Tây Ninh: Tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững

Tây Ninh: Tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững

 
Logo bannerLogo banner
 
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Tổng Quan Ngành
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Ban Chấp Hành
    • Ban Thường Vụ
  • NGÀNH CHĂN NUÔI
    • Tin tức Chăn nuôi
    • Chăn Nuôi Lợn
    • Chăn Nuôi Gia Súc
    • Chăn Nuôi Gia Cầm
  • THƯ VIỆN VĂN BẢN
    • Quốc Hội và Chính Phủ
    • Bộ NN và PTNT
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Các Cơ Quan Khác
  • TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI
  • TƯ LIỆU
    • Ngành Chăn Nuôi
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
  • LIÊN HỆ
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • Thức ăn chăn nuôi
  • Giống vật nuôi
  • Xuất nhập khẩu
  • Cơ sở chăn nuôi
  • Thú y và ATTP
  • Tiêu - Quy chuẩn KT
  • Các văn bản khác
Quảng cáo
    1156
Tây Ninh: Tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững
Ngày đăng bài - 4/17/2018 12:00:00 AM
Tây Ninh: Tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững

Mặc dù đàn bò địa phương phần lớn đã được “Sind hoá”, nhưng thực tế, giống bò trên địa bàn vẫn chưa được cải tiến, có tầm vóc nhỏ, bò thịt tăng trọng kém, chất lượng thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp...

 

 

Chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng.


Theo ông Nguyễn Văn Mấy- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y, Tây Ninh là một trong những tỉnh khu vực phía Nam có nhiều bò và có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi bò thịt.


Thời gian qua, ngành chăn nuôi bò thịt của tỉnh đã có thị trường tương đối, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh, đồng thời còn giải quyết được tình trạng lao động nông nhàn ở khu vực nông thôn và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.


Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt ở tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế do người dân còn sử dụng con giống tuỳ tiện; người chăn nuôi thiếu kiến thức về chăn nuôi bò thịt cao sản nên năng suất và chất lượng thịt thấp.


Bên cạnh đó, do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao (chiếm 96,8%) nên người chăn nuôi chưa chủ động được con giống, chưa giải quyết triệt để dịch bệnh, chưa tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp, dẫn đến giá thành sản xuất cao.


Trong những năm gần đây, khi thu nhập của người dân tăng cao và mức sống được cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng các loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó thịt bò chiếm thị phần không nhỏ, đòi hỏi ngành chăn nuôi bò thịt phải phát triển mạnh và bền vững mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.


Mặc dù đàn bò địa phương phần lớn đã được “Sind hoá”, nhưng thực tế, giống bò trên địa bàn vẫn chưa được cải tiến, có tầm vóc nhỏ, bò thịt tăng trọng kém, chất lượng thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp...


Ðối với bò vàng địa phương, khi bò trưởng thành nặng khoảng 210kg/con, tỷ lệ xẻ thịt khoảng 40%; đối với bò lai Sind, khoảng 270kg/con bò trưởng thành, tỷ lệ xẻ thịt khoảng 42%.


Theo anh Phạm Thanh Bình, một chủ trang trại chăn nuôi bò thịt tại xã Lộc Hưng (huyện Trảng Bàng), thời gian qua, để thụ tinh cho bò, người chăn nuôi vẫn áp dụng biện pháp thụ tinh truyền thống, chưa quen việc gieo tinh bò nhân tạo.


Theo đó, khi có nhu cầu thụ tinh cho bò cái, người chăn nuôi chỉ cần điện thoại đến những cơ sở gieo tinh bò giống. Sau đó, cơ sở gieo tinh bò giống sẽ chở bò đực giống đến trang trại hay hộ gia đình chăn nuôi để phối giống với giá từ 200.000 đến 300.000 đồng.


Trong khi đó, việc thụ tinh bò nhân tạo có giá tương đương nhưng sẽ tạo ra giống bò thế hệ mới có chất lượng cao hơn hẳn so với bò thế hệ cũ.


Ông Mấy cho biết, để phát triển chăn nuôi bò thịt có số lượng và chất lượng cao, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ trong nước, làm tăng giá trị gia tăng cho đàn bò, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và nông thôn, giữa năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Ðề án phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020.


Ðề án này đưa ra kế hoạch tạo nguồn bò thịt phù hợp nhu cầu thị trường và chăn nuôi; chú trọng đến việc thu hút đầu tư chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ...


Ðề án phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2016-2017 được UBND tỉnh phê duyệt từ giữa năm 2017 nhưng đến đầu năm 2018, tỉnh mới cấp kinh phí thực hiện. Và đến ngày 18.4, ngành nông nghiệp đã triển khai công tác trang bị vật tư (tinh bò, ni-tơ, các bình chứa ni-tơ...) để phục vụ việc gieo tinh nhân tạo, tai tạo giống bò thịt chất lượng cao.


Ông Mấy cho biết thêm, trước khi thực hiện Ðề án trên, ngành chăn nuôi đã thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2016-2017, lai tạo được 2.000 liều tinh. Kết quả đã có những giống bê con được sinh ra, cho năng suất cao và sinh trưởng rất tốt so với giống bò vàng địa phương.


Ðây sẽ là nền tảng để ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện Ðề án chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2016-2020 theo hướng hàng hoá, bền vững và nâng cao giá trị gia tăng.


Nhi Trần (Nguồn: Báo Tây Ninh)

Để lại comment của bạn

Họ tên: * Yêu cầu nhập
Email: * Yêu cầu nhập * Email sai định dạng
Bình luận: * Yêu cầu nhập
Gửi bình luận
Bài mới hơn
  • Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được trên 500 triệu USD sản phẩm chăn nuôi (1/17/2024 12:00:00 AM)
  • Sự ảnh hưởng đối với tính năng sinh trưởng của gà thịt khi sử dụng PK516 trong khẩu phần ngô, khô đậu tương và khô dầu cọ (6/27/2018 12:00:00 AM)
  • Biện pháp nâng cao sức sinh sản ở bò sữa, bò thịt (4/24/2018 12:00:00 AM)
Bài cùng chuyên mục
  • Giải pháp hay trong xử lý chất thải chăn nuôi (4/13/2018 12:00:00 AM)
  • Đại gia Vissan sẽ bán thịt heo online (4/11/2018 12:00:00 AM)
Quảng cáo
  • qc3
  • vietstock
Tin mới
  • Vietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôiVietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôi
  • Vietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt NamVietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt Nam
  • Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock
  • Informa Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởngInforma Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởng
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – EcovetHội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – Ecovet
Liên kết website
  • VIỆN CHĂN NUÔI
  • CỤC CHĂN NUÔI
  • TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QG
  • HIỆP HỘI GIA SÚC LỚN VN
  • NHÀ CHĂN NUÔI
Video
  • Lý giải hiện tượng gà chết sau khi tiêm vacxin
  • Lo sợ giá lại giảm, người nuôi lợn dè dặt tái đàn
  • Kỹ thuật nuôi đà điểu: Cho ăn đúng cách để đà điểu lớn nhanh như thổi
  • Dùng tỏi trong chăn nuôi gà, cần lưu ý một số điều
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong chăn nuôi lợn rừng
  • Nuôi lợn bằng thuốc nam
  • Chăn nuôi lợn trong năm 2018: Chuyên gia khuyên gì?
  • Kinh nghiệm chăn nuôi dúi
  • Đổi đời nhờ nuôi gà tây thịt
  • Nuôi lợn rừng giữa cơn bão giá: Cuộc đời nở hoa hay bế tắc?
  • Lợn bị viêm đường hô hấp: Dùng thuốc nào để chữa?
  • Thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ghép nhiễm khuẩn kế phát ở bồ câu
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • "Hốt" tiền tỷ nhờ mô hình nuôi vịt trời
  • Đầu tư "chuồng nuôi khủng" nông hộ sẵn sàng nhập gà giống
  • Sai lầm nghiêm trọng làm chết rất nhiều gà
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Cái lò gạch cũ và giấc mơ làm giàu từ nuôi lợn nái ngoại
  • Phối giống cho lợn nái 2 lần/ngày có được không?
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Bỏ nghề lái xe, rẽ sang nuôi lợn: Thắng hay bại?
  • Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trời đúng tiêu chuẩn
  • Dùng rổ làm ổ đẻ cho gà: Rẻ mà chất
  • Công thức phối trộn thức ăn cho gà 5 ngày tuổi
  • Nuôi gà sạch: 1 vốn 4 lời
  • Người đam mê với lợn sạch
  • Kinh nghiệm chăn nuôi gia cầm thả vườn có kiểm soát tại nông hộ vùng cao
  • Dọn phân tự động cho chăn nuôi chim bồ câu
  • Mô hình nuôi dê thịt hiệu quả ở An Giang
  • Kỹ thuật nuôi bò cho nông hộ ở Thái Nguyên
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P2
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P1
  • Nuôi ếch bằng thức ăn thảo dược
  • Nuôi gà Móng có trong sách Đỏ thu lãi nửa tỷ đồng
  • Bí quyết nhập gà giống thành công và những điều không thể không nhớ
  • Trị bệnh tụ huyết trùng thể quá cấp tính cho gà
  • Lợn nái mang thai bị cảm nắng và nhiễm liên cầu khuẩn
  • Cách chăm sóc để gà đẻ nhiều trứng nhiều và to
  • “Ngất” với chuồng gà thông minh, tiện lợi nhất vịnh Bắc Bộ
  • Làm giàu từ giống ngan thương phẩm VCN/TP-VS7
  • Điều gì xảy ra khi nuôi vịt trên sàn nhựa?
  • Kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc heo nái thời kỳ nuôi con
  • Những lưu ý vàng trong chăn nuôi gà thả vườn - Lượng Huệ
  • Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
  • Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản Hiệu Quả Cao
Thống kê truy cập
  • HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

    • Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân
    • Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;
    • Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.
    • Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015

HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;

Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.

Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015