Đánh giá chất lượng khô dầu đậu nành nhập khẩu

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Đánh giá chất lượng khô dầu đậu nành nhập khẩu
Ngày đăng bài - 8/23/2018 12:00:00 AM
Đánh giá chất lượng khô dầu đậu nành nhập khẩu

Bột đậu nành có nguồn gốc khác nhau không giống nhau vì giá trị dinh dưỡng của nó phụ thuộc vào nước xuất xứ.

 

Hình ảnh minh họa

 

Hàm lượng protein thô đã và đang là khía cạnh quan trọng nhất trong việc kiểm soát chất lượng đối với bột đậu nành. Tuy nhiên, bột đậu nành là một mặt hàng quốc tế, và mặc dù được sử dụng trên toàn thế giới, nó chỉ được xuất khẩu bởi một số ít các quốc gia. Sau đó, tập trung vào những nhà xuất khẩu chính để điều tra xem liệu các điều kiện chế biến của họ chỉ có ảnh hưởng đến hàm lượng protein hay còn về chất lượng protein, điều này cũng quan trọng không kém.

 

Trong một nghiên cứu gần đây được xuất bản trong tạp chí Khoa học gia cầm, thành phần dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa của axit amin (AA), và năng lượng trao đổi biểu kiến đối với gia cầm (AME) của 55 mẫu bột đậu nành có nguồn gốc khác nhau đã được đánh giá: từ Hoa Kỳ (US, n = 16 ), Argentina (ARG, n = 16), Braxin (BRA, n = 10) và Ấn Độ (IND; n = 13). Các mẫu được thu thập từ các nhà máy thương mại ở Đông Nam Á, và chúng được so sánh bằng các phân tích trong phòng thí nghiệm và các nghiên cứu trên động vật.

 

Có khác biệt đáng kể (P <0,05 đến 0,001) do nguồn gốc sản phẩm về protein thô (CP), chất béo, tro, chất xơ và các thành phần polysaccharide phi tinh bột (NSP) của SBM. Hàm lượng CP trung bình của các mẫu từ Mỹ, ARG, BRA, và IND được xác định là 47,3, 46,9, 48,2 và 46,4 phần trăm (so với KL nguyên liệu), tương ứng. Trong các mẫu của Hoa Kỳ chất xơ thô và hàm lượng NSP thấp hơn (P <0,05) và hàm lượng sucrose cao hơn (P <0,05) so với SBM từ các nguồn gốc khác. Các mẫu IND có hàm lượng chất xơ, tro và NSP cao nhất (P <0,05) và hàm lượng chất béo và sucrose thấp nhất (P <0,05). Sự khác biệt (P <0,0001) cũng đã được quan sát thấy bằng các biện pháp in vitro ở các mẫu có xuất sứ khác nhau về chất lượng protein (index urease, KOH protein hòa tan, và hoạt động ức chế trypsin). Sự khác biệt đáng kể (P <0.001) về hàm lượng khoáng cũng được tìm thấy từ các mẫu có nguồn gốc khác nhau. Khô đậu tương từ Mỹ và IND có hàm lượng canxi cao hơn (P <0,05) (0,45 phần trăm) so với những mẫu từ ARG và BRA (0,28-0,31%). Hàm lượng phốt pho và kali thấp nhất (P <0,05) ở SBM từ IND, và không có sự khác biệt (P> 0,05) trong SBM từ các nguồn gốc khác. Hàm lượng sắt rõ ràng là cao (928 mg / kg) trong SBM từ IND so với các nguồn gốc khác (103-134 mg / kg).

 

Sự khác biệt chủ yếu liên quan đến nguồn gốc (P <0.0001) được ghi nhận trong AME của SBM. Mật độ AME trung bình của các mẫu từ Mỹ, ARG, BRA và IND tương ứng là 2,375, 2,227, 2,317 và 2,000 kcal / kg. Tổng lượng AA của các mẫu Hoa Kỳ, ARG, BRA, và IND tương tự nhau (P> 0,05) đối với 9 trong số 17 axit amin. Các khác biệt chính (P <0,05 đến P <0,001) do nguồn gốc được xác định cho tiêu hóa của tất cả các AA. Các mẫu IND có tỷ lệ tiêu hóa thấp nhất (P <0,05) và không có sự khác biệt (P> 0,05) giữa các mẫu từ 3 nguồn gốc khác. Tuy nhiên, hàm lượng CP tiêu hóa của SBM của Hoa Kỳ cao hơn P <0,05 so với ARG và IND, nhưng tương tự (P> 0,05) so với BRA. Hàm lượng CP tiêu hóa được của SBM từ Mỹ, ARG, BRA, và IND lần lượt là 40,0, 38,6, 39,8 và 36,7 phần trăm. Hàm lượng của AA thiết yếu tiêu hóa được, nói chung, theo xu hướng giống như CP tiêu hóa được.

 

Kết luận: Đánh giá hiện tại cho thấy có sự khác biệt lớn về giá trị dinh dưỡng giữa SBM từ các nguồn gốc khác nhau về hàm lượng chất dinh dưỡng, AME và AA tiêu hóa.

 

Ecovet Team (theo WattAgnet)
Nguồn: Ecovet

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập