Nghiên cứu này nhằm giải quyết mối quan hệ giữa số vú trên lợn đực giống và số con sinh ra còn sống của những lợn nái thuộc thế hệ con cháu.
Hình ảnh minh họa
Vật liệu và phương pháp
Lợn đực giống được chọn lọc tại trại giống GGP của tập đoàn CP-Group vào thời điểm 22 tuần tuổi có trọng lượng 95-100 kg. Lợn đực chọn làm giống dựa trên chỉ số tổng hợp của các giá trị di truyền tính bằng BLUP cho các chỉ tiêu về số con sinh ra còn sống trên ổ, tăng trọng gram/ngày, mỡ lưng và tỷ lệ nạc (xác định bằng máy siêu âm). Những lợn đực có chỉ số cao nhất được kiểm tra ngoại hình về sức khoẻ, lông da, dài mình, mông, vai, chân, số vú chức năng (vú có khả năng sản xuất sữa), số vú lép, vú lận, cơ quan sinh dục ngoài và hernia. Thông thường lợn có chỉ số cao và có tối thiểu 12 vú chức năng, khoẻ mạnh, cơ quan sinh dục ngoài (tinh hoàn, dương vật) bình thường, mông, vai, chân, dài mình đạt yêu cầu đều có thể được giữ lại làm giống. Lợn đực giữ lại làm giống cho ăn loại thức ăn cám hổn hợp có chữ số cuối là số 6 như 566, 966 hoặc HG16). Khi lợn đạt 7 tháng tuổi bắt đầu tập cho lợn nhảy giá và đưa vào khai thác lúc 8 tháng tuổi. Lợn nái được gieo tinh nhân tạo 100%, con sinh ra được ghi chép hệ phả đầy đủ và quản lý bằng phần mềm máy tính chuyên dụng. Con gái đủ tiêu chuẩn làm giống được giữ lại làm giống và ghi chép, quản lý đầy đủ các chỉ tiêu sinh sản qua nhiều năm.
Khả năng sinh sản về số con sinh ra còn sống của mỗi một đực giống được đánh giá bằng phương pháp BLUP (gọi là giá trị di truyền về số con sinh ra còn sống của đực giống, NBA(ebv)). Giá trị NBA(ebv) được tính toán dựa trên nguồn thông tin thu được từ các thế hệ con gái, cháu chắt gái của mỗi đực giống. Phương pháp tính toán đã được mô tả chi tiết trong “Tạp Chí Chăn Nuôi của Hội Chăn Nuôi Việt Nam, số 4 năm 2004). Trong nghiên cứu này số liệu về giống lợn Landrace trong cơ sở dữ liệu được tác giả sử dụng để minh hoạ kết quả về mối quan hệ giữa số vú chức năng của lợn đực giống với khả năng sinh sản của các thế hệ con cháu gái.
Kết quả và thảo luận
Kết quả trình bày ở bảng 1 cho thấy phần đông lợn đực được chọn làm giống có 14 vú (49 con so với 66 con nghiên cứu, chiếm 74%). Mỗi đực giống có tối thiểu 9 lứa đẻ ở thế hệ con cháu mới đưa vào đánh giá, do vậy chỉ có 1 đực giống 12 vú có 60 lứa đẻ ở thế hệ con cháu và 3 đực giống 16 vú có 28 lứa đẻ ở thế hệ con cháu được sử dụng trong nghiên cứu này. Có 3933 lứa đẻ của con cháu sinh ra từ 49 đực giống 14 vú, như vậy trung bình mỗi đực giống có 80 lứa đẻ được dùng để đánh giá tiềm năng di truyền về số con sinh ra còn sống.
Bảng 1. Trung bình giá trị di truyền về số con sinh ra còn sống tính tlợn số lượng vú chức năng của lợn đực giống đối với giống lợn Landrace
Số vú của đực giống |
Số đực giống nghiên cứu |
Số lứa đẻ ở thế hệ con cháu gái |
NBA(ebv) |
12 |
1 |
60 |
0,156a |
13 |
6 |
597 |
0,088a |
14 |
49 |
3.933 |
0,128a |
15 |
7 |
393 |
0,141a |
16 |
3 |
28 |
0,054a |
Chung |
66 |
5.011 |
0,123 |
NBA(ebv) : Giá trị di truyền về số con sinh ra còn sống tính bằng phương pháp BLUP, giá trị NBA(ebv) lớn hơn biểu thị khả năng sinh sản cao hơn.
a : Các giá trị trung bình có cùng chữ cái biểu thị không có sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.
Kết quả so sánh giá trị di truyền về số con sinh ra còn sống NBA(ebv) giữa các nhóm đực giống có số vú chức năng khác nhau cho thấy khả năng sinh sản tăng khi số vú chức năng tăng từ 13 vú đến 15 vú, tuy nhiên không cao hơn 1 lợn đực 12 vú. Có thể 1 lợn đực giống 12 vú này mặc dù có số vú thấp nhưng có chỉ số sinh sản cao nên vẫn được duy trì làm giống và kết quả là con cháu của đực giống này vẫn có khả năng sinh sản tốt. Nếu tlợn quy luật, giá trị di truyền về sinh sản tăng khi lợn đực có số vú chức năng lớn hơn đối với đực giống 13, 14 và 15 vú, tuy nhiên khi tăng lên 16 vú chức năng thì kết quả phân tích không cho thấy có sự vượt trội của những lợn đực 16 vú so với lợn đực có số vú thấp hơn (bảng 1). Ở đây tác giả xin lưu ý số lượng lợn đực 16 vú và 12 vú còn khiêm tốn nên khó có thể so sánh một cách chính xác gữa hai nhóm đực này, hơn nữa đối với lợn đực 16 vú mặc dù chỉ số sinh sản không cao, nhưng số vú nhiều nên người chọn giống vẫn kỳ vọng và được giữ lại làm giống. Do vậy về mặt quy luật có thể rút ra từ nhóm đực giống 13, 14 và 15 vú chức năng là số vú có thể liên quan đến khả năng sinh sản của các thế hệ con cháu gái tuy nhiên không có sự sai khác rõ ràng khi kiểm nghiệm thống kê.
Kết luận
Về giá trị tuyệt đối, đực giống có số vú chức năng lớn hơn trong phạm vi từ 13 đến 15 vú thì biểu hiện giá trị di truyền về khả năng sinh sản cao hơn, tuy nhiên chưa có sự sai khác về mặt thống kê. Tác giả khuyến cáo nên chọn lợn đực giống có số vú chức năng 14 hoặc 15 vú để làm giống trong các đàn giống GGP và GP.
KML – Jirawit Rachatanan
Nguồn: CP Việt Nam