Rabobank dự báo thị trường thịt thế giới năm 2022 sẽ ổn định

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Rabobank dự báo thị trường thịt thế giới năm 2022 sẽ ổn định
Ngày đăng bài - 11/22/2021 12:00:00 AM
Rabobank dự báo thị trường thịt thế giới năm 2022 sẽ ổn định

Theo báo cáo mới nhất của Rabobank, thị trường thịt thế giới sẽ bắt đầu ổn định vào năm 2022, nhưng vẫn có nhiều tác động như chi phí đầu vào tăng, sự thay đổi trong sử dụng thịt chay an toàn sinh học và COVID-19 vẫn còn.

 

Rabobank dự báo giá thịt lợn, gia cầm và thủy sản nuôi trồng sẽ tăng mạnh, trong khi thịt bò và thủy sản đánh bắt dự kiến sẽ giảm nhẹ.

 

Đàn lợn của Trung Quốc đang phục hồi dự kiến sẽ là động lực lớn nhất cho tăng trưởng thị trường thịt lợn toàn cầu vào năm 2022, tiếp theo là Đông Nam Á, Bắc Mỹ và Brazil. Dự kiến các thị trường Australia, New Zealand và Châu Âu sẽ tăng nhẹ.

 

Dự báo giá thức ăn chăn nuôi sẽ ổn định

 

Sau một năm giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, dự kiến năm 2022 sẽ ổn định, nhưng tỷ suất lợi nhuận ngành chăn nuôi vẫn thấp. Tại Bắc Mỹ, giá thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn ở mức cao hơn so với 5 năm qua và xuất khẩu dự kiến sẽ ở mức cao thứ hai từ trước tới nay.

 

Báo cáo của Rabobank cho biết: Trong khi xuất khẩu tăng mạnh và nhu cầu trong nước tăng sẽ thúc đẩy giá thức ăn chăn nuôi tăng; do đó việc xây dựng các kho dự trữ đậu tương và ngô sẽ giảm bớt đà tăng giá.
Tại Brazil, giá thức ăn chăn nuôi tăng và đồng real mất giá sẽ thúc đẩy việc trồng đậu tương và ngô safrinha tăng lên.

 

Ở châu Âu, tỷ lệ sử dụng lúa mì dùng làm thức ăn chăn nuôi sẽ tăng lên trong khi tỷ lệ sử dụng lúa mạch sẽ giảm. Giá tăng đã tạo cơ hội tăng diện tích lúa mì vào năm 2022-2023.

 

Vụ lúa mì năm 2021 của Australia dự kiến sẽ tăng 25% so với mức trung bình 5 năm và giá lúa mì làm thức ăn chăn nuôi sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng.

 

Sản lượng ngô của Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi, nhưng giá sẽ ở mức tương đối cao.

 

Rabobank cho biết, lợi nhuận của ngành chăn nuôi giảm và chính phủ có các chính sách nhằm hạn chế sử dụng bột đậu tương trong thức ăn chăn nuôi, do đó dự báo giá bột đậu tương sẽ tiếp tục giảm sau quý 2/2022, trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn.

 

Dự báo nguồn cung thịt ở các thị trường trọng điểm

 

Bắc Mỹ: Nguồn cung gà thịt của Mỹ dự kiến sẽ phục hồi, nhu cầu gà tây và trứng sẽ tăng trong khi nhu cầu thịt gà của Mexico sẽ giảm. Sản lượng thịt bò dự kiến sẽ giảm và công suất chế biến giảm. Nguồn cung thịt lợn Mỹ sẽ tăng trưởng thấp trong khi ở Canada tăng. Nhu cầu ở Mexico có thể giảm trong khi Canada tăng.

 

Brazil: Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Brazil. Giá thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn cao vào đầu năm 2022 nhưng có thể giảm vào nửa cuối năm. Sản lượng gia cầm dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

 

Châu Âu: Nguồn cung thịt lợn và thịt bò sẽ tiếp tục giảm; dự báo nguồn cung thịt lợn sẽ dần dần tái cân bằng trong khi nguồn cung thịt bò toàn cầu giảm sẽ thúc đẩy giá thịt bò ở châu Âu tăng. Thị trường gia cầm tại Châu Âu dự kiến sẽ dần phục hồi sau sự gián đoạn do ảnh hưởng COVID-19. Cúm gia cầm dự kiến vẫn là một thách thức nhưng năm 2022 EU dự kiến sẽ xuất khẩu nhiều sản phẩm gia cầm hơn. Xuất khẩu thịt lợn dự kiến sẽ giảm 10% so với năm trước do nhu cầu của Trung Quốc giảm.

 

Trung Quốc: Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc năm 2022 dự báo sẽ tiếp tục tăng 20 - 30% so với năm 2021, nhưng nhu cầu tăng chậm hơn nên nguồn cung dư thừa. Giá thịt lợn thấp dẫn đến nhu cầu tiêu thụ gia cầm giảm do sản lượng gà thịt trắng năm 2021 tăng cao. Nguồn cung thịt bò dự kiến sẽ vẫn giảm khiến nhập khẩu tăng.

 

Đông Nam Á: Sản lượng gia cầm trong khu vực đã giảm hai năm liên tiếp nhưng dự kiến năm 2022 sẽ tăng, dẫn đầu là Thái Lan và Việt Nam. Tiêu thụ gia cầm cũng dự kiến sẽ tăng và xuất khẩu cũng tăng. Nhu cầu thịt lợn trong khu vực năm 2022 dự kiến sẽ tăng khi các quốc gia bắt đầu phục hồi sau dịch tả ASF. Sản xuất thịt lợn của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng và Philippines sẽ bắt đầu phục hồi nhờ sự can thiệp của chính phủ.
Ấn Độ: Sản lượng gà thịt của Ấn Độ năm 2022 sẽ tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm 2021, do giá thức ăn chăn nuôi cao làm lợi nhuận giảm.

 

Nguồn: Vinanet/VITIC/meatcommerce.com

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập