Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
Ngày đăng bài - 2/6/2025 12:00:00 AM
Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp

 Năm 2024, Hội Chăn nuôi Việt Nam (Hội) đã triển khai tốt nhiều hoạt động, nổi bật trong đó là công tác tư vấn, phản biện chính sách. Các nội dung phản biện kịp thời được cơ quan chức năng, các Hiệp hội liên quan, các đơn vị truyền thông đồng tình, đánh giá cao, tác động tích cực trong việc sửa đổi chính sách. 

 

Ngày 27/12/2024, tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức gặp mặt giao lưu các thế hệ và cán bộ lão thành Hội

 

Hoạt động tư vấn, phản biện được đẩy mạnh


Theo TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, trong năm 2024, lãnh đạo Hội và các Hiệp hội ngành hàng chăn nuôi phối hợp gửi văn bản lên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội các kiến nghị: (i) Đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính về công bố hợp quy đối với TĂCN và Thuốc thú y; (ii) Áp dụng đồng loạt việc không tính thuế giá trị gia tăng với các sản phẩm chăn nuôi đang ở dạng sơ chế bảo quản; (iii) Kiểm soát chặt chẽ vấn đề nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi và tạm hoãn chưa đưa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi vào diện phải kiểm kê khí nhà kính.

 

Các văn bản kiến nghị đã được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, đã có văn bản của Ủy ban Kinh tế Quốc hội; Văn phòng Chính phủ gửi các Bộ, ngành chức năng liên quan đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Nội dung kiến nghị của Hội và các Hiệp hội ngành chăn nuôi về việc di dời các cơ sở chăn nuôi theo quy định của pháp luật đã có những tác động tích cực, được dư luận hoan nghênh. Một số địa phương đã xem xét điều chỉnh chính sách phù hợp hơn. Cụ thể, UBND tỉnh Đồng Nai đã điều chỉnh giảm so với trước đây số lượng các doanh nghiệp chăn nuôi thuộc diện phải di dời, các doanh nghiệp đã đánh giá tác động môi trường phù hợp, nay được đưa ra khỏi danh sách.

 

Ngoài ra, Hội đã phối hợp tổ chức thành công nhiều hội thảo tư vấn, phản biện chính sách như: Tọa đàm về việc công bố hợp quy sản phẩm TĂCN và Thuốc thú y; Hội thảo “Những tồn tại bất cập về chính sách phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp trong chăn nuôi ở Việt Nam”; “Một số bất cập, vướng mắc trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm”.

 

Trực tiếp phối hợp, tham gia góp ý kiến vào Dự thảo của Bộ NN&PTNT quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật; Dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Nghị định của Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư; Tham gia ý kiến vào Dự thảo của Bộ NN&PTNT về Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

 

Hội là đơn vị đầu tiên tổ chức hội thảo và có văn bản kiến nghị gửi các Bộ, ngành về vấn đề kiểm kê khí nhà kính đối với lĩnh vực và các cơ sở chăn nuôi. Kết quả tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg, ngày 13/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chưa đưa chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính. Phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xúc tiến giới thiệu 20 doanh nghiệp có tiềm năng và quan tâm đến vấn đề phát thải trong chăn nuôi. Đây là tiền đề để từng bước phát triển thị trường tín chỉ carbon nhiều tiềm năng của ngành chăn nuôi.

 

Qua công tác phản biện chính sách, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận rõ nét vai trò, tiếng nói của Hội cùng các Hiệp hội ngành hàng trong việc phản ánh, kiến nghị Nhà nước xem xét, giải quyết những vướng mắc, tồn tại bất hợp lý về cơ chế chính sách đối với ngành chăn nuôi, góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp trong tình hình hiện nay.

 

Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức Hội

 

Theo TS. Nguyễn Xuân Dương, trong năm 2024, thường trực Hội luôn bám sát chức năng, nhiệm vụ, Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội tổ chức hoạt động có hiệu quả. Củng cố, kiện toàn về tổ chức nhân sự “Trung tâm Tư vấn đào tạo và chuyển giao công nghệ chăn nuôi CAAT”. Tiếp tục duy trì, củng cố tổ chức và từng bước đẩy mạnh các hoạt động của Viện KHKT Chăn nuôi về triển khai nhiệm vụ.

 

Tiếp tục duy trì, triển khai công tác kết nối, tăng cường mối liên hệ giữa các thành viên trong Hội thông qua việc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, đánh giá công tác Hội giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam với một số Hội các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Phú Thọ, Thái nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng. Nhận lời mời đến thăm và làm việc với: Công ty Cổ phần Thú y Xanh Việt Nam (Greenvet); Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tây Ninh; Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam; Công ty Kyodo Sojitz Feed (KSF); Công ty RYOKUSAN Co.LTD; Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai; Công ty TNHH NBee Feed; Công ty TNHH Trouw Nutrition Việt Nam… Qua đó, thêm gắn kết giữa Hội với các đơn vị, doanh nghiệp lãnh đạo Hội trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ.

 

Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến kiến thức

 

Hội đã hoàn thành cơ bản công tác sắp xếp, kiện toàn, củng cố về tổ chức, hoạt động đối với cơ quan và ấn phẩm báo chí trực thuộc Hội: Hoàn thành bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí KHKT Chăn nuôi; Thành lập Hội đồng Biên tập Tạp chí KHKT Chăn nuôi gồm 18 thành viên; Thành lập Hội đồng chuyên môn Đặc san Chăn nuôi Việt Nam gồm 12 thành viên, kiện toàn Ban Biên tập; Đưa 3 ấn phẩm truyền thông và 2 trang thông tin điện tử về một đầu mối quản lý chung. Các ấn phẩm của Tạp chí KHKT Chăn nuôi đã xuất bản được 11 số, Đặc san Chăn nuôi Việt Nam và bản tin Người nuôi tôm duy trì thường xuyên công tác biên tập, xuất bản, phát hành theo Giấy phép xuất bản và kế hoạch hoạt động năm 2024 (mỗi ấn phẩm 12 số).

 

Năm 2024, Hội Chăn nuôi Việt nam phối hợp với các đối tác, cơ quan, doanh nghiệp tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học về phổ biến kiến thức. Cụ thể: Phối hợp với công ty ITEC tổ chức thành công hội thảo với chủ đề: “Kiểm soát khí nhà kính trong chăn nuôi” vào tháng 5/2024 tại Triển lãm ILDEX và tháng 10/2024 tại Triển lãm Vietstock. Phối hợp với Công ty Informa Markets và Sở NNN&PTNT cùng Hội Chăn nuôi Thú y các tỉnh tổ chức thành công 4 hội thảo đầu bờ với chủ đề: “Chăn nuôi lợn và gia cầm” tại các tỉnh Thái Nguyên; Tây Ninh; Đồng Nai, Tiền Giang. Mỗi hội thảo có 4-5 báo cáo chuyên đề, với trên 300 đại biểu tham dự, được dư luận đánh giá tốt. Phối hợp với Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức thành công 4 hội thảo phổ biến kiến thức tại Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Hà Nội với chủ đề: “Phổ biến, áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi”. Phối hợp với Trường Hóa và Khoa học sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội) tham gia hội thảo quốc tế với chủ đề: “Giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp hướng tới nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu tại Đông Nam Á”. Bảo trợ cho Đặc san Chăn nuôi Việt Nam (thuộc Tạp chí KHKT Chăn nuôi) tổ chức thành công hội thảo phổ biến kiến thức với chủ đề: “Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần TĂCN lợn, một tác động đa lợi ích”.

 

Tăng cường nhiệm vụ hợp tác quốc tế

 

Tham dự thành công “Hội nghị một số Hiệp hội chăn nuôi lợn các nước khu vực Đông Nam và Đông Bắc Á” (20-24/02/2024 tại Thành phố Seoul, Hàn Quốc). Tiếp và làm việc với Đoàn Hội Chăn nuôi Thú y Trung Quốc, Hiệp hội Gia cầm thế giới Liên đoàn Châu Á – Thái Bình Dương và một số doanh nghiệp Trung Quốc.

 

Gây dựng mối quan hệ, hiểu biết lẫn nhau, tạo triển vọng tốt với Văn phòng của Tổ chức Fhi360 tại Việt Nam (Tổ chức phi Chính phủ tiềm năng đến từ Hoa Kỳ).

 

Ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác ba bên giữa Hiệp hội TĂCN Hoa Kỳ với Hiệp Hội TĂCN Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho hai tổ chức Hội của Việt nam.

 

Tổ chức đoàn tham dự “Hội nghị Khoa học Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 20 (AAAP20)” tổ chức tại thành phố Menbourne, Úc. Nhận cờ đăng cai tổ chức AAAP 21 năm 2026 tại Việt Nam.

 

Phối hợp, hợp tác hỗ trợ Công ty VNU và ITEC tổ chức và tham gia “Triển lãm Chăn nuôi quốc tế ILDEX Việt Nam năm 2024” (29-31/8/2024) tại TP. Hồ Chí Minh.

 

Gặp và làm việc với đoàn của Liên hiệp Chăn nuôi quốc gia Belarus; tiếp và làm việc với đoàn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và doanh nghiệp Cộng hòa Dominica.

 

Tham gia ký kết chính thức văn bản cam kết với Hội đồng Gia cầm quốc tế (IPC), Hiệp hội Thương nhân Singapore về xuất khẩu thịt…

 

Hà Ngân 

 

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi: Hội có vai trò tích cực trong phản biện chính sách

 

Tong những năm qua, Hội đã có những đóng góp tích cực trong công tác phản biện chính sách cho cơ quan quản lý; lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho các thành viên về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn, thị trường, khí nhà kính trong chăn nuôi… Năm 2025, Hội và các doanh nghiệp hàng đầu của Hội phối hợp với các cơ quan quản lý chú ý các vấn đề: Chính thức thực hiện chỉ đạo của Trung ương sáp nhập Bộ NN&PTNT vào với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sẽ có 179 Luật cần sửa và các văn bản dưới Luật. Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đều phải sửa đổi khi Cục Chăn nuôi và Cục Thú y được sáp nhập. Vì vậy, vai trò của Hội và Hiệp hội rất quan trong. Thời cơ đã đến, nếu thấy Luật Thú y và thuế 5% trong sản phẩm chăn nuôi đã qua sơ chế cần sửa thì đây là cơ hội để sửa.

 

Ông Đoàn Trọng Lý, Giám đốc Công ty  APROCIMEX: Các đơn vị truyền thông của Hội hoạt động tốt

 

 

Hội Chăn nuôi Việt Nam duy trì được một cơ quan báo chí là Tạp chí KHKT Chăn nuôi rất tinh gọn, bao gồm các ấn phẩm như Tạp chí KHKT Chăn nuôi, Đặc san Chăn nuôi Việt Nam, Bản tin Người nuôi tôm. Các ấn phẩm đã cung cấp thông tin, tuyên truyền về sản xuất, thị trường, dịch vụ phong phú cho ngành chăn nuôi. Trong đó, Đặc san Chăn nuôi Việt Nam đã thực hiện được tự chủ về tài chính, có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có chuyên môn, hoạt động tốt,
độ bao phủ rộng rãi.

 

Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốCông ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam: Phản biện, kiến nghị của Hội đem lại hiệu quả

 

 

Dưới dóc nhìn của doanh nghiệp, tôi thấy những vấn đề phản biện về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi chính ngạch, tiểu ngạch; thuế VAT, hợp quy TĂCN, thuốc thú y của Hội Chăn nuôi Việt Nam kết hợp với các cơ quan truyền thông đã mang lại hiệu quả tốt cho ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi. Có những thời điểm, nếu không có tiếng nói kịp thời của Hội thì sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chính ngạch, nhập lậu vào tràn lan, gây khó khăn cho sản phẩm chăn nuôi trong nước, cũng như lây lan dịch bệnh.

Tôi mong muốn Hội sẽ có thêm nhiều hội thảo về các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm, như tình hình chăn nuôi, tài chính, thuế… để chia sẻ, tạo nên các diễn đàn giúp các doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp và thảo luận.

P.V (ghi)

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập