Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo, cán bộ của một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thuỷ sản, Văn phòng Bộ, Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục, Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,....); đại diện Văn phòng Chính phủ; đại diện Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành khác có liên quan; đại diện lãnh đạo, cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y của 63 tỉnh, thành phố; đại diện Chi cục Thủy sản một số tỉnh; đại diện của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và đại diện một số cơ quan truyền thông.
Sau khi nghe Cục Thú y báo cáo kết quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2017 và triển khai kế hoạch công tác năm 2018; Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương báo cáo tham luận về công tác phòng chống bệnh Dại trên người; ý kiến phát biểu của đại diện các đơn vị thuộc Bộ và địa phương, Thứ trưởng Vũ Văn Tám kết luận như sau:
Năm 2017 có nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tuy nhiên toàn ngành Thú y đã vượt qua khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thú y. Trong đó có nhiều kết quả nổi bật như: (1) Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Luật thú y, các văn bản dưới luật, công tác cải cách hành chính và công tác thanh tra chuyên ngành; (2) Tiếp tục tổ chức kiểm soát tốt các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm, bệnh dại và thủy sản, góp phần đóng góp rất lớn cho thành công trong phát triển chăn nuôi, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi và thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá rất cao vai trò tham mưu của Cục Thú y và việc tổ chức thực hiện có hiệu quả của cả hệ thống thú y cả nước, do đó đem lại số kết quả nổi bật bao gồm: (i) Thực hiện tốt công tác giám sát chủ động các tác nhân gây bệnh để dự báo, cảnh báo, góp phần khống chế một số dịch bệnh nguy hiểm ở động vật, không để dịch lây lan diện rộng; ngành nông nghiệp, ngành y tế và đặc biệt là các tỉnh biên giới đã phối hợp, tổ chức kiểm soát không để vi rút cúm A/H7N9 xâm nhiễm vào Việt Nam; (ii) Nghiên cứu, lựa chọn các vi rút lở mồm long móng (LMLM), được phòng thí nghiệm tham chiếu Pirbright của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) kiểm tra đánh giá, bảo đảm các yêu cầu dừng để sản xuất vắc xin và đã chuyển giao giong cho 03 doanh nghiệp để sản xuất vắc xin LMLM trong năm 2018; (iii) Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chuỗi sản xuất và đã xuất khẩu được thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản, mở ra khả năng tổ chức sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam. Với cách làm tương tự, hiện nay Bộ và các địa phương đang quyết liệt chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng chuỗi sản xuất thịt lợn để xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngành Thú y không được chủ quan do vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Việt Nam chưa có vùng an toàn dịch bệnh LMLM và các ổ dịch nhỏ vẫn rải rác xảy ra; mầm bệnh vẫn lưu hành rộng rãi; công tác kiểm soát giết mổ gặp khó khăn, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn phổ biến và khó quản lý; việc lạm dụng chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản vẫn chưa kiểm soát triệt để; cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp cấp huyện đang được nhiều địa phương đẩy mạnh; một số địa phương không phê duyệt kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật hoặc không bố trí kinh phí thực hiện; biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp; nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xuất hiện trong giai đoạn Tết Nguyên đán Mậu Tuất và năm 2018 là rất cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương và ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố quan tâm hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch; đặc biệt là bệnh truyền lây giữa động vật và người, một số bệnh quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất khẩu; đồng thời tập trung chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh chủ động để giảm thiểu thiệt hại, trong đó tập trung một số giải pháp chính sau đây:
1. Đối với phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn:
a. Phát động đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ Hội Xuân cho đến hết tháng 4/2018, không để bùng phát các đợt dịch lớn, nhất là dịch bệnh nguy hiểm như cúm A/H7N9. Tập trung triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch theo quy định của pháp luật về thú y; UBND cấp huyện thực hiện công bố dịch bệnh động vật trên cạn và xử lý ngay khi ổ dịch vừa xuất hiện, còn trong diện hẹp.
b. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng bệnh chủ động, từ quản lý chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường; giám sát chủ động để phát hiện sớm dịch bệnh; lập bản đồ dịch tễ lưu hành mầm bệnh, xác định những địa bàn thường xuyên có dịch; chuẩn bị các phương án về vắc xin, kế hoạch lấy mẫu giám sát, xét nghiệm,… để kiểm soát tốt dịch bệnh nguy hiểm.
c. Tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới để ngăn ngừa vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút nguy hiểm khác xâm nhiễm vào trong nước.
d. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thú y phối hợp với lực lượng công an, quản lý thị trường để trinh sát, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
2. Đối với công tác phòng, chống bệnh dại động vật: cần tăng cường công tác quản lý chó mèo nuôi, xử lý nghiêm hành vi thả rông chó theo quy định; tổ chức tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo bảo đảm đạt tỷ lệ theo quy định. Tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế và doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vắc xin dại trong nước để chủ động nguồn và giảm giá thành vắc xin.
3. Đối với phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản:
a. Tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh và có các giải pháp kịp thời đối vói các loại dịch bệnh quan trọng trên tôm và cá tra; phân công các tổ công tác đến từng địa phương trọng điểm về dịch bệnh để tố chức các hoạt động phòng, chống kịp thời và hiệu quả.
b. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình giám sát chủ động để cảnh báo dịch bệnh và phục vụ xuất khẩu; tổ chức triển khai các nhiệm vụ về quan ừắc, cảnh báo môi trường; đẩy mạnh việc hướng dẫn xây dựng chuỗi sản xuất, cơ sở an toàn dịch bệnh để bảo đảm chất lượng sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
c. Phổ biến, hướng dẫn các quy trình nuôi có hiệu quả tốt; tập trung công tác quản lý các vật tư, nguyên liệu đầu vào trong nuôi hồng thủy sản; đồng thời triển khai các biện pháp phát hiện, xử lý nghiêm các trường họp bơm chích tạp chất vào tôm.
d. Đối với các bệnh mới như bệnh do TiLV trên cá rô phi, cần chủ động áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn sự xâm nhiễm và lây lan, nhưng cũng cần phải phản ứng thận trọng trong việc cung cấp thông tin, số liệu để không làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu thủy sản.
4. Công tác kiểm soát giết mổ phải gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Các địa phương tiếp tục xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật về thú y và trên cơ sở kinh nghiệm từ việc xây dựng thành công chuỗi sản xuất thịt gà xuất khẩu sang Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
5. Công tác chỉ đạo, điều hành phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, tuy nhiên cần đảm bảo tránh chồng chéo, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân.
UBND các cấp quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng và ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, bố trí đủ kinh phí để chủ động giám sát, phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu, tham mưu cho cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan thú y cấp huyện; tổng hợp, tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
Nguồn: TT KNQG