[Hội Chăn nuôi Việt Nam] - Tình hình 6 tháng đầu năm, nhìn chung các hoạt động của Hội là không được thuận lợi, bị hạn chế do phải thực hiện giãn cách xã hội theo quy định của Chính Phủ để phòng chống dịch Covid 19. Tuy nhiên Hội chăn nuôi Việt Nam vẫn duy trì triển khai thực hiện được một số công tác chính sau đây:
I.Công tác 6 tháng đầu năm 2020
1.Công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội.
- Số lượng ủy viên Ban Chấp hành sau kiện toàn 147 người, và Ban Thường vụ: 31 người, không có thay đổi. Không tổ chức họp được BCH năm 2020 do dịch bệnh.
- Một số ban chuyên môn như Ban kiểm tra, Kinh tế tài chính, Khoa học công nghệ, Phản biện xã hội, Truyền thông phổ biến kiến thức vẫn duy trì được hoạt động.
- Một số đơn vị trực thuộc như: Văn phòng hội, Tạp chí KHKT chăn nuôi, Đặc san chăn nuôi, Viện KH & KT chăn nuôi, Văn phòng đại diện phía Nam vẫn duy trì các hoạt động theo kế hoạch, nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất.
- Các tỉnh thành hội, nhìn chung vẫn có một số duy trì hoạt động, một số hội hoạt động tương đối tốt và đều đặn như các Hội: Hà Nội; Phú Thọ; Thái Bình; Hải Dương; Nam Định; Hải Phòng; Thái Nguyên; Bắc Giang; Thanh Hoá; Thừa Thiên Huế; Sóc Trăng; Tiền Giang; Đồng Nai; Bình Dương và Hiệp hội trang trại và chăn nuôi Gia cầm Thái Bình. Có 10/31 tỉnh hội gửi báo cáo công tác 2019 (Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Nam Định; Hải Phòng, Gia cầm Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Bình Dương) Một số tỉnh hội có ít hoặc hầu như không có thông tin, liên hệ (Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Trị, Đăck Lăc, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Bình Định…)
- Các chi hội trường Đại học và các hội viên tập thể thời gian qua vẫn duy trì hoạt động, nhưng nhìn chung ít có thông tin trao đổi, phản hồi, mặc dù Hội đã có văn bản đề nghị báo cáo tình hình.
- Đã kết nạp thêm 2 Hội viên tập thể mới là: Hội chăn nuôi thú y tỉnh Tây Ninh và Công ty TNHH PIGTEK Việt Nam ( Bàu Bàng Bình Dương).
-Trong tháng 6/2020, Hội Chăn nuôi thú y tỉnh Hải Dương đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ mới.
PGS TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thay mặt Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam trao bằng khen cho Ths Nguyễn Văn Tịnh - Chủ tịch Hội CHăn nuôi Thú y tỉnh Hải Dương nhân dịp Đại hội.
2.Công tác thông tin, phổ biến kiến thức.
- Tạp chí KHKT chăn nuôi đã điều chỉnh hoạt động phù hợp với nghị quyết của Thường vụ, giảm kỳ và số lượng phát hành, điều chỉnh chi phí, tăng cường vận động đăng quảng cáo theo hướng tăng thu, giảm chi để tiến tới cân đối được thu chi. Trong 6 tháng đã biên tập, xuất bản, phát hành 4 số khoa học công nghệ, một số SXTT vào dịp tết. Đã gửi báo cáo đến Bộ Thông tin truyền thông về tình hình và xin giữ nguyên chưa điều chỉnh giấy phép xuất bản. Do Ban biên tập có giải pháp tích cực vận động nên số lượng quảng cáo đã tăng bình quân từ 3 đến 4 trang/số.
- Ấn phẩm “ Đặc san chăn nuôi Việt Nam” (phụ bản của Tạp Chí KHKT Chăn nuôi) và Tờ tin “Người nuôi tôm” của Trung tâm CAAT vẫn duy trì xuất bản phát hành đều đặn 2 tháng/kỳ, bên cạnh dạng ấn phẩm in còn phát hành thêm bản PDF, chú ý cải thiện hơn cả về nội dung và hình thức, tiếp tục được bạn đọc đón nhận và hoan nghênh, thu hút được một số doanh nghiệp trong, ngoài nước đăng quảng cáo.
- Viện KH & KT chăn nuôi chủ trì cùng văn phòng hội, phối hợp với Chi cục chăn nuôi thú y Hà Nội chuẩn bị tốt nội dung các báo cáo và điều kiện cần thiết để tổ chức “Hội thảo phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi sản xuất thịt lợn” sẽ diễn ra trong đầu tháng 8/2020.
- Ban KHCN chủ trì, phối hợp Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì, đăng ký thành công chương trình kế hoạch phổ biến kiến thức năm 2021 với Liên hiệp hội Việt Nam.
- Phối hợp với nhà tổ chức triển lãm Vietstock 2020 - công ty UBM và nhà tổ chức triển lãm Ildex 2020 - Công Minh Vy xây dựng nội dung chương trình tổ chức một số Hội thảo khoa học về chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, xử lý môi trường chăn nuôi và hội nhập EVFTA trong thời gian sẽ diễn ra triển lãm dự kiến cuối năm 2020.
- Hội cũng cử đại diện tham dự hàng chục hội thảo, hội nghị về luật pháp, chính sách, giải pháp phát triển liên quan đến ngành nông nghiệp và chăn nuôi, do các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức phi chính phủ tổ chức, như: Ứng dụng kinh tế số tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt; Văn phòng phía Nam phối hợp Hội đồng hạt cốc Hoa kỳ tổ chức tập huấn về dinh dưỡng gia cầm ở phía Nam; Hội thảo công bố BC đánh giá mức độ hài lòng của DN và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua cơ chế 1 cửa; Hỗ trợ DN tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông lâm thủy sản sang EU; Mô hình quản trị về phân phối hàng nông sản sạch truy xuất nguồn gốc xuất xứ, ngành hàng thịt bò; đánh giá tình hình pháp luật về bảo vệ môi trường trong nông nghiệp....
3. Hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội.
- Mặc dù bị ảnh hưởng do dãn cách xã hội chống dịch Covid, nhưng văn phòng Hội và Ban tư vấn phản biện XH vẫn có hoạt động tham gia tư vấn phản biện các dự thảo văn bản Nghị định, thông tư, báo cáo, đề án của các bộ, ngành và VCCI khi có yêu cầu, thông qua việc tham gia ý kiến tại hội nghị hoặc góp ý và văn bản. Một số nội dung đã tham gia phản biện:
- Báo cáo của Liên hiệp Hội VN về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030;
-Dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trồng trọt;
-Nghị định về thi hành Luật Hải quan, thủ tục hải quan, kiểm ra giám sát, kiểm soát Hải quan;
-Các dự thảo: Thông tư hướng dẫn xác nhận thiên tai dịch bệnh trong bảo hiểm nông nghiệp; Thông tư quy định về quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất, chất gây nghiện, kê đơn, đơn thuốc thú y; Thông tư quy định về phí, lệ phí trong công tác thú y; Dự thảo kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025.
- Tham gia ý kiến vào các dự thảo của VCCI như: “Báo cáo tình hình hoạt động và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp” do ảnh hưởng dịch Covid 19 gửi Thủ tướng. Những vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc trong pháp luật kinh doanh; Phối hợp khảo sát đánh giá tiếp cận các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
- Hội chăn nuôi VN cũng có văn bản gửi Tổng Cục Hải quan góp ý tổng hợp các vướng mắc khó khăn liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, liên quan đến sản phẩm nông sản.
4. Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Viện nghiên cứu KH & KT Chăn nuôi VN trực thuộc Hội đã được Bộ KH & CN quyết định phê duyệt giao nhiệm vụ Chủ trì Dự án thuộc diện trung ương quản lý (Liên hiệp các Hội KHKT VN), bắt đầu thực hiện từ năm 2021, thuộc chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nông thôn, miền núi vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025. Tên Dự án Là : “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại tỉnh Sơn La”. Có sự tham gia hỗ trợ ứng dụng là Trung tâm Giống gia súc lớn TW. Sẽ được phối hợp cùng Hội nữ trí thức Việt Nam triển khai thực hiện tại tỉnh Sơn La. Với tổng kinh phí đã được Hội đồng thẩm định duyệt là 7 tỷ đồng trong đó: Vốn đối ứng là: 3,54 Tỷ đồng và vốn thực hiện là: 3,46 Tỷ đồng.
5. Hoạt động đối ngoại và hợp quốc tế:
- Ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn INFORMA MARKETS thông qua Công ty truyền thông quốc tế UBM bảo trợ thông tin, cùng tham gia tổ chức Triển làm quốc tế VIESTOCK-2020 ở TP Hồ Chí Minh.
Hội Chăn nuôi Việt Nam làm việc với BTC VIETSTOCK vào tháng 1/2020.
- Sẽ tổ chức gian hàng độc lập,
- Chủ trì tổ chức 1 cuộc hội thảo tại triển lãm;
- Phối hợp tổ chức 4 hội thảo đầu bờ trước triển lãm ở phía Bắc và phía Nam về chăn nuôi lợn, gia cầm, thức ăn chăn nuôi và chuyên đề khác;
- Tham gia hội đồng giám định chấm giải các chuyên đề của doanh nghiệp, đánh giá mức độ hoàn thành các tiêu chí của Ban Tổ chức để trao giải.
- Nếu thuận lợi sẽ tổ chức hội nghị bàn tròn lần thứ hai trong khuôn khổ triển lãm, chia sẻ thông tin giữa người đứng đầu và quan chức đến từ các Hiệp hội chăn nuôi thú y, Thức ăn chăn nuôi, Nông dân của một số nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Myanmar và nước khác).
-Văn phòng đại diện phía Nam, phối hợp và được Hội đồng hạt cốc Hoa Kỳ (USGRAIN) tài trợ tổ chức lớp tập huấn cho doanh nghiệp chuyên đề về dinh dưỡng và thiết lập khẩu phần thức ăn cho gia cầm, đạt kết quả tốt.
- Theo chỉ tiêu từ Vụ HTQT Bộ Nông nghiệp & PTNT, lựa chọn và cử cán bộ kỹ thuật làm việc tại Công ty phát triển chăn nuôi Hòa Phát, Thành viên hội chăn nuôi VN tham dự khóa học 35 ngày, tại Đan Mạch về “Sản xuất chăn nuôi lợn an toàn từ trang trại đến bàn ăn” do quỹ học bổng DANIDA, Đan Mạch tài trợ.
- Tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ đã ký với MLA, để nhận tài trợ cho dự án xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về thịt trâu, bò mát. Do bị ảnh hưởng dịch Covid 19, một số công việc bị trì hoãn, nên hợp đồng đã được gia hạn đến hết năm 2020. Dự thảo tiêu chuẩn lần thứ Ba đã được xin ý kiến rộng rãi, đang được chỉnh sửa, nếu thuận lợi có thể sẽ được trình Bộ Nông nghiệp & PTNT để xem xét nghiệm thu trong những tháng tới. Trong quá trình triển khai thực hiện, dự án đã để xảy ra một số sai sót, cần xem xét xử lý, sẽ được báo cáo cụ thể trong báo cáo của Ban kiểm tra.
- Hội cũng duy trì việc tiếp xúc, trao đổi, đón tiếp, làm việc với một số tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, trường đại học, công ty từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, một số nước Đông Nam Á, một số nước EU đến gặp gỡ trao đổi, tìm hiểu thông tin, cơ hội đầu tư, phát triển thị trường về chăn nuôi.
- Giới thiệu đến một vài doanh nghiệp một số công nghệ, sản phẩm vi sinh, điện hóa bổ sung vào nước uống, thức ăn và đệm lót chăn nuôi của một số doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt nam, như dung dịch sát khuẩn điện hóa SANODyna (Italy) sử dụng trong khử trùng nước uống và đệm lót chăn nuôi; Công nghệ và các sản phẩm khử trùng trong chăn nuôi HyCare của Công ty Schippers Export BV (Hà Lan).
6. Tình hình triển khai chủ trương đầu tư xây dựng văn phòng làm việc lâu dài
- Theo chủ trương đã được Ban thường vụ nhất trí thông qua, về phương án tham gia góp vốn vào Dự án xây dựng trụ sở Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam. Dự án trên thực tế đang trong giai đoạn thi công, có thể hoàn thành đưa vào sử dụng trong đầu năm 2021. Liên hiệp hội mới có thông báo sơ bộ ban đầu một số thông tin liên quan đến dự án về giá cả, và một số thông số chính của tòa nhà, để các bên liên quan xem xét và có thể gửi đơn đăng ký ban đầu về diện tích xin góp vốn đầu tư.
- Đến nay đang tồn tại những vấn đề chưa được làm rõ, liên quan đến điều kiện cơ chế thủ tục để tham gia góp vốn, một số thông số về giá cả, chi phí dịch vụ, quản lý trong giai đoạn khai thác sử dụng sau này, quyền sở hữu đối với số vốn góp... Những vấn đề này, vẫn chưa được Liên hiệp hội và các bên liên quan cùng trao đổi, bàn bạc thỏa thuận thống nhất và đến nay, Liên Hiệp Hội Việt Nam chưa có văn bản thông báo chính thức liên quan đến chủ trương cụ thể để huy động góp vốn đầu tư. Trong Ban thường vụ đang có các quan điểm, nhìn nhận rất khác nhau về việc có nên hay không nên góp vốn đầu tư vào dạng công trình này liên quan đến các vấn đề giá cả, phí dịch vụ, quyền sở hữu hợp pháp, tính hợp lý, hiệu quả kinh tế...
7. Tình hình thu chi tài chính hội đến 30/6/2020
I
|
THU TRONG KỲ
|
940,368,098
|
Trong đó
|
Bán tạp chí
|
22,890,000
|
|
Phí đăng bài tạp chí chăn nuôi
|
18,300,000
|
|
Hội phí
|
3,000,000
|
|
Quảng cáo tạp chí chăn nuôi
|
46,400,000
|
|
Mộc Châu chia cổ tức lần 2/2019
|
587,401,044
|
|
Thu thêm tiền đóng BH
|
24,000,000
|
|
Thu tiền hỗ trợ nhà từ Đặc san
|
51,728,000
|
|
Thu tiền hỗ trợ từ lãi cho CT Aprosimex vay
|
20,000,000
|
|
Thu từ dự án thịt mát MLA
|
166,245,000
|
|
Tiền thu khác và lãi tiền gửi NH
|
404,054
|
II
|
CHI TRONG KỲ
|
622.458.197
|
Trong đó
|
Hội họp, Thăm viếng, quà tặng, tổng kết
|
74.403.000
|
|
Tiếp khách
|
4,079,000
|
|
Lương, phụ cấp nhân viên
|
53 122.000
|
|
PC thường trực Hội và văn phòng Hội
|
99.600.000
|
|
Phụ cấp điện thoại
|
9.600.000
|
|
Công tác phí đi công tác, ăn trưa
|
14.967.000
|
|
Lương và phụ cấp tạp chí
|
47.875.000
|
|
nhuận bút, phản biện
|
47,537,500
|
|
In ấn tạp chí
|
51,590,000
|
|
Chi phí văn phòng, Cước ĐT,internet, Fax, Web và CPN, điện nước
|
31,672,316
|
|
Tết, Lễ
|
48,712,000
|
|
BHXH
|
50,000,000
|
|
Nộp Ngân sách NN (thuế môn bài +thuế TNDN)
|
1,700,381
|
|
Tiền thuê nhà 6 tháng cuối năm 2019
|
87,600,000
|
CHÊNH LỆCH THU CHI: 317,909,901
II. Dự kiến công tác 6 tháng cuối năm 2020
1.Tiếp tục củng cố, xây dựng tổ chức hội, vận động phát triển thêm hội viên. Tăng cường công tác thông tin báo cáo trao đổi tin tức, tình hình đối với các hội viên. Tổ chức hội nghị ban chấp hành năm 2020 vào thời gian cuối năm.
2. Thực hiện tốt công tác phổ biến kiến thức: Tổ chức xong hội thảo về chăn nuôi lợn trong tháng 8/2020. Biên tập xuất bản tạp chí, đặc san, bản tin và duy trì các trang thông tin điện tử đang có. Tổ chức và tham gia các hội thảo liên quan tới Hiệp định EVFTA, hội nghị khác phát sinh trong 6 tháng.
3.Tiếp tục thực hiện công tác tư vấn, phản biện các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy định liên quan đến nông nghiệp và chăn nuôi của các cơ quan trung ương và địa phương. Tư vấn, phản biện các nội dung liên quan tới tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi lợn.
4. Viện KH & KT chăn nuôi VN triển khai hoàn thành các bước thủ tục theo quy định tiếp theo và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể bắt đầu thực hiện dự án đã được duyệt trong đầu năm 2021, khi có kế hoạch.
5. Duy trì công tác quan hệ quốc tế thường xuyên của Hội các cấp phù hợp với tình hình đặc điểm của từng nơi. Tiếp tục thực hiện hoàn thành công việc còn lại của hợp đồng đã ký với MLA, phù hợp tiến độ công việc thực tế. Hợp tác triển khai các nội dung đã thỏa thuận với đối tác nước ngoài, nếu triển lãm Vietstock 2020 được tổ chức theo kế hoạch.
6. Tổng kết công tác bình bầu thi đua khen thưởng công tác hội năm 2020.
7. Làm việc cụ thể với Liên hiệp hội Việt nam để có đủ thông tin đưa ra Ban thường vụ xem xét, xác định lại chủ trương về phương án đầu tư xây dựng văn phòng làm việc của Hội trong thời gian tới sẽ theo hướng nào.
8. Cử đại biểu đại diện Hội Chăn nuôi tham gia Hội đồng trung ương LHHVN khóa VIII (nhiệm kỳ 2020-2025) và cử đoàn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của LHHVN.
HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM