Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã chi gần 2 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, tăng 7,11% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong 7 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Italia với gần 50 triệu USD, tăng 963,99% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Canada với hơn 34 triệu USD, tăng 372,64% so với cùng kỳ; Mêhicô với hơn 1,6 triệu USD, tăng 102,27% so với cùng kỳ, sau cùng là Ấn Độ với hơn 89 triệu USD, tăng 83,28% so với cùng kỳ.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 7/2017 là Achentina, Trung Quốc, Đài Loan, Canada… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 120 triệu USD, giảm 39,21% so với tháng trước đó và giảm 19,16% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong 7 tháng đầu năm 2017 lên 944 triệu USD, chiếm 47,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 13,78% so với cùng kỳ năm trước đó – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7/2017 đạt hơn 13 triệu USD, tăng 11,14% so với tháng 6/2017 nhưng giảm 75,22% so với cùng tháng năm trước đó. Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 89 triệu USD, giảm 45,68% so với cùng kỳ năm trước đó.
Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng trong 7 tháng đầu năm 2017, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.
Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 7/2017 là Đài Loan với trị giá hơn 9 triệu USD, tăng 65,85% so với tháng trước đó và tăng 26,55% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2017 lên hơn 44 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước đó.
Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Italia với kim ngạch đạt 175 triệu USD, 89 triệu USD, 73 triệu USD; 64 triệu USD; và 49 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu tháng 7/2017 và 7 tháng đầu năm 2017
ĐVT: nghìn USD
|
KNNK 7T/2016 |
KNNK T7/2017 |
KNNK 7T/2017 |
+/- so với T6/2017 (%) |
+/- so với T7/2016 (%) |
+/- so với 7T/2016 (%) |
Tổng KN |
1.856.225 |
217.731 |
1.988.271 |
-34,74 |
-36,5 |
7,1 |
Achentina |
830.109 |
120.545 |
944.485 |
– 39,12 |
-19,2 |
13,8 |
Ấn Độ |
48.819 |
6.961 |
89.475 |
-8,83 |
-18,8 |
83,3 |
Anh |
712 |
202 |
1.295 |
|
369,6 |
81,8 |
Áo |
63.648 |
2.878 |
45.841 |
3,00 |
-72,4 |
-28 |
Bỉ |
6.297 |
611 |
7.811 |
-57,9 |
-46,5 |
24,0 |
Brazil |
67.887 |
5.349 |
73.502 |
-79,8 |
97,2 |
8,3 |
UAE |
41.341 |
5.739 |
46.108 |
38,9 |
-49,4 |
11,5 |
Canada |
7.336 |
7.713 |
34.674 |
-11,3 |
992,0 |
372,6 |
Chilê |
3.333 |
836 |
5.527 |
17,0 |
218,2 |
65,8 |
Đài Loan |
40.949 |
9.935 |
44.635 |
65,9 |
26,6 |
9,0 |
Đức |
3.375 |
669 |
4.351 |
90,7 |
30,3 |
28,9 |
Hà Lan |
17.007 |
1.230 |
13.341 |
-28,8 |
-57,1 |
-21,6 |
Hàn Quốc |
20.678 |
3.616 |
19.631 |
35,8 |
3,8 |
-5,1 |
Hoa Kỳ |
199.536 |
6.858 |
175.167 |
-4,9 |
-85,1 |
-12,2 |
Indonesia |
49.994 |
3.116 |
64.173 |
-62,2 |
-59,1 |
28,4 |
Italia |
4.694 |
4.522 |
49.946 |
-30 |
1105 |
964 |
Malaysia |
59.476 |
1.798 |
17.281 |
29,3 |
-54,9 |
-70,9 |
Mêhicô |
808 |
74 |
1.635 |
62,7 |
5,9 |
102,3 |
Nhật Bản |
3.097 |
208 |
2.823 |
-35,7 |
-0,1 |
-8,9 |
Australia |
6.798 |
319 |
8.039 |
5,2 |
-80,3 |
18,3 |
Pháp |
11.346 |
1.520 |
16.060 |
-46,2 |
-0,6 |
41,6 |
Philippin |
8.209 |
2.116 |
11.089 |
213,2 |
41,0 |
35,1 |
Singapore |
11.184 |
496 |
8.944 |
-66 |
-65,9 |
-20,0 |
Tây Ban Nha |
22.325 |
559 |
7.208 |
-31,9 |
-86,2 |
-67,7 |
Thái Lan |
50.167 |
4.977 |
46.012 |
-31,7 |
-43,4 |
-8,3 |
Trung Quốc |
164.032 |
13.242 |
89.099 |
11,1 |
-75,2 |
-45,7 |
Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN còn bao gồm các loại: lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về các nguyên liệu sản xuất TĂCN trong 7 tháng đầu năm 2017
Mặt hàng
|
7T/2016 |
7T/2017 |
So với cùng kỳ |
Lượng (1000 tấn) |
Trị giá (nghìn USD) |
Lượng (1000 tấn) |
Trị giá (nghìn USD) |
Lượng (%) |
Trị giá (%) |
Lúa mì |
1.894 |
407.884 |
3.057 |
636.478 |
61,4 |
56 |
Ngô |
3.789 |
742.697 |
4.236 |
846.446 |
11,8 |
14 |
Đậu tương |
882 |
362.432 |
1.023 |
442.568 |
16 |
22,1 |
Dầu mỡ động thực vật |
|
354.133 |
|
410.698 |
|
16 |
(Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 7/2017 đạt 485 nghìn tấn với giá trị đạt 107 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm 2017 đạt 3 triệu tấn, đạt trị giá 636 triệu USD, tăng 61,43% về khối lượng và tăng 56,04% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 7 tháng đầu năm 2017 là Australia, chiếm tới 48%; tiếp đến là Canada chiếm 21%, thị trường Brazil chiếm 3%, thị trường Nga chiếm 1,8% và thị trường Hoa Kỳ chiếm 0,4% tổng giá trị nhập khẩu lúa mỳ. Các thị trường nhập khẩu lúa mì hầu hết đều giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016 ngoại trừ thị trường Canada. Trong 7 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu lúa mì tăng hơn 19 lần và giá trị tăng hơn 14 lần. Thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là Brazil (giảm 69%).
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 7/2017 đạt 99 nghìn tấn với giá trị 41 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 7 tháng đầu năm 2017 đạt 1 triệu tấn và 442 triệu USD, tăng 16% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2017 đạt 599 nghìn tấn với giá trị đạt 115 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2017 đạt 4,23 triệu tấn và 846 triệu USD, tăng 11,8% về khối lượng và tăng 13,97% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Achentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 7 tháng đầu năm 2017, chiếm lần lượt là 54% và 15% tổng giá trị nhập khẩu. Đặc biệt, trong 7 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan tăng hơn 13 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị lại chỉ tăng có hơn 2,2 lần.
Tổng hợp: Vũ Lanh
Nguồn: Trung tâm TT CN&TM