Hội nghị An Toàn Sinh Học Khu vực Châu Á sẽ diễn ra vào ngày 10/10/2024, thuộc khuôn khổ triển lãm Vietstock 2024 tại SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, TPHCM.
Chăn nuôi và thuỷ sản – Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Ngành đang “gánh trên vai” cùng lúc nhiều dịch bệnh
Từ đầu năm đến nay, các bệnh dịch trên vật nuôi đã gây ra những thiệt hại đáng kể. Dịch tả lợn châu Phi và lở mồm long móng ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng ổ dịch, lần lượt tăng 2,4 lần và 2,1 lần so với cùng kỳ. Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi cũng không hề khả quan, với sự bùng phát của nhiều loại bệnh khó kiểm soát như: bệnh Đỏ thân, Đốm trắng,…
Chủ động bảo vệ đàn vật nuôi
Thông thường, người chăn nuôi có xu hướng chờ đến khi dịch bệnh xảy ra mới bắt đầu hành động. Tuy nhiên, cách tiếp cận hiệu quả hơn là chủ động phòng ngừa, tức là thực hiện các biện pháp để ngăn chặn, kiểm soát, và tiêu diệt các mầm bệnh, tác nhân gây bệnh trước khi chúng có cơ hội tiếp xúc với đàn vật nuôi.
Vì sao an toàn sinh học vẫn cần thiết khi chúng ta có vắc xin?
Mặc dù vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh, hiệu quả của chúng không phải là 100%. Chính vì vậy, an toàn sinh học mới là giải pháp duy nhất và toàn diện nhất, giúp ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của mọi mầm bệnh, kể cả những loại chưa có vắc xin.
Chăn nuôi an toàn sinh học giúp nâng cao năng suất chăn nuôi, cải thiện phúc lợi động vật và giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc kháng sinh, từ đó hạn chế tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, việc triển khai các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học một cách hiệu quả vẫn còn là một thách thức lớn đối với nhiều hộ chăn nuôi.
Khám phá Hội nghị An Toàn Sinh Học Khu vực Châu Á
Nhằm đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng của dịch bệnh trong ngành chăn nuôi và thủy sản, Hội nghị An toàn Sinh học Khu vực Châu Á sẽ diễn ra vào thứ Năm, ngày 10/10/2024, thuộc khuôn khổ triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024.
Triển lãm và hội nghị mở cửa tham gia hoàn toàn miễn phí, hướng đến tất cả các thành viên trong chuỗi giá trị chăn nuôi và thuỷ sản, từ người nuôi, đến các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhà máy chế biến.
Với chủ đề “Chuyển Đổi Chăn Nuôi Để Năng Suất Cao Hơn, Dinh Dưỡng Tốt Hơn, Môi Trường Xanh Sạch Hơn & Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn”, Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024 sẽ là mảnh ghép hoàn hảo hoàn thiện bức tranh phát triển bền vững của ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam.
Để thúc đẩy hơn nữa sự bền vững của ngành chăn nuôi và thuỷ sản, triển lãm mang đến hội nghị An Toàn Sinh Học Khu vực Châu Á với định hướng “Chú Trọng Phát Triển An Toàn Sinh Học Trong Chăn Nuôi”.
Tại hội nghị, các chuyên gia đầu ngành sẽ tập trung chia sẻ các biện pháp toàn diện, có cơ sở khoa học, thiết thực, và khả thi về mặt kinh tế. Các giải pháp này sẽ tích hợp nhiều chiến lược, giúp người nuôi chủ động bảo vệ đàn vật nuôi của mình khỏi các mầm bệnh đến từ nhiều nguồn khác nhau.
Giải pháp an toàn sinh học cho ngành chăn nuôi và thuỷ sản
Mở đầu hội nghị, Cục Chăn Nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sẽ mang đến bài chia sẻ đắt giá về “An toàn sinh học bền vững và hiệu quả tại Việt Nam – chính sách và tiến trình thực hiện”.
Tiếp đến là những chia sẻ đầy giá trị đến từ PGS. TS. Pariwat Poolperm, một chuyên gia tư vấn về thú y và chăn nuôi lợn nổi tiếng đến từ Công Ty TNHH Professional Training and Consultants. Với kinh nghiệm dày dặn trong việc đối phó với dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại Thái Lan, ông sẽ mang đến những giải pháp thực tiễn để đảm bảo “An toàn sinh học trong chăn nuôi heo”.
Hướng đến phát triển bền vững ngành thuỷ sản, một chủ đề quan trọng khác sẽ được trình bày tại hội nghị là “An toàn sinh học trong trại giống và trang trại nuôi trồng thủy sản”.
Tiếp nối chương trình, TS. Sompiss Jullabutradee – Giám đốc Công Ty TNHH G&S Agriconsultants – sẽ thuyết trình về cách áp dụng các biện pháp “An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm”.
Sau đó, để cung cấp thêm cho người nuôi đa dạng các chiến lược để phòng ngừa mọi tác nhân gây bệnh, hội thảo mang đến các bài chia sẻ về các chủ đề “Thực hành tốt nhất về an toàn sinh học cho người chăn nuôi”, “Giảm thiểu sự lây truyền mầm bệnh trong thức ăn chăn nuôi”, “Nước uống và nước ao hồ – mối đe dọa an toàn sinh học bị bỏ qua”.
Buổi hội thảo sẽ được khép lại với tọa đàm của Craige Allan, với bài phát biểu về “An toàn sinh học – Cách thức tuân thủ và thực hiện tại trại nuôi”.
Cơ hội kết nối với hàng ngàn khách hàng tiềm năng toàn cầu
Triển lãm Vietstock 2024 và Hội nghị An Toàn Sinh Học Khu vực Châu Á quy tụ hơn 13.000 chuyên gia, nhà lãnh đạo, bác sĩ thú y, hộ chăn nuôi, và chủ trang trại từ khắp mọi miền Việt Nam và thế giới, cùng nỗ lực hướng đến mục tiêu xây dựng và ứng dụng các giải pháp an toàn sinh học, bền vững vào mô hình chăn nuôi của mình.
Vì vậy, hội nghị không chỉ là một diễn đàn để chia sẻ kiến thức, mà còn là một sân chơi lý tưởng để các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên quan có thể tiếp cận đến hàng ngàn khách hàng tiềm năng.
Hội nghị sẽ diễn ra trong suốt ngày thứ hai của triển lãm Vietstock 2024. Các nhà cung cấp sẽ có cơ hội tuyệt vời để tham gia hội nghị với vai trò là diễn giả, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, và giới thiệu các công nghệ, sản phẩm về an toàn sinh học của mình đến hàng ngàn khách tham dự hội nghị, từ đó mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Để đăng ký tham gia tài trợ và trở thành diễn giả của Hội nghị, hãy liên hệ: Ms. Sophie Nguyen – Sophie.Nguyen@informa.com.
Xem thêm thông tin về thông cáo báo chí của Hội nghị An Toàn Sinh Học Khu vực Châu Á: https://www.vietstock.org/wp-content/uploads/2024/09/vn_Biosecurity-Asia-Forum_Press-release.pdf
————————-
Box thông tin:
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI:
- Đặt Gian Hàng: Ms. Sophie Nguyen – Sophie.Nguyen@informa.com
- Tham gia tài trợ: Ms. Sophie Nguyen – Sophie.Nguyen@informa.com
- Hỗ Trợ Tham Quan: Ms. Phuong – phuong.c@informa.com
- Hỗ Trợ Truyền Thông & Marketing: Ms. Anita Pham – anita.Pham@informa.com