Đổi mới an toàn sinh học trong kỷ nguyên dịch tả heo châu Phi

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Đổi mới an toàn sinh học trong kỷ nguyên dịch tả heo châu Phi
Ngày đăng bài - 12/3/2021 12:00:00 AM
Đổi mới an toàn sinh học trong kỷ nguyên dịch tả heo châu Phi

Nhóm tác giả: Lại Thị Thanh Tuyền1, Nguyễn Hữu Doanh1, Lê Ngọc Văn1, Ngô Trọng Phúc3, Võ Thị Huệ2, Dư Đại Phong2 và Đỗ Tiến Duy1

 

1Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

2Công ty Zoetis Việt Nam

3Công ty TNHH TMDV Gpet

† Email: duy.dotien@hcmuaf.edu.vn

PGS.TS. Đỗ Tiến Duy, Học viên Lê Ngọc Văn, Sinh viên Lại Thị Thanh Tuyền, Sinh viên Nguyễn Hữu Doanh

 

Việt Nam có số đầu heo đứng đầu trong Đông Nam Á và trong nhóm 10 nước đứng đầu trên Thế giới. Chăn nuôi heo chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung ở nước ta, với sản lượng thịt năm 2020 chiếm 64,25% sản lượng thịt chăn nuôi của cả nước1.  Tuy nhiên, chăn nuôi heo hiện tại chịu áp lực dịch bệnh lớn, gồm các bệnh truyền nhiễm mới nổi như Dịch tả heo Châu phi (ASF), tiêu chảy cấp do virus mới Delta Coronavirus, nhiễm trùng PCV3… đây là thách thức lớn có nguy cơ ảnh hưởng không chỉ số lượng đầu heo mà còn an ninh lương thực thịt heo. ASF lần đầu tiên được ghi nhận vào 02/2019, có hơn 6 triệu heo bị chết bệnh và/hoặc tiêu hủy2. Sau đó, đỉnh bệnh qua đi nhưng các ca bệnh vẫn nổ ra ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước vào năm 2020 và 20213.

 

Thách thức to lớn trên đòi hỏi các chúng ta cần tìm ra giải pháp phòng chống hiệu quả. Giải pháp an toàn sinh học tốt được xem là giải pháp tối ưu nhất, toàn diện và có tính lâu dài cho phòng các bệnh truyền nhiễm. An toàn sinh học là vũ khí bao gồm các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn sự hình thành, xâm nhập và lây lan dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi, giữa các khu vực chuồng trong trại và từ trại này sang các trại khác4.

 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cải thiện an toàn sinh học không chỉ mang lại nhiều tác động tích cực đến sức khỏe vật nuôi, gia tăng năng suất mà còn giảm việc lạm dụng kháng sinh/nguy cơ đề kháng kháng sinh5. An toàn sinh học chăn nuôi cũng được nhìn nhận là chìa khóa cho sự tăng trưởng bền vững của chăn nuôi heo ở cấp Chính phủ, thông qua việc ban hành các quy định buộc người chăn nuôi phải áp dụng các chiến lược an toàn sinh học nghiêm ngặt6. “Kế hoạch Quốc gia Phòng chống và Kiểm soát Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020 – 2025” đã được thông qua vào ngày 7 tháng 7 năm 2020 để giúp tăng cường kiểm soát ASF và áp dụng an toàn sinh học vào chăn nuôi heo7.

 

Tuy nhiên, không phải người chăn nuôi nào cũng hiểu rõ, đúng và sâu về an toàn sinh học cũng như triển khai biện pháp an toàn sinh học phù hợp trong trại của mình. Thực tế cho thấy, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học vẫn chưa được chú trọng đầy đủ, và là nguy cơ mà các trại chăn nuôi này thường xảy ra dịch bệnh. Các công cụ đánh giá An toàn sinh học còn đơn xơ, thiếu tính hệ thống và chưa khách quan. Việc đánh giá thường được thực hiện qua các văn bản trên giấy, quá trình xử lý thường tốn thời gian và khó khăn trong phân tích, lưu trữ dữ liệu để so sánh và đánh giá lại sau này. Ở các nước chăn nuôi heo tiên tiến, việc quản lý thông tin trang trại và đặc biệt là đánh giá An toàn sinh học ở Trại heo được đầu tư bài bản. Một số công cụ đánh giá An toàn sinh học được thực hiện trên nền tảng điện thoại hay máy tính được ra đời như BioCheck-Ugent®8 và Combat ASF9.

 

Ứng dụng đánh giá An toàn sinh học tự động “PigHealth Security-X

 

Nhận thấy được tầm quan trọng và vấn đề tồn tại của việc đánh giá An toàn sinh học theo đặc trưng của mỗi nước, thực trạng chăn nuôi có sự khác nhau ( về con giống, quy mô, môi trường, kiến thức, hành vi và con người,…) và đặc biệt là ở kỷ nguyên Dịch tả heo Châu phi này, nhóm nghiên cứu đã lược duyệt hơn 100 tài liệu nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước10–20, kết hợp với nhiều ý kiến chuyên gia cũng như tham khảo những mô hình An toàn sinh học của các trang trại đang áp dụng thành công để phát triển phần ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN SINH HỌC TỰ ĐỘNG “PigHealth Security-X”.

 

Ứng dụng được tạo ra với mục đích tối ưu hóa mọi thứ cho người chăn nuôi, giúp giải quyết được các nhược điểm tồn tại trước đây. Phần mềm được cài đặt trên điện thoại thông minh giúp cải thiện về vấn đề thời gian xử lý, việc đánh giá cũng có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi và cho ra kết quả nhanh nhất, lưu trữ, báo cáo thuận tiện. Kết quả đánh giá biểu thị bằng mức độ % điểm an toàn sinh học của trại cũng như hệ thống nhận xét và cách khắc phục vấn đề giúp người chăn nuôi phát hiện lỗ hổng an toàn sinh học trong trại và biện pháp khắc phục tối ưu hơn.

 

Phần mềm đánh giá An toàn sinh học PigHealth Security-X có 165 câu hỏi được phân chia theo 2 hình thức đánh giá: 1. Đánh giá theo mô hình truyền thống, gồm 8 yếu tố như: Vị trí trang trại, Thực hành chăn nuôi, Quản lí con người, Vector vận chuyển, Vector con người, Vector động vật, Vector vật dụng – vật tư và Vector thức ăn; và 2. Đánh giá theo mô hình hiện đại, gồm An toàn sinh học bên ngoài trại và An toàn sinh học bên trong trại với phân định rõ 3 vùng của một trang trại an toàn sinh học mới (Vùng nguy cơ, Vùng đệm và Vùng sạch).

 

 

Pighealth Security-X hướng đến một kỷ nguyên an toàn sinh học mới, góp phần cải thiện vấn đề quản lý dịch bệnh, gia tăng năng suất, và tiết kiệm chi phí nhân công. Việc quản lý bệnh tốt giúp duy trì sức khoẻ đàn, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng thịt, đảm bảo cho nguồn cung thịt heo quan trọng nói riêng và an ninh lương thực nói chung.

 

Tài liệu tham khảo

 

1. Firmani M. PX Web. General Statistics Office of Vietnam https://www.gso.gov.vn/px-web-2/.

2. 28.000 tỉ đồng ‘bay’ theo dịch tả lợn châu Phi, sắp có vắc xin phòng chống. Báo Thanh Niên

3. https://thanhnien.vn/post-1057605.html (2021).

4. Dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh trở lại: Người chăn nuôi kiệt quệ. https://tienphong.vn/dich-ta-lon-chau-phi-bung-phat-manh-tro-lai-nguoi-chan-nuoi-kiet-que-post1386235.tpo.

5. Good practices for biosecurity in the pig sector: issues and options in developing and transition countries. (FAO, 2010).

6. Dewulf, J. & Immerseel, F. V. Biosecurity in Animal Production and Veterinary Medicine. (CABI, 2019).

7. Quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học ‘cùng vào cùng ra’. http://cucchannuoi.gov.vn/quy-trinh-chan-nuoi-lon-an-toan-sinh-hoc-cung-vao-cung-ra/.

8. Văn bản chỉ đạo điều hành. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=200455.

9. Home | Biocheck.UGent. https://biocheck.ugent.be/en.

10.  ASF combat. https://prevent-asf.com/index.php?action=users_public_login.

11. Leo, D. O. & Moses, U. E. Appraisal of management and biosecurity practices on pig farms in Makurdi, Benue State, North Central Nigeria. J. Vet. Med. Anim. Health 12, 116–124 (2020).

12. Bojkovski, J. et al. Assessment of biosecurity measures on commercial pig farms. VJRS 18, (2019).

13. Kouam, M. K. & Moussala, J. O. Assessment of Factors Influencing the Implementation of Biosecurity Measures on Pig Farms in the Western Highlands of Cameroon (Central Africa). Veterinary Medicine International 2018, 1–9 (2018).

14. Lindahl, E. & Westergaard, J. M. Biosecurity and livestock production. 55.

15.  Carr, J. Biosecurity and pathogen control for pig farms. 120.

16. Alarcón, L. V., Allepuz, A. & Mateu, E. Biosecurity in pig farms: a review. Porc Health Manag 7, 5 (2021).

17. Biosecurity Measures for Swine Sales. 2.

18.  Benjamin, E. & Samuel, E. Biosecurity measures needed by rural farmers for effective farm animal production in ebonyi state. 5.

19. Lishomwa, L. Farmers’ perspectives on post-border biosecurity: on-farm biosecurity knowledge and practices. 335.

20. Nitovski, A., Milenkovi, M. & Gr, D. Making a plan of biosecurity on a pig farm. 11 (2012).

21. Dione, M. et al. The importance of on-farm biosecurity: Sero-prevalence and risk factors of bacterial and viral pathogens in smallholder pig systems in Uganda. Acta Tropica 187, 214–221 (2018)….

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • Huali
Video
Thống kê truy cập