Ảnh hưởng của acid hữu cơ lên năng suất và chất lượng trứng giai đoạn mới bắt đầu đẻ

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Ảnh hưởng của acid hữu cơ lên năng suất và chất lượng trứng giai đoạn mới bắt đầu đẻ
Ngày đăng bài - 8/31/2018 12:00:00 AM
Ảnh hưởng của acid hữu cơ lên năng suất và chất lượng trứng giai đoạn mới bắt đầu đẻ

Thí nghiệm được tiến hành để xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm acid hữu cơ (Poulacid) vào khẩu phần gà đẻ chuyên trứng từ 19-28 tuần tuổi (chia 2 giai đoạn 19-21 và 22-28 tuần tuổi).

 

Hình ảnh minh họa

 

Có 540 con gà mái đẻ Hisex Brown được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 3 nghiệm thức (NT), 45 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại trên 1 ô chuồng gồm 4 con gà mái.

 

Các NT như sau:  NT A0: KPCS + 0% Poulacid  (Đối chứng); NT A0.15: KPCS + 0,15 % Poulacid; NT A0.2: KPCS + 0,2 % Poulacid.

 

Kết quả cho thấy khi bổ sung Poulacid vào khẩu phần không ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thức ăn (TTTA) và khối lượng trứng, nhưng có chiều hướng tăng nhẹ về tỷ lệ đẻ và TTTA/trứng ở NT A0.15 so với  NT A0.2 và  NT A0.

 

Khi bổ sung 0,15 và 0,2% poulacid trong khẩu phần cho số lượng trứng bể và trứng đôi thấp hơn đối chứng. Các chỉ tiêu chỉ số hình dáng, tỷ lệ vỏ, lòng  trắng và lòng đỏ, độ dầy vỏ và đơn vị Haugh không có sự khác nhau, nhưng chiều cao lòng trắng và màu lòng đỏ có cải thiện ở các khẩu phần có bổ sung Poulacid so với đối chứng.

 

Kết quả đó cho thấy khi bổ sung Poulacid ở mức 0,15% trong khẩu phần có khuynh hướng cải thiện tỷ lệ đẻ, màu lòng đỏ và chiều cao lòng trắng đặc, tuy nhiên chưa cải thiện được độ dầy vỏ trứng ở gà chuyên trứng giai đoạn mới bắt đầu đẻ.

 

Nguyễn Thị Thủy và CTV
Nguồn: Tạp chí Khoa học 49b, ĐHCT

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập