Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức thành công hội nghị Ban chấp hành lần thứ 5, khóa VI, nhiệm kỳ 2017-

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức thành công hội nghị Ban chấp hành lần thứ 5, khóa VI, nhiệm kỳ 2017-2022
Ngày đăng bài - 4/26/2022 12:00:00 AM
Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức thành công hội nghị Ban chấp hành lần thứ 5, khóa VI, nhiệm kỳ 2017-2022

[Hội Chăn nuôi Việt Nam] - Ngày 25/4/2022, tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam (Hội) đã tổ chức thành công Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 5, khóa VI (nhiệm kỳ 2017-2022) sau thời gian dài trì hoãn do dịch bệnh. Hội nghị đã chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm của Hội trong năm 2022 đó là tổ chức thành công Đại hội lần thứ VII.

Trước khi bắt đầu, hội nghị đã dành một phút tưởng nhớ các ủy viên ban chấp hành đã từ trần đó là TS Lương Tất Nhợ, từ trần năm 2019; PGS TS Lê Quang Nghiệp, từ trần tháng 3/2022; TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, do lâm bệnh nặng đã từ trần ngày 17/4/2022.

 

Hội nghị Ban chấp hành năm nay có sự tham gia của đại diện của Cục Chăn nuôi: TS Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng; các Hội/Hiệp hội ngành chăn nuôi như: PGS TS Hoàng Kim Giao – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam; TS Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam; BSTY Hoàng Triều – Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh Thuốc Thú y Việt Nam; TS Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam; TS Nguyễn Văn Trọng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại Việt Nam… cùng gần 100 ủy viên Ban chấp hành Hội Chăn nuôi Việt Nam theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

 

PGS TS Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch, TS Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Thường trực và TS Nguyễn Tất Thắng chủ trì Hội nghị.

 

PGS TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

 

Theo PGS TS Nguyễn Đăng Vang, thời gian 2 năm 2020 và 2021 do đại dịch Covid-19 nên Hội Chăn nuôi Việt Nam không tổ chức được hội nghị ban chấp hành theo quy định. Hôi nghị lần này được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với số lượng ủy viên ban chấp hành tương đối đông đủ. Hội nghị gồm các nội dung chính như sau: Trình bày tóm tắt báo cáo kết quả hoạt động hội năm 2021 và dự kiến phương hướng 2022; Công bố các hội viên mới; báo cáo của ban kiểm tra về công tác tài chính năm 2021; các đại biểu dự hội nghị thảo luận về nội dung công tác Hội.

 

Lễ kết nạp các hội viên mới

 

Thay mặt thường trực Hội, TS Nguyễn Tất Thắng công bố công tác phát triển hội viên và kết nạp hội viên mới. Theo đó, năm 2021 và đầu năm 2022 nhiều doanh nghiệp đã trở thành Hội viên của Hội Chăn nuôi Việt Nam. Cụ thể, đó là Công ty TNHH Wooosung Việt Nam, Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Toàn Thắng, Công ty TNHH Xây dựng và Công nghệ Môi trường Dương Nhật, Công ty Hoàng Anh Gia Lai, Công ty BAF Việt Nam. Cùng với đó Hội cũng kết nạp thêm các chuyên gia ngành chăn nuôi như PGS TS Đinh Văn Chỉnh.. Cùng với đó, Hội cũng kiện toàn lại ủy viên Ban chấp hành với 119 người và 26 người trong Ban Thường vụ.

 

TS Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

 

TS Nguyễn Xuân Dương – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đánh giá trong 2 dịch bệnh nhưng hoạt động của Hội vẫn duy trì. Thường trực vẫn hoạt động liên tục, thời gian giãn cách vì covid-19 họp giao ban ít nhất 1-2 buổi/tuần, lấy ngày thứ 5 để giải quyết các vấn đề phát sinh.

 

Nhiều tỉnh hội duy trì hoạt động hội tốt như Thái Nguyên, Hải Dương, Đồng Nai… nhưng có nhiều tỉnh có nhiều lí do như khó khăn về văn phòng, tài chính nên hoạt động chưa tốt. Trong số 7 ban thì có một số ban như Tài chính, Kiểm tra… hoạt động rất tốt.

 

“Đánh giá chung, hoạt động của Hội Chăn nuôi Việt Nam đã đáp ứng được mảng công tác về phản biện xã hội và thông tin tuyên truyền; duy trì tính thường xuyên của sinh hoạt hội”, TS Nguyễn Xuân Dương cho biết.

 

Tuy nhiên, TS Nguyễn Xuân Dương khẳng định hoạt động Hội cũng còn nhiều tồn tại như chưa họp thường vụ đúng 1 quý 1 lần. Nhiều địa phương hoạt động chưa tốt, chưa tạo ra sự gắn kết giữa tỉnh Hội và Trung ương Hội. Số lượng lãnh đạo Hội kiêm nhiệm còn nhiều...

 

Phương hướng hoạt động Hội cuối năm 2022 đó là tiếp tục phát triển hội viên; phối hợp nhiều hơn nữa giữa các hội/hiệp hội chăn nuôi, thú y, thuốc thú y; tăng cường phổ biến kiến thức và phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia và FAO…; phối hợp tổ chức hội thảo với các triển lãm chăn nuôi như VIETSTOCK và ILDEX…

 

Cùng với đó, nhiệm vụ trọng tâm của Hội trong năm nay là chuẩn bị tốt điều lệ, nhân sự… để tổ chức thành công Đại hội VII vào quý 4.

 

Đại hội đã ghi nhận nhiều ý kiến của các ủy viên Ban chấp hành về ngành chăn nuôi và công tác phát triển Hội.

 

Ông Đoàn Trọng Lý – Trưởng Ban Tài chính cho biết thời gian qua hoạt động của Hội đã kết hợp nhịp nhàng với các Hội khác. Ông đưa ra ý kiến, trong nhiệm kỳ tới, Ban Thường trực Hội nên cơ cấu thêm thành phần là trưởng các ban để giảm rủi ro và độc đoán.

 

Ông Đào Quang Vinh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Vinh Anh 

 

Ông Đào Quang Vinh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Vinh Anh cho biết, thời gian qua, giá lợn hơi là vô cùng bấp bênh. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỉ lệ tương đối lớn, khi giá cao thì bỏ liên kết nhưng khi giá thấp thì bán tháo, phá đàn. Cần kiểm soát lại vấn đề thống kê, con số tổng đàn tương đối chính xác và dự báo số đàn lượng thịt so với tổng đàn ra sao để có kế hoạch chăn nuôi phù hợp. Tổng Cục thống kê đưa chưa phù hợp thì mạnh ai đấy nhập thịt. Có nhiều doanh nghiệp để hàng tháng trời ở container mới có kho lạnh để dự trữ. Đầu năm 2020, do dự báo lượng thịt thiếu hụt nên các doanh nghiệp đua nhau nhập thịt về nên lượng thịt và các sản phẩm thịt. Chân giò nhập về lên đến 52.000 đồng/kg nhưng bán thấp 22.000 đồng/kg. Bản thân nhà nhập khẩu và người chăn nuôi đều thiệt hại. Để xuất khẩu thịt sang Nhật Bản, Hàn quốc thì còn lâu mới có thể làm được. Chúng ta đưa ra cảnh báo để ngành chăn nuôi ổn định hơn.

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

 

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chia sẻ thêm thông tin về hàng tạm nhập tái xuất. Cụ thể, mảng chế biến thực phẩm của C.P Việt Nam chỉ sử dụng các sản phẩm chăn nuôi của chính đơn vị này, tuy nhiên thời gian vừa qua cũng được nhiều đơn vị kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất chào bán. Do hàng tạm nhập sang Trung Quốc khó khăn nên tuồn vào Việt Nam tương đối nhiều, chân gà của C.P bán 36.000-37.000 đồng/kg hoặc loại đẹp trên 50.000 đồng/kg nhưng do hàng tạm nhập tái xuất bán từ 16.000-17.000 đồng/kg.

 

Ông Vũ Anh Tuấn mong muốn sau Covid-19, Hội Chăn nuôi Việt Nam hoạt động nhiều hơn nữa, có tiếng nói nhiều hơn nữa với các cơ quan chức năng; chia sẻ nhiều hơn nữa với doanh nghiệp và người chăn nuôi cả lúc khó khăn và thuận lợi.

 

Ông Hoàng Triều, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh Thuốc Thú y Việt Nam đưa ra ý kiến: Nên có những buổi làm việc giữa   3 hiệp hội và 2 hội trong ngành chăn nuôi, thú y để thống nhất những phản biện, góp ý cho cơ quan quản lý để giúp ngành chăn nuôi và người chăn nuôi.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham gia chụp ảnh lưu niệm.

 

Bài: Hà Ngân

Ảnh: Phạm Huệ

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập