Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 20

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
Ngày đăng bài - 9/27/2021 12:00:00 AM
Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025

Ngày 23/8/2021, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 3609/QĐ-BNN-TY về "Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025"


Theo đó, Kháng kháng sinh đang là vấn đề đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Các cơ chế kháng thuốc mới đang xuất hiện, sự di chuyển của con người và giao thương hàng hóa quốc tế thuận lợi là một trong những nguyên nhân làm lan truyền và gia tăng vi sinh vật kháng kháng sinh trên toàn quốc.

Chăn nuôi gà đẻ trứng trong một trang trại thuộc tỉnh Hòa Bình

 

Hiện tượng kháng kháng sinh dẫn đến việc điều trị các bệnh truyền nhiễm thông thường không hiệu quả, kéo dài thời gian điều trị, tăng tỷ lệ thương tật, thậm chí tử vong.

 

Vi sinh vật kháng kháng sinh làm ảnh hưởng đến đến tính bền vững của hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm làm ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe và đời sống của người dân.

 

Vì thiếu hệ thống giám sát phù hợp nên việc định lượng mức độ nghiêm trọng của vấn đề kháng kháng sinh chưa thực hiện được, tuy nhiên đã có nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo vào khoảng năm 2050, mỗi năm kháng kháng sinh có thể cướp đi sinh mạng của 10 triệu người, tương đương cứ tần suất cứ 3 giây lại có mọt người chết do vi khuẩn kháng thuốc gây nên, lớn hơn số bệnh nhân ung thư hiện nay.

 

Tình trạng kháng kháng sinh đã làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe cho con người, vật nuôi, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy mà WHO đưa ra khẩu hiệu: "Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa", để kêu gọi các quốc gia cùng chung tay phòng, chống kháng kháng sinh. Tháng 5 năm 2015, các thành viên của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã thông qua một nghị quyết về kháng thuốc vào tháng 6 năm 2015, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cũng đã thông qua một nghị quyết tương tự về kháng thuốc. Do đó, ba tổ chức này (WHO - FAO - OIE) đã và đang làm việc cùng nhau theo phương pháp tiếp cận "Một sức khỏe" ("One Heath approach).

 

Hưởng ứng lời kêu gọi của WHO, Việt Nam ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020 (Quyết định số 2174/QĐ-BYT ngày 21/6/2013).

 

Năm 2017, căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013 đến năm 2020 nêu trên, vận dụng phương pháp tiếp cận "Một sức khỏe", Bộ NN&PTNT đã ban hành "Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020".

 

Căn cứ vào kết quả đã đạt được, những khó khăn và thuận lợi khi triển khai "Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020, Bộ NN&PTNT xây dựng "Kế hoạch Phòng chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng chống kháng kháng sinh trong nông nghiệp.

 

Kính mời Quý độc giả xem toàn bộ Kế hoạch phòng chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 TẠI ĐÂY

 

TÂM AN

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập