Mộc Châu Milk: Doanh thu thuần tăng nhẹ 3,6%

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Mộc Châu Milk: Doanh thu thuần tăng nhẹ 3,6%
Ngày đăng bài - 3/30/2022 12:00:00 AM
Mộc Châu Milk: Doanh thu thuần tăng nhẹ 3,6%

Năm 2021, doanh thu thuần Công ty CP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đạt 2.926 tỷ đồng, tăng hơn 3,6% và lợi nhuận sau thuế đạt 319,1 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2020.

 

Năm 2021, mặc dù ngành dịch vụ và tiêu dùng phải đóng cửa do đại dịch nhưng Công ty CP Giống Bò sữa Mộc Châu đã nỗ lực duy trì tăng trưởng doanh thu. Cụ thể, theo báo cáo tài chính thường niên 2021, doanh thu thuần của Mộc Châu Milk đạt 2.926 tỷ đồng, tăng hơn 3,6% và lợi nhuận sau thuế đạt 319,1 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2020.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 của Mộc Châu Milk, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận – Nguồn: Báo cáo thường niên 2021 của Mộc Châu Milk

 

Tính đến ngày 31/12/2021, số lượng đầu bò của Mộc Châu Milk là 27.138 con, so với kế hoạch 28.168 con đạt 96%, so với năm 2020 có 25.935 con đạt 105%.

 

Năm 2022, Mộc Châu Milk tập trung hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài, nhằm củng cố và phát huy những giá trị cốt lõi trên nền tảng nội lực vững chắc.

 

Bên cạnh đó, Mộc Châu Milk - Vinamilk sẽ cùng nhau xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 hướng đến đưa Mộc Châu, Sơn La thành thủ phủ bò sữa công nghệ cao của Việt Nam, kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái nhằm tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân các dân tộc, phát triển tam nông theo hướng bền vững và đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương.

 

Công ty có kế hoạch đầu tư thêm dây chuyền sản xuất sản phẩm sữa tươi hiện đại tại Nhà máy sữa Mộc Châu, mở rộng quy mô đàn bò tại trang trại hiện hữu của Mộc Châu Milk từ 1.600 con lên 6.000 con (bao gồm nâng cấp trang trại hiện hữu lên 2.000 con và đầu tư trang trại bò sữa 4.000 con kết hợp với du lịch sinh thái). Các trang trại được định hướng theo tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa.

 

Tiếp tục phát huy những thành công của mô hình liên kết nông hộ, đồng thời hỗ trợ bà con ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sữa của đàn bò, định hướng phát triển các hộ từ 527 lên 700 hộ, đàn bò tăng từ 24.300 con lên 35.000 con.

 

Cùng với đó, Mộc Châu Milk sẽ phát triển một tổ hợp dự án trang trại bò sữa công nghệ cao, đạt chuẩn quốc tế, kết hợp du lịch sinh thái. Đồng thời, quy hoạch xây dựng một nhà máy chế biến sữa mới hiện đại trên cao nguyên Mộc Châu với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.600 tỷ đồng.

 

Các hoạch định chiến lược này được kỳ vọng sẽ tối đa hóa tiềm năng của Mộc Châu Milk cũng như của cao nguyên Mộc Châu, Sơn La về chăn nuôi bò sữa, từ đó, hình thành vùng nguyên liệu sữa chuẩn quốc tế, mang đến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước nhiều sản phẩm chất lượng.

 

Theo bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT Mộc Châu Milk: “Dự kiến năm 2022 sẽ là một năm đầy khó khăn của Mộc Châu Milk. Trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay, ngành sữa được coi là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Lạm phát kinh tế từ cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine đã đẩy giá cước vận chuyển, giá nguyên liệu nông sản đầu vào tăng cao, gây khó khăn trong việc chăn nuôi bò sữa của người nông dân”.

 

Nguyên liệu đầu vào chủ yếu của Công ty là sữa tươi từ các trang trại bò sữa của Công ty và sữa tươi thu mua từ nông dân nuôi bò sữa. Do đó, rủi ro có thể phát sinh là chi phí của nguyên vật liệu đầu vào có thể tăng lên do biến động của yếu tố kinh tế và lạm phát nói chung hoặc do nguồn thu mua sữa tươi trong nước không đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng của thị trường dẫn đến thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Để giảm bớt các rủi ro này, Mộc Châu Milk đã có kế hoạch đầu tư mới trang trại bò sữa và hỗ trợ cho nông dân để phát triển đàn bò, nâng cao năng suất cho sữa và kiểm soát chi phí để hạ giá thành sữa. Đây luôn được xem là chiến lược dài hạn của Công ty.

Phạm Huệ

 

Các doanh nghiệp sữa đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các công ty sữa trong ngành trong nước và các thương hiệu quốc tế. Đặc biệt là khi các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã có hiệu lực hoặc có hiệu lực trong thời gian tới cũng sẽ làm cho các sản phẩm sữa nhập khẩu có giá thành thấp hơn và họ sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn. Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, “làn sóng” sữa từ EU sẽ tràn vào Việt Nam gây ra một sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp nội địa. Dù EU xóa bỏ toàn bộ thuế quan lên các sản phẩm sữa của Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp sữa của Việt Nam gần như không được hưởng lợi gì do EU vẫn chưa cấp phép nhập khẩu sữa có xuất xứ từ Việt Nam.

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập