Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm PX-Agro Super đến sức sản xuất thịt và màu sắc da, chân gà CP707

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm PX-Agro Super đến sức sản xuất thịt và màu sắc da, chân gà CP707
Ngày đăng bài - 7/15/2021 12:00:00 AM
Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm PX-Agro Super đến sức sản xuất thịt và màu sắc da, chân gà CP707

Ngày nhận bài báo: 02/01/2020 - Ngày nhận bài phản biện: 25/01/2020

Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 08/02/2020

 

TÓM TẮT

 

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Px-Agro Super vào khẩu phần ăn đối với năng suất và chất lượng thịt của gà CP707 thương phẩm và việc cải thiện màu sắc sản phẩm (chân, da); đồng thời xác định tỷ lệ bổ sung thích hợp chế phẩm Px-Agro Super trong khẩu phần ăn của gà thịt. Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp phân lô so sánh 1 nhân tố, gồm: 1 lô đối chứng và 3 lô thí nghiệm (TN1, TN2, TN3). Mỗi lô 50 con, thí nghiệm được lặp lại 3 lần, tổng số gà nghiên cứu là 600 con. Khẩu phần cơ sở (lô ĐC) là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, còn các lô thí nghiệm theo trình tự được bổ sung chế phẩm Px-Agro Super ở các mức 1, 2, 3%. Kết quả cho thấy: Việc bổ sung chế phẩm Px-Agro Super với các mức khác nhau về cơ bản đã không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng thịt gà nhưng đã cải thiện đáng kể khả năng sản xuất thịt (thịt đùi và thịt lườn) và tăng độ đậm màu của da và chân gà.

Từ khóa: PX-Agro Super, gà CP707, sức sản xuất thịt, màu sắc da và chân.

 

ABSTRACT

 

Effects of Px-Agro Super supplement on productivity and the color of leg and skin of CP707 broilers.

 

The study was conducted to evaluate the effect of adding Px-Agro Super preparation to the ration on the growth ability, productivity and meat quality of CP707 broilers and the improvement of product’s color (leg and skin color); and determine suitable Px-agro super adding level in feed ration of broiler chickens. The experiment was designed according to the method of subdivision comparing a factor with 600 broiler chickens. The experiment included 4 lots: ĐC, TN1, TN2 and TN3, each with 50 broilers and was repeated 3 times. The basic diet is mixed feed, the lots TN1, TN2, TN3 were added with preparation of Px-Agro super with a dose of 1, 2, 3%, respectively.

 

The results showed that: the additons of the above preperation with different ratios to the broiler chicken diet did not affect the meat quality but increased the performance of CP707 broilers (thigh and brisket) and the color of leg and skin.

 

Keywords: PX-Agro Super, CP707 broilers breed, productivity, color of leg and skin.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Gia cầm chăn thả thu nhận chất sắc tố (hay xanthophil) từ thức ăn như rau cỏ. Trong lúc đó, gia cầm nuôi nhốt thường không được cung cấp đủ lượng xanthophil cần thiết nên da trắng, lòng đỏ trứng chỉ có màu vàng nhạt. Vì vậy, việc bổ sung các chất sắc tố vào thức ăn gia cầm nuôi công nghiệp là cần thiết. Xanthophil không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh lý của gia cầm mà còn làm cho sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng thích mua những con gà có da vàng, lòng đỏ trứng vàng tươi.

 

Để cải thiện chất lượng màu của sản phẩm, một số nhà máy thức ăn chăn nuôi và trang trại chăn nuôi gia cầm đã bổ sung các chất tạo màu vào thức ăn. Nhưng hiện nay, do giá thành của chất tạo màu đắt nên các cơ sở sản xuất thức ăn và người chăn không bổ sung hoặc nếu có thì cũng sử dụng ở hàm lượng rất thấp không đủ để có thể cải thiện được màu của sản phẩm.

 

Chế phầm Px-Agro Super được chiết suất, làm cô đặc và sấy khô từ cỏ Linh Lăng, là nguồn protein cân đối (chế phẩm có chứa 52% protein thô (tính theo VCK), đặc biệt là sự có mặt của 14 axit amin, trong đó có 10 axít amin cần thiết cho gà), chất lượng cao, giúp tối ưu trong công thức phối hợp khẩu phần, giúp cải thiện bản chất màu sắc sản phẩm: lườn gà dày hơn, tăng màu vàng của da, chân gà thịt, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng gà, vịt, màu hồng của thịt lợn, tôm, cá …. tăng khả năng sinh trưởng: giúp vật nuôi tăng khối lượng nhanh, tăng thịt nạc.

 

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Px-Agro Super đến năng suất và chất lượng thịt gà CP707”, nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Px-Agro super đến năng suất chất lượng thịt gà và sự cải thiện màu sắc của da, chân, gà.

 

Từ đó, cung cấp thêm thông tin cho các cơ sở sản xuất, các hộ chăn nuôi trong việc bổ sung Px-Agro Super vào khẩu phần ăn cho gà thịt thương phẩm.

 

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu

Gà thịt thương phẩm CP707 (CobbxIsa) nuôi tại Trại thực nghiệm, Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang. Chế phẩm Px-Agro Super (công ty Global Nutrition-Pháp): chiết xuất từ cỏ Linh Lăng.

 

2.2. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh 1 nhân tố, gồm: 1 lô đối chứng (ĐC) và 3 lô thí nghiệm (TN), 50 con/lô, lặp lại 3 lần với tổng số 600 con và được thiết kế ở bảng 1.

 

Thức ăn cho gà: thức ăn hỗn hợp do công ty cám Thành Lợi sản xuất.

 

Phương thức nuôi: Nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên, có đệm lót trấu, có quạt chống nóng, trên mái có hệ thống phun nước. Giữa các lô có sự đồng đều về tuổi của gà, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh.

Chọn gà mổ khảo sát: Khi kết thúc thí nghiệm chọn 2 gà trống và 2 gà mái ở mỗi lô có khối lượng cơ thể xấp xỉ khối lượng trung bình của lô để khảo sát. Các thành phần thân thịt khi giết mổ được xác định theo phương pháp mổ khảo sát của Schilling và ctv (2008); Yu và ctv (2005). Tổng số gà mổ khảo sát 16 con và được thực hiện tại Phòng thí nghiệm - Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang.

 

Các chỉ tiêu đánh giá:

Khối lượng sống (kg): Khối lượng gà sau khi nhịn ăn 8-12 giờ (chỉ cho uống nước). Khối lượng thân thịt (kg): Khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt lông, cắt đầu tại vị trí giữa xương chẩm và xương atlas, cắt chân ở đoạn khuỷu, rạch bụng dọc theo xương lườn, bỏ nội tạng.

Khối lượng thịt đùi: Khối lượng cơ đùi trái nhân với 2

Khối lượng thịt ngực: Khối lượng cơ ngực trái nhân với 2

Các chỉ tiêu: tỷ lệ thân thịt (%), tỷ lệ thịt đùi (%), tỷ lệ thịt ngực (%) và tỷ lệ mỡ bụng (%): được xác định theo các phương pháp thông dụng.

Các chỉ tiêu thành phần hoá học của thịt: Hàm lượng VCK, hàm lượng protein thô, hàm lượng lipit thô và hàm lượng khoáng tổng số. các chỉ tiêu này cũng được xác định theo phương pháp thông dụng.

 

Xác định màu của da và chân gà: Màu da và chân gà được đánh giá bằng cách so màu theo thang màu chuẩn của hãng Roche: 15 dải màu, được đánh số thứ tự 01-15, các dải màu được phân bố tương ứng theo màu sắc từ nhạt đến đậm.

 

2.3. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên máy tính theo chương trình Minitab 14 và Excel 2003.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

 

3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Px-Agro Super đến năng suất thịt của gà CP707

Năng suất thịt được đánh giá qua việc mổ khảo sát gà tại thời điểm 42 ngày tuổi dựa vào các chỉ tiêu: khối lượng (KL) thân thịt, KL thịt đùi, KL thịt ngực và KL mỡ bụng. Kết quả mổ khảo sát được trình bày ở bảng 2.

 

Kết quả mổ khảo sát bảng 2 cho thấy: năng suất thịt ở gà trong lô ĐC thấp hơn so với lô TN về các chỉ tiêu: KL thân thịt, tỷ lệ thân thịt, KL thịt ngực, tỷ lệ thịt ngực, KL thịt đùi, tỷ lệ thịt đùi.

 

Tỷ lệ thân thịt của gà thí nghiệm dao động 74,51-77,79%. Tỷ lệ thân thịt cao nhất ở lô TN3 (77,79%), tiếp theo là lô TN2 (76,40%), sau đó là lô TN1 (75,54%) và thấp nhất ở lô ĐC đạt 74,51%, Sự sai khác giữa lô TN và lô ĐC có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

 

Tỷ lệ thịt đùi đạt 18,43-19,97%, trong đó tỷ lệ thịt đùi lô TN1 là 18,97% cao hơn 0,54% so với lô ĐC (18,43%). Lô TN2 (19,47 %) cao hơn lô ĐC là 2,73 %. Lô TN3 (19,97 %) cao hơn lô ĐC là 1,54 %. Sự sai khác giữa các lô có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

 

Tỷ lệ thịt ngực đạt 21,44-22,99%. Tỷ lệ thịt ngực của lô TN3 đạt cao nhất (22,99%), còn lô ĐC là thấp nhất (21,44%). Chênh lệch về tỷ lệ thịt ngực giữa lô TN3 với lô ĐC là 1,55%.

 

Sự sai khác giữa các lô TN và ĐC có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tỷ lệ mỡ bụng ở lô thí nghiệm gần tương đương nhau, ở lô ĐC (3,32%), lô TN1 (3,27%), lô TN2 (3,04%), lô TN3 (2,96%).

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về tỷ lệ thịt xẻ của các giống, dòng gà của tác giả Trần Công Xuân (1995) trên gà Ross208 và gà Ross 208-V35: tỷ lệ thân thịt đạt cao (72,96-74,59%), thịt đùi: 20,51-22,05%, thịt ngực: 21,74-23,18% và các tác giả Vũ Đình Tôn và Hán Quang Hạnh (2010) khi nghiên cứu bổsung bột giun quế trên gà broiler (Hồ x Lương Phượng): tỷ lệ thịt đùi đạt 18,93-19,72% và thịt ngực 22,56-24,08%.

 

So sánh với kết quả nghiên cứu của Đặng Thái Hải (2006) về khả năng cho thịt của đàn gà Cobb 500 thì kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn.

Từ những kết quả thu được chúng tôi thấy rằng: Việc bổ sung chế phẩm Px-Agro super với các mức khác nhau (1, 2, 3%) về cơ bản đã không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng thịt gà nhưng đã cải thiện đáng kể khả năng sản xuất thịt (thịt đùi và thịt lườn).

 

Khi tăng mức bổ sung chế phẩm Px-Agro Super trong khẩu phần ăn từ 1% (lô TN1) đến 3% (lô TN3) đã góp phần làm tăng tỷ lệ các phần thịt có giá trị (thịt đùi và thịt lườn) của gà. Bổ sung Px-Agro Super vào khẩu phần đã làm tăng tích lũy mô nạc ở thịt gà, từ đó làm tăng khả năng sản xuất thịt của gà. Tỷ lệ thân thịt và các phần thịt có giá trị đạt cao nhất ở lô TN3, cao hơn hẳn so với ở lô ĐC.

3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm PX-Agro Super đến chất lượng thịt của gà CP707

 

Theo Nguyễn Thị Mai và ctv (2009), giá trị dinh dưỡng của thịt được đánh giá qua tỷ lệ các chất có trong thành phần của tổ chức cơ.

 

Vật chất khô thể hiện độ chắc của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ thể hiện độ béo của thịt, khoáng tạo nên vị đậm đà. Các tổ chức cơ càng nhiều thì giá trị dinh dưỡng của thịt càng cao. Tổ chức mỡ càng nhiều thì hàm lượng protein càng giảm và độ hấp thu thấp đi.

Theo Proudman và ctv (1970), những dòng gà Plymouth trắng khi cho ăn tự do và mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi, phân tích thịt cho thấy nhóm sinh trưởng nhanh tỷ lệ nước 68,1%, protein 20,7%; mỡ 6,9% và khoáng 3%.

 

Còn nhóm sinh trưởng chậm cho tỷ lệ tương ứng là 69,8; 20,6; 4,8 và 3,1%. Để có cơ sở đánh giá chính xác ảnh hưởng của chế phẩm Px-Agro Super tới chất lượng sản phẩm, chúng tôi đã lấy mẫu thịt của gà thí nghiệm phân tích một số chỉ tiêu. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.

 

Bảng 3. Thành phần hóa học của thịt gà ở 6 tuần tuổi (n=4/lô)

 

Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3 VCK 25,03 ± 1,21 26,02 ± 1,15 26,01 ± 1,09 26,54 ± 0,99 Protein thô 23,20 ± 0,89 23,81 ± 0,90 23,47 ± 0,77 24,10 ± 0,86 Lipit thô 2,11 ± 0,43 1,17 ± 0,41 1,70 ± 0,45 1,66 ± 0,34

Khoáng tổng số 3,64 ± 0,56 2,48 ± 0,59 3,68 ± 0,47 3,28 ± 0,54

 

Số liệu ở bảng 3 cho thấy thịt gà ở các lô thí nghiệm có tỷ lệ VCK và protein thô cao hơn tuy nhiên chưa có sự sai khác rõ rệt giữa các lô.

 

Kết quả ở bảng thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm cho thấy thịt gà ở các lô thí nghiệm có tỷ lệ VCK và protein thô cao hơn tuy nhiên chưa có sự sai khác rõ rệt giữa các lô.

 

Hàm lượng vật chất khô ở thịt gà thí nghiệm dao động trong khoảng 25,03-26,54%, trong đó hàm lượng VCK của các lô TN cao hơn lô ĐC. Lô TN3 chỉ tiêu này đạt cao nhất: 26,54%, cao hơn lô ĐC (25,03%) là 1,51%. Hàm lượng protein thô của thịt gà ở các lô thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3 được bổ sung chế phẩm Px-Agro Super có phần cao hơn lô đối chứng, hàm lượng protein ở lô TN3 cao hơn đối chứng 0,90% (23,20 so với 24,10%).

Hàm lượng lipit của thịt gà ở các lô TN tương đương nhau (1,17; 1,70; 1,66) và thấp hơn so với lô ĐC (2,11).

Hàm lượng khoáng tổng số ở cả 4 lô là tương đương nhau.

Kết quả phân tích của chúng tôi tương đương với kết quả phân tích của Nguyễn Trọng Thiện và ctv (2010); Nguyễn Thị Hải và ctv (2008).

3.3. Hiệu quả của việc bổ sung PX - Super tới sự cải thiện màu sắc sản phẩm (chân, da).

 

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà từ 3 tuần tuổi trở lên chúng tôi quan sát độ đậm của màu vàng chân gà thấy chân gà ở lô TN2 và lô TN3 có màu vàng chân đậm hơn hẳn so với lô ĐC. Kết quả được trình bày tại bảng 4.

 

Kết quả bảng 4 cho thấy độ đậm màu da gà của lô ĐC là thấp nhất với 1,50 điểm, độ đậm màu da gà của lô TN1 cao hơn 0,25 điểm so với lô ĐC (màu da gà lô TN1 là 1,75 điểm), ở lô TN2 độ đậm màu da gà cao hơn lô ĐC là 1,00 điểm (độ đậm màu ở lô TN2 là 2,50 điểm) và ở lô TN3 độ đậm màu da gà cao hơn lô ĐC là 2,00 điểm (độ đậm màu ở lô TN3 là 3,50 điểm). Điều đó cho thấy bổ sung 3% Px- Agro Super đã làm tăng độ đậm màu của da gà, trong đó mức bổ sung 3% cho thấy sự thay đổi màu sắc rõ nhất.

 

Qua thí nghiệm chúng tôi thấy việc bổ sung PX-Agro super đã làm tăng màu sắc của màu chân gà ở đàn gà thí nghiệm. Cụ thể: gà ở các lô TN có bổ sung Px-Agro Super có màu chân đậm hơn so với lô ĐC. Trong đó độ đậm màu của lô TN3 là cao nhất (đạt 8,55 điểm) cao hơn 2,30 điểm so với lô ĐC (6,25 điểm), tiếp đến là lô TN2 (8,00 điểm), cao hơn 1,75 điểm so với lô ĐC, sau đó là lô TN1 (6,75 điểm) cao hơn lô ĐC 0,50 điểm. Như vậy, việc bổ sung Px-Agro Super đã giúp cải thiện đáng kể màu của chân gà. Việc bổ sung PX-Agro super có ảnh hưởng đến việc tăng màu của da và chân gà là do trong thành phần của Px-Agro Super chứa các sắc chất tạo màu đặc trưng (Xanthophyl, Lutein, Zeaxanthin và ß Caroten).

 

Ngoài ra, bổ sung chế phẩm này còn làm tăng độ đậm màu của da và chân gà. Màu sắc da và chân gà là những chỉ tiêu không có ý nghĩa trong đánh giá chất lượng thịt, nhưng có giá trị trong thương mại (Schuberth và Ruhland, 1978) vì đây là những chỉ tiêu có ảnh hưởng rất lớn tới thị hiếu người tiêu dùng. Ở Việt Nam, người tiêu dùng thường thích chọn gà có màu da và chân vàng (vấn đề về màu sắc da và chân gà là nhược điểm lớn của gà thịt thương phẩm nuôi nhốt). Điều này cũng đồng nghĩa với việc gà ăn thức ăn có bổ sung Px-Agro Super sẽ thuận lợi hơn trong việc bán sản phẩm đầu ra do đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

4. KẾT LUẬN

Việc bổ sung chế phẩm Px-Agro Super với các mức khác nhau (1, 2, 3%) không làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng thịt gà, nhưng đã góp phần làm tăng tỷ lệ các phần thịt có giá trị (thịt đùi và thịt lườn). Đồng thời, bổ sung chế phẩm Px-Agro Super còn làm tăng độ đậm màu của da và chân gà.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thái Hải (2006). Đáp ứng của đàn gà thịt Cobb500 với khẩu phần protein thấp được bổ sung 1 số axít amin không thay thế, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 4(6): 56-60.

2. Nguyễn Thị Hải, Trần Thanh Vân và Đoàn Xuân Trúc (2008). Khảo nghiệm khả năng sản xuất của gà thương phẩm Sasso nuôi vụ Thu - Đông tại Thái Nguyên. Tạp chí Chăn nuôi, 2: 9-10.

3. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2009). Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Proudman J.A., W.J. Mellon and D.I. Anderson (1970). Utilization of feed in fast and slows growing lines of chickens, Poul. Sci., 49: 177-82.

5. Schuberth L. and Ruhand R. (1978). Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Người dịch: Nguyễn Chí Bảo). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội, trang 486-24.

6. Schilling M.W., V. Radhakrishan, Y.V. Thaxton, K. Christensen, J.P. Thaxon and V. Jackson (2008). The effects of broiler catching method on breast meat quality, Meat Sci., 79: 163-71.

7. Nguyễn Trọng Thiện, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Đỗ Thị Sợi, Lê Thị Thu Hiền và Nguyễn Thị Mười (2010). Khả năng sản xuất của gà ông bà Hubbard Redbro nhập nội và con lai của chúng, Tạp chí KHCN Chăn nuôi, 24: 1-8.

8. Vũ Đình Tôn và Hán Quang Hạnh (2010). Xác định mức sử dụng bột giun quế (Perionyx excavatus) thích hợp trong khẩu phần ăn của gà broiler (Hồ x Lương Phượng) nuôi thả vườn, Tạp chí KHPT, 8(6): 949-58.

9. Trần Công Xuân (1995). Nghiên cứu các mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần nuôi gà broiler: Ross 208, Ross 208-V35, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi (1969-1995), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 127-33.

10. Yu L.H., E.S. Lee, J.Y. Jeong, H.D. Paik, J.H. Choi and J.C. Kim (2005). Effects of thawing temperature on the physicochemical properties of pre-rigor frozen chicken breast and leg muscles, Meat Sci., 71: 375-82.

 

 

 

 

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập