Dịch tả h

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Hướng dẫn thực hiện và kiểm soát an toàn sinh học ngăn ngừa bệnh Lở mồm long móng (FMD) và Dịch tả heo châu phi (ASF) xâm nhập vào trang trại
Ngày đăng bài - 12/25/2018 12:00:00 AM
Hướng dẫn thực hiện và kiểm soát an toàn sinh học ngăn ngừa bệnh Lở mồm long móng (FMD) và Dịch tả heo châu phi (ASF) xâm nhập vào trang trại

Để kịp thời ứng phó với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh hiện nay và kiểm soát an toàn sinh học ngăn ngừa các dịch bệnh nguy hiểm như: FMD, ASF… xâm nhập vào các hệ thống chăn nuôi, các trang trại cần  tăng cường thực hiện và kiểm soát ATSH để phòng chống dịch bệnh như sau:

 

 

1. Vệ sinh sát trùng toàn trại:

 

• Phun sát trùng 1 lần/ngày xung quanh trại, nồng độ sát trùng 1/200 (1 lít sát trùng/200 lít nước sạch).
• Rắc vôi hoặc dội nước vôi lối đi, hành lang và xung quanh chuồng, trước các cổng ra vào trại 2 -3 lần/tuần (lưu ý: khi rắc cần đảm bảo đều và phủ kín bề mặt)
• Lưu ý: khi phun sát trùng về mặt phải đạt tối thiểu 3 lít/10 m2.

 

2. Kiểm soát phương tiện vào/ra trại:

 

a. Đối với phương tiện vào trại

 

• Xe vận chuyển heo: Phải được rửa sạch toàn bộ và khô, đặc biệt sàn xe – thành xe trước khi vào khu sát trùng ở cộng trại.
• Các phương tiện vào trại phải được xịt sạch bùn đất dính ở bánh xe, gầm xe và xung quanh xe trước khi qua cổng sát trùng.
• Tất cả các phương tiện trước khi vào công trại tiến hành phun kỹ thuốc sát trùng nồng độ 1/200 bằng máy phun áp lực cao toàn bộ các phương tiện: xe vận chuyển heo, xe cám, xe thuốc, xe cán bộ công nhân, kỹ sư ra vào trại.
• Sau khi phun ướt đẫm thuốc sát trùng toàn bộ phương tiện: bánh xe, gầm xe, trần – nóc và xung quanh xe bắt buộc tất cả các phương tiện phải lùi xe ra ngoài và nghỉ tại trước cổng trại 1 giờ mới được phép vào trại chăn nuôi.
• Khi vào trại chăn nuôi phải đăng ký tên và biển số xe với bảo vệ

 

b. Đối với phương tiện ra khỏi trại

 

• Phải thực hiện phun sát trùng như khi vào trại.
• Khi ra khỏi trại cần thông báo điểm đến tiếp theo cho kỹ sư hoặc quản lý trại và thông báo tới admin thú y để theo dõi và kiểm soát.

 

3. Kiểm soát người ra vào khu vực chuồng nuôi

 

• Tuyệt đối không cho khách, người lạ vào trại chăn nuôi khi chưa có sự đồng ý của cấp trên trực tiếp.
• Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, chủ trại và khách thăm trại phải thay quần áo, đi qua sát trùng (nếu có) khi vào trại chăn nuôi.
• Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, quản lý, nhân viên công ty và khách thăm trại (khi được cho phép) phải bỏ toàn bộ quần áo thường ngày tại vị trí quy định, đi qua sát trùng, tắm sạch và thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng bảo hộ trước khi vào khu vực chăn nuôi.
• Kỹ sư, công nhân và khách đi lại trong khu vực chăn nuôi theo đúng khu vực quy định, không ra vào khu vực không được phép.
• Khi xảy ra dịch bệnh cần thực hiện di chuyển trong trại theo hướng dẫn của Quản lý trại và Phòng Thú y.

 

4. Chậu sát trùng nhúng ủng đầu các dãy chuồng:

 

• 100% đầu các dãy chuồng, tại vị trí cửa ra vào bắt buộc phải có chậu nhúng ủng sát trùng và thực hiện nhúng ủng kỹ trước khi vào và ra khỏi chuồng nuôi.
• Nước sát trùng thay và rữa chậu vào cuối mỗi ngày, nồng độ sát trùng 1/200.

 

5. Xử lý xác heo chết:

 

• Kiểm soát việc thu gom, nấu hoặc chôn xử lý xác heo chết vào một giờ quy định trong ngày.
• Vận chuyển xác heo chết, nhau thai ra ngoài ở phía quạt hút gió, tuyệt đối không vận chuyển ở đầu dàn mát.
• Xử lý xác heo chết
• Nấu chín hoặc thiêu đốt xác heo tại khu vực quy định
• Nếu chôn lấp: Chôn lấp tại khu vực quy định xa khu vực chăn nuôi, xa nguồn nước và tiến hành đào hố sâu tối thiểu 1,5m, rác vôi, phun sát trùng kỹ nồng độ 1/200 khi chôn lấp và khu vực xung quanh khi chôn lấp xác heo chết.

 

6. Kiểm soát Động vật nuôi và Côn trùng trung gian lây truyền mầm bệnh:

 

• Kiểm soát ruồi, muỗi, chuột, gián: Phun thuốc diệt ruồi, muỗi, gián, bẩy thuốc ruồi đầu mỗi dãy chuồng, đánh thuốc diệt chuột định kỳ 2 lần/tuần để hạn chế lây lan phát sinh dịch bệnh.
• Kiểm soát chó mèo, gia súc, gia cầm: tất cả phải được nuôi nhốt có kiểm soát, không được thả rông trong khu vực chăn nuôi. Đặc biệt không được nuôi gia súc, gia cầm trong trại chăn nuôi heo.

 

7. Kiểm soát và chủ động thực phẩm sử dụng trong trại:

 

• Không sử dụng thịt heo và sản phẩm chế biến từ thịt heo mua từ bên ngoài làm thực phẩm sử dụng trong trại.
• Tuyệt đối không được mua và sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc sử dụng cho trại.
• Tình hình dịch bệnh LMLM đang diễn ra rất phức tạp nên toàn bộ thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò không được đưa vào và sử dụng trong trang trại cho đến khi có thông báo mới.

 

8. Xử lý nguồn nước sử dụng cho heo

 

• Tuyệt đối không sử dụng nước sông làm nước uống, nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi.
• Đối với các trại sử dụng nước mặt (Ao, hồ) phải thường xuyên kiểm ra, kiểm soát tình trạng nguồn nước, đặc biệt tuyệt đối không vứt xác động vật chết xuống ao sử dụng nước cho chăn nuôi.
• Nguồn nước sử dụng phải được lọc (cát, hệ thống lọc), để lắng và pha Clorine dioxide 2-4 gam/m3 hàng ngày vào cuối buổi chiều tại thời điểm bơm nước lên bể. Sau khi pha Clorin dioxide để tối thiểu 2 giờ mới bắt đầu có thể sử dụng cho heo.

 

9. Phòng bệnh LMLM bằng vacxin

 

a. Chương trình vaccine bình thường:

 

• Heo nọc: mỗi năm tiêm 3 lần.
• Heo nái: 4 tuần trước khi đẻ hoặc tổng đàn 3 lần/năm
• Heo con: Lần 1 lúc 8 tuần. Lần 2 lúc 12 tuần.
• Hậu bị: 1 lần trước khi phối

 

b. Chương trình vaccine cho trại ở trong vùng có dịch

 

• Trường hợp không tiêm phòng vaccine hoặc có tiêm nhưng không phải chủng virus đang nổ dịch, cần tiến hành:

 

• Tái chủng tổng đàn bằng chủng virus giống với chủng đang nổ dịch. Ngoại trừ:
 

• Heo bệnh.
• Heo thịt chuẩn bị bán trong khoảng 1 tháng
• Heo con nhỏ hơn 3 tuần tuổi.

 

• Tái chủng lần 2 (giống mục 1) sau 1 tháng.
• Trên heo con tiêm 2 mũi lúc 4 và 8 tuần.
• Ba tháng sau khi đã tiêm vaccine lần 2 có thể trở lại chương trình tiêm phòng như lúc bình thường.

 

c. Một số lưu ý khi tiêm vacxin

 

• Pha trộn Vitamin, điện giải 3 ngày trước khi tiêm và 3 ngày sau khi tiêm
• Trước khi tiêm kiểm tra sức khoẻ tổng đàn, không có vấn đề sức khoẻ tổng đàn thì tiến hành tiêm theo đúng lịch. Nếu có những bất thường về sức khoẻ toàn đàn cần xin ý kiến phòng BSTY trước khi tiêm.
• Heo đang sốt cao, bỏ ăn: Đánh dấu điều trị và tiêm bổ sung sau.
• Thống kê lượng heo cần tiêm, tính số liều tiêm và chuẩn bị lượng vacxin đủ với lượng cần tiêm.
• Vacxin LMLM là vacxin nhũ dầu, keo phèn dễ gây sốc nên cần lấy vacxin để ở nhiệt độ phòng 30 phút trước khi tiêm.
• Lắc đều chai vacxin cho đồng đều mỗi lần rút vacxin từ chai và xilanh.
• Sử dụng 01 kim 16 hoặc kim 18G (kim nhựa đốc hồng) cho 1 nái, đực hoặc hậu bị khi tiêm vacxin và 02 kim 9 hoặc 12 dài khi tiêm cho 1 ô chuồng heo choai, heo thịt


 

Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Đình Trình, Lê Việt Hải – Animal Health Mavin Farm
Hoàng Minh Sơn, Đinh Phương Nam – Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: Nhachannuoi.vn

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập