Giá lợn tăng, cổ phiếu ngành chăn nuôi cũng hồi phục theo

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Giá lợn tăng, cổ phiếu ngành chăn nuôi cũng hồi phục theo
Ngày đăng bài - 7/20/2018 12:00:00 AM
Giá lợn tăng, cổ phiếu ngành chăn nuôi cũng hồi phục theo

Những diễn biến tích cực của giá lợn từ đầu tháng 4.2018 trở lại đây khiến cổ phiếu nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành chăn nuôi đang có nhịp hồi phục ấn tượng, bất chấp TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh.

 

Giá lợn tăng, cổ phiếu ngành chăn nuôi cũng hồi phục theoCổ phiếu DN ngành chăn nuôi đang hồi phục nhờ giá lợn tăng 

 

Năm 2017 và cả quý 1.2018, ngành chăn nuôi trong nước chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do giá lợn xuống thấp kỷ lục (dưới 20.000 đồng/kg), khiến người chăn nuôi cũng như các DN trong ngành gặp vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 2.2018, giá lợn có diễn biến tích cực và cổ phiếu nhiều DN chăn nuôi niêm yết trên sàn chứng khoán đang có nhịp hồi phục ấn tượng.

 

Hơn 1 năm “ngấm đòn” nặng nề

 

Là một trong những DN hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, năm 2017 Dabaco (mã chứng khoán DBC) đã bị "ngấm đòn" nặng nề khi giá lợn có lúc giảm sâu về dưới 20.000 đồng/kg. Cụ thể, doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi Dabaco năm 2017 chỉ đạt 2.747 tỷ đồng, giảm 24% so với năm trước đó và chỉ hoàn thành 88% kế hoạch. Tương tự, một mảng kinh doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ diễn biến giá lợn là lợn thịt cũng chỉ đạt doanh thu 731 tỷ đồng và bằng 73% kế hoạch đề ra.

 

Kết quả này khiến tổng doanh thu năm 2017 của Dabaco chỉ đạt 5.885 tỷ đồng, giảm 6%; Lợi nhuận sau thuế đạt vỏn vẹn 200 tỷ đồng, giảm tới 56% so với năm trước đó.

 

Sang quý 1. 2018, doanh thu mảng kinh doanh chủ lực là thức ăn chăn nuôi tiếp tục sụt giảm 25% so với cùng kỳ năm 2017, chỉ đạt 663 tỷ đồng. Kết quả là doanh thu toàn quý 1 tiếp tục giảm 9% so với cùng kỳ, xuống còn 1.439 tỷ đồng, khiến lợi nhuận sau thuế quý 1.2018 của Dabaco cũng chỉ còn 10 tỷ đồng, giảm 24%.

 

Chăn nuôi Phú Sơn (PSL) cũng có một năm khá cay đắng khi các chỉ tiêu kinh doanh đếu sụt giảm. Năm 2017, báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho thấy doanh thu trong năm chỉ đạt 133,7 tỷ đồng, lợi nhuận gộp... âm 23,8 tỷ đồng;... khiến lợi nhuận trước thuế và sau thuế của PSL là âm 21,6 tỷ đồng (năm 2016 đạt hơn 54,8 tỷ đồng). Nguyên nhân khiến PSL có kết quả kinh doanh âm cũng là do giá lợn sụt giảm mạnh và kéo dài.

 

Một doanh nghiệp khác là Công ty Chăn nuôi Mitraco (mã chứng khoán MLS) trong năm 2017 cũng bị ảnh hưởng nặng của giá lợn sụt giảm (do lợn thương phẩm chiếm khoảng 70 - 77% cơ cấu doanh thu của công ty),  tổng doanh thu sụt giảm 30%, còn 236 tỷ đồng, trong khi chi phí giá vốn bỏ ra còn lớn hơn cả doanh thu (267 tỷ đồng), thêm các khoản chi phí khác,... khiến Mitraco ghi nhận lỗ gần 46 tỷ đồng. Lũy kế đến cuối năm 2017 công ty còn lỗ gần 44 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn hơn 6,3 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu 40 tỷ đồng.

 

Bước sang quý I.2018, doanh thu của MLS tiếp tục giảm 23% và lỗ ròng gần 5 tỷ đồng (cùng kỳ 2017 chỉ lỗ hơn 1 tỷ đồng). Kết quả này khiến MLS vừa bị hủy niêm yết trên sàn HNX vào ngày 8.6 do lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ. Hiện tại, cổ phiếu MLS được giao dịch trên UpCOM với khoảng 4 triệu cổ phiếu kể từ ngày 15.6.

 

Các doanh nghiệp chuyên về thức ăn chăn nuôi và trực tiếp chăn nuôi heo đã “ngấm đòn” nặng nề, nhiều DN lớn đa ngành có dính đến chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng.

 

Chẳng hạn, với CTCP Masan Nutri- Science (MSN) - Công ty con của Tập đoàn Masan, hoạt động trong lĩnh vực chính là bán thức ăn chăn nuôi cũng ghi nhận doanh thu sụt giảm mạnh trong năm 2017. Riêng quý 1.2018, báo cáo từ Tập đoàn Masan cho biết doanh thu của Masan Nutri - Science cũng giảm khoảng 40% so với cùng kỳ 2017.

 

Tương lai có tươi sáng?

 

Thời điểm hiện tại, nhiều mã cổ phiếu DN chăn nuôi đang có nhịp hồi phục ấn tượng khi giá lợn trên cả nước vài tháng qua đang tăng trở lại.

 

Có thể thấy, các mã cổ phiếu như DBC trong 2 phiên liên tiếp gần đây đang tăng nhẹ, đạt mức giá 24.900 đồng/CP. Nếu so với thời điểm cuối tháng 4, cổ phiếu này đã hồi phục khoảng 16%. Nguyên nhân là vì trong quý 2.2018, công ty ghi nhận lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 82,4 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 33 tỷ của cùng kỳ năm ngoái và đóng góp lớn vào lợi nhuận 6 tháng đầu năm với kết quả lợi nhuận đạt 93 tỷ, trong khi cùng kỳ năm 2017 lỗ đến 20 tỷ đồng.

 

Tương tự, cổ phiếu PSL cũng phục hồi về mức giá 36.000 đồng/CP, tăng khoảng 13,6% so với hồi cuối tháng 3.

 

Trong khi đó, với cổ phiếu MLS, sau khi niêm yết trở lại trên sàn UpCOM với giá 6.300 đồng/CP thì 3 phiên liên tiếp gần đây, cổ phiếu này đã tăng lên gần 50%, lên mức giá 12.400 đồng/CP...

 

Tuy nhiên, nhìn chung thì tính thanh khoản của các mã cổ phiếu ngành chăn nuôi không cao khi mỗi phiên giao dịch chỉ vài trăm cổ phiếu, thậm chí trắng giao dịch. Và, một yếu tố cần cân nhắc, liệu đà phục hồi của nhóm cổ phiếu này có ổn định hay không vẫn là câu hỏi lớn bởi với phương thức chăn nuôi hiện nay, chỉ 3 tháng lợn đã có thể xuất chuồng nên việc tăng hay giảm giá lợn đều có tính thời điểm.

 

Đây có lẽ cũng là nguyên nhân khiến nhà đầu tư chưa thực sự kỳ vọng vào cổ phiếu các DN chuyên về chăn nuôi.

 

Quốc Hải
Nguồn: Báo Dân Việt

Ông lớn Việt Thắng ngày càng lao đao
Cũng trong ngành chăn nuôi, doanh thu năm 2017 của Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng giảm 24% so với năm trước đó. Giá vốn, chi phí các loại đều tăng cao nên cả năm Việt Thắng lỗ 37,44 tỷ đồng trong khi năm 2016 lãi 118 tỷ đồng. Mặc dù hiện tại Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng vươn lên chiếm lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi và thủy sản khu vực ĐBSCL, lấn sân sang lĩnh vực chăn nuôi gia súc, đầu tư trại heo giống cụ kỵ tại An Giang…
Tuy thế, kết quả kinh doanh của Việt Thắng lại không được như ý khi đầu tư quá lớn với dòng tiền. Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản công ty gần 3.650 tỷ đồng; nợ phải trả 2.470 tỷ đồng trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.373 tỷ đồng và vay dài hạn 655 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 1.177 tỷ đồng.

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập