Hà Nội: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, tập trung vào chăn nuôi bò và lợn

Hà Nội: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, tập trung vào chăn nuôi bò và lợn

 
Logo bannerLogo banner
 
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Tổng Quan Ngành
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Ban Chấp Hành
    • Ban Thường Vụ
  • NGÀNH CHĂN NUÔI
    • Tin tức Chăn nuôi
    • Chăn Nuôi Lợn
    • Chăn Nuôi Gia Súc
    • Chăn Nuôi Gia Cầm
  • THƯ VIỆN VĂN BẢN
    • Quốc Hội và Chính Phủ
    • Bộ NN và PTNT
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Các Cơ Quan Khác
  • TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI
  • TƯ LIỆU
    • Ngành Chăn Nuôi
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
  • LIÊN HỆ
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • Thức ăn chăn nuôi
  • Giống vật nuôi
  • Xuất nhập khẩu
  • Cơ sở chăn nuôi
  • Thú y và ATTP
  • Tiêu - Quy chuẩn KT
  • Các văn bản khác
Quảng cáo
    1156
Hà Nội: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, tập trung vào chăn nuôi bò và lợn
Ngày đăng bài - 3/1/2022 12:00:00 AM
Hà Nội: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, tập trung vào chăn nuôi bò và lợn

[Hội Chăn nuôi Việt Nam] - Trong năm 2022 và những năm tới, Hà Nội tập trung phát triển chăn nuôi bò và lợn để tăng giá trị gia tăng trong nông nghiệp, giữ ổn định trong chăn nuôi trâu và gia cầm.

 

Chăn nuôi lợn tại huyện Chương Mỹ

 

Chăn nuôi gia cầm tại xã Cấn Hữu, Quốc Oai

 

Nhìn lại năm 2021, ngành Chăn nuôi của Hà Nội cũng như các ngành khác đứng trước thách thức khó khăn lớn đó là nguy cơ tái phát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là quá cao do ảnh hưởng của thời tiết, diễn biến dịch bệnh tại một số tỉnh lân cận (Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục, Dịch tả lợn châu Phi …). Hơn nữa đại dịch Covid-19 khiến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trên 30. Mặt khác Thành phố đã có quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung song việc triển khai phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Còn có nhiều trang trại chăn nuôi phát triển theo hướng tự phát. Trong sản xuất: các chuỗi khép kín, chuỗi liên kết còn chưa nhiều, lượng sản xuất và quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng tiềm năng lợi thế của một Thủ Đô.

 

Khó khăn là vậy song ngành Chăn nuôi của Thủ đô luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự cố gắng nỗ lực của người chăn nuôi, của hệ thống thú y cơ sở từ Thành phố đến các xã thị trấn, ngành Chăn nuôi vẫn có những chuyển biến đáng ghi nhận cả về số lượng và chất lượng.

 

Định hướng phát triển chăn nuôi năm 2022 và những năm tới

 

Tập trung phát triển chăn nuôi bò và lợn để tăng giá trị gia tăng trong nông nghiệp, giữ ổn định trong chăn nuôi trâu và gia cầm.

 

 Cụ thể phát triển đàn trâu 27-28 ngàn con, đàn bò khoảng 135 nghìn con; phấn đấu sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng đạt khoảng 12-13 nghìn tấn (tập trung nâng cao chất lượng). Tập trung phát triển đàn bò trên địa bàn các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Mê Linh, Mỹ Đức.

 

Phát triển đàn đàn lợn khoảng 1,6-1,8 triệu con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 250 nghìn tấn. Tập trung phát triển đàn lợn trên địa bàn các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thạch Thất, Mê Linh.

Giữ ổn định đàn gia cầm 40 triệu con (chủ yếu nâng cao chất lượng không phát triển số lượng) trong đó 28-29 triệu con gà; 11-12 triệu con vịt, ngang, ngỗng và gia cầm khác. Phấn đấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 165-170 nghìn tấn. Tập trung phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Phúc Thọ, Mỹ Đức và Thị xã Sơn Tây.

 

Về các giải pháp, Hà Nội sẽ tập trung vào thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi (với 6 nội dung chính)

 

Một là, cơ cấu lại chăn nuôi theo vùng xã trọng điểm với các đối tượng nuôi chủ lực.

 

Hà Nội phát triển 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa (tại các huyện Ba Vì, Quốc Oai ...); 19 xã chăn nuôi bò thịt (tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Mê Linh, Gia Lâm, Sơn Tây...); 13 xã chăn nuôi lợn (tại các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Sơn Tây, Ba Vì); 29 xã chăn nuôi gia cầm (tại Ba Vì, Chương Mỹ, Sơn Tây, Sóc Sơn,.... ) với 7.528 trại/trang trại chăn nuôi lớn, vừa, nhỏ. Về chất lượng đàn gia súc gia cầm hiện nay được cải thiện đáng kể do Hà Nội có các chính sách về hỗ trợ phát triển con giống.

 

Tiếp tục rà soát, tập trung thực hiện việc hạn chế, không chăn nuôi tại các quận và các huyện (Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì) đã có lộ trình lên quận theo Nghị quyết 02 ngày 7/7/2020 của HĐND Thành phố.

 

Hai là, cơ cấu lại giống và nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi

 

Những năm gần đây, Hà Nội tập trung sản xuất con giống bằng việc đưa những giống mới chất lượng cao vào sản xuất bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Cụ thể về sản xuất giống bò, đối với giống bò sữa, tỷ lệ đàn bò sữa Holstein Friesian (HF) theo hướng tiệm cận với chất lượng giống thuần chủng (đàn bò sữa có tỷ lệ máu lai 7/8 trở lên chiếm trên 90%). Năng suất sữa đạt 5.000 kg/con/chu kỳ (tăng 100 kg/con/chu kỳ).

 

Với giống bò thịt, tỷ lệ bò lai Zebu chiếm trên 60% (lai Senepol, lai Sind, lai Brahman). Các giống bò thịt chất lượng cao (BBB, Wagyu, Angus...) chiếm khoảng trên 30%.

 

Về sản xuất giống lợn, Thành phố hiện có 3.600 con nái ngoại ông bà được nuôi tại 20 cơ sở. Đàn lợn nái bố mẹ ngoại thuần chủng 44 ngàn con được nuôi chủ yếu tại 1.086 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Giống lợn hiện được nuôi phổ biến là  con lai Yorkshire, Landrace với lợn nội địa hoặc lai 3 máu. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên địa bàn toàn Thành phố đạt 80%, hàng năm sản xuất ra 4 triệu con lợn giống (trong đó có gần 40 nghìn con lợn bố mẹ).

 

Sản xuất giống gia cầm, hình thành 9 vùng phát triển chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn: 4 vùng chăn nuôi gà đẻ, gà thịt công nghiệp với trên 4 triệu con (tại Ba Vì, Sơn Tây, Chương Mỹ, Quốc Oai, Đông Anh ...); 2 vùng chăn nuôi gà thả vườn với gần 900 ngàn con (tại Ba Vì, Sóc Sơn ...); 3 vùng chăn nuôi vịt với trên 733 ngàn con (tại Ứng Hòa; Phú Xuyên và Thanh Oai ...).

Chăn nuôi gia cầm tại xã Cấn Hữu, Quốc Oai

Đối với các vật nuôi khác, phát triển chăn nuôi dê sữa, dê thịt tại các vùng đồi núi tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn...Tổng đàn dê hiện nay khoảng 14.297 con. Chăn nuôi thỏ khoảng trên 11 ngàn con để cung cấp huyết thanh phục vụ y học và sản phẩm thịt cho những người có sở thích, nhu cầu.

 

Ba là: Cơ cấu lại phương thức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị.

 

 Duy trì và phát triển 52 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, hàng ngày cung cấp cho thị trường khoảng 60 tấn thịt các loại; 300 nghìn quả trứng và 78 tấn sữa. Tập trung thu hút các doanh nghiệp sản xuất gắn kết với các trang trại chăn nuôi để cùng đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm, ký kết hợp tác với các tỉnh, thành phố đảm bảo mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

 

Bốn là: Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

 

Trong sản xuất con giống: Nâng cao năng suất sinh sản đàn vật nuôi bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến thụ tinh nhân tạo, tiến tới phương thức cấy truyền phôi, nhân giống có năng xuất chất lượng, để cải thiện đàn sinh sản.

 

 Trong chăn nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học, cây thảo dược để phục vụ chăn nuôi theo hướng sinh học, hữu cơ. Ứng dụng kỹ thuật chế biến, bảo quản các loại phụ phẩm nông nghiệp (thân cây ngô, rơm,...), công nghiệp (rỉ mật đường, bã sắn,...) làm thức ăn cho bò, đảm bảo đủ nguồn thức ăn vào mùa đông, mùa khô. Sử dụng các trang thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi như hệ thống chuồng kín, hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống xử lý môi trường.

 

Sử dụng công nghệ làm hầm Biogas bằng nhựa Composite, nhựa HDPE và máy ép phân vừa xử lý chất thải, vừa tạo ra khí đốt phục vụ sinh hoạt và là nguồn nguyên liệu để nuôi giun quế. Đưa chế phẩm vi sinh EM vào lĩnh vực xử lý môi trường và đệm lót sinh học trong chăn nuôi góp phần giảm 80-90% mùi hôi thối của chuồng nuôi, tăng khả năng kháng bệnh cho vật nuôi.

 

Năm là: Cơ cấu lại hệ thống giết mổ, sơ chế sản phẩm gia súc, gia cầm

 

Mục đích là để có thể quản lý tốt nhất cơ sở giết mổ tập trung và hạn chế giết mỏ nhỏ lẻ trong khu dân cư, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung gắn với sơ chế, chế biến sâu tại 29 điểm đã được Thành phố phê duyệt (tại Quyết định 761 ngày 17/2/2020). Đảm bảo gia súc gia cầm có kiểm soát trước khi ra thị trường đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

 

Giết mổ lợn tại Công ty Cổ phần thực phẩm Vinh Anh (Thường Tín - Hà Nội)

 

Sáu là, cơ cấu lại công tác quản lý chăn nuôi thú y

 

Tiếp tục kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi thú y, duy trì hệ thống quản lý chăn nuôi thú y từ cấp thành phố đến xã, phường, thị trấn. Thực hiện tốt các giải pháp về giám sát, tiêm phòng, vệ sinh môi trường để đảm bảo an toàn dịch bệnh động vật. Kịp thời phát hiện khống chế, ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nhất là các bệnh mới, chủng mới xuất hiện thời gian qua (DTLCP, Viêm da nổi cục, Cúm A/H5N8, A/H5N9 ...). Tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để đảm bảo cho việc xuất nhập gia súc gia cầm trên địa bàn được thuận lợi.

 

Đồng thời làm tốt hơn công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi, xây dựng trang trại, khai báo chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để các cấp các ngành, người chăn nuôi người tiêu dùng chủ động thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh ngay từ cơ sở, từng bước đưa Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật ATTP vào thực tiến sản xuất./.

 

Nguyễn Ngọc Sơn

 Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội

 

Để lại comment của bạn

Họ tên: * Yêu cầu nhập
Email: * Yêu cầu nhập * Email sai định dạng
Bình luận: * Yêu cầu nhập
Gửi bình luận
Bài mới hơn
  • Điểm nhấn mới - Hội nghị an toàn sinh học châu Á (9/30/2024 12:00:00 AM)
  • Chuỗi hội nghị và hội thảo kỹ thuật Vietstock 2024 và Aquaculture 2024 (9/30/2024 12:00:00 AM)
  • Hội thảo chăn nuôi heo tại Đồng Nai (7/17/2024 12:00:00 AM)
  • Nâng cao kiến thức chăn nuôi tại hội thảo đầu bờ Vietstock (6/18/2024 12:00:00 AM)
Bài cùng chuyên mục
  • Chủ động ứng phó các bệnh mới, chủng mới xuất hiện, xâm nhập trên đàn gia súc, gia cầm (3/1/2022 12:00:00 AM)
  • Thận trọng khi tái đàn, nhập đàn gia súc, gia cầm (3/1/2022 12:00:00 AM)
  • Giải pháp khôi phục sức khỏe đàn gia súc, gia cầm sau rét đậm, rét hại   (2/28/2022 12:00:00 AM)
  • Hội nghị 333 Experience Asia: Hội nghị kỹ thuật hàng đầu cho ngành công nghiệp heo (2/24/2022 12:00:00 AM)
Quảng cáo
  • qc3
  • vietstock
Tin mới
  • Vietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôiVietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôi
  • Vietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt NamVietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt Nam
  • Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock
  • Informa Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởngInforma Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởng
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – EcovetHội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – Ecovet
Liên kết website
  • VIỆN CHĂN NUÔI
  • CỤC CHĂN NUÔI
  • TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QG
  • HIỆP HỘI GIA SÚC LỚN VN
  • NHÀ CHĂN NUÔI
Video
  • Lý giải hiện tượng gà chết sau khi tiêm vacxin
  • Lo sợ giá lại giảm, người nuôi lợn dè dặt tái đàn
  • Kỹ thuật nuôi đà điểu: Cho ăn đúng cách để đà điểu lớn nhanh như thổi
  • Dùng tỏi trong chăn nuôi gà, cần lưu ý một số điều
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong chăn nuôi lợn rừng
  • Nuôi lợn bằng thuốc nam
  • Chăn nuôi lợn trong năm 2018: Chuyên gia khuyên gì?
  • Kinh nghiệm chăn nuôi dúi
  • Đổi đời nhờ nuôi gà tây thịt
  • Nuôi lợn rừng giữa cơn bão giá: Cuộc đời nở hoa hay bế tắc?
  • Lợn bị viêm đường hô hấp: Dùng thuốc nào để chữa?
  • Thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ghép nhiễm khuẩn kế phát ở bồ câu
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • "Hốt" tiền tỷ nhờ mô hình nuôi vịt trời
  • Đầu tư "chuồng nuôi khủng" nông hộ sẵn sàng nhập gà giống
  • Sai lầm nghiêm trọng làm chết rất nhiều gà
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Cái lò gạch cũ và giấc mơ làm giàu từ nuôi lợn nái ngoại
  • Phối giống cho lợn nái 2 lần/ngày có được không?
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Bỏ nghề lái xe, rẽ sang nuôi lợn: Thắng hay bại?
  • Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trời đúng tiêu chuẩn
  • Dùng rổ làm ổ đẻ cho gà: Rẻ mà chất
  • Công thức phối trộn thức ăn cho gà 5 ngày tuổi
  • Nuôi gà sạch: 1 vốn 4 lời
  • Người đam mê với lợn sạch
  • Kinh nghiệm chăn nuôi gia cầm thả vườn có kiểm soát tại nông hộ vùng cao
  • Dọn phân tự động cho chăn nuôi chim bồ câu
  • Mô hình nuôi dê thịt hiệu quả ở An Giang
  • Kỹ thuật nuôi bò cho nông hộ ở Thái Nguyên
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P2
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P1
  • Nuôi ếch bằng thức ăn thảo dược
  • Nuôi gà Móng có trong sách Đỏ thu lãi nửa tỷ đồng
  • Bí quyết nhập gà giống thành công và những điều không thể không nhớ
  • Trị bệnh tụ huyết trùng thể quá cấp tính cho gà
  • Lợn nái mang thai bị cảm nắng và nhiễm liên cầu khuẩn
  • Cách chăm sóc để gà đẻ nhiều trứng nhiều và to
  • “Ngất” với chuồng gà thông minh, tiện lợi nhất vịnh Bắc Bộ
  • Làm giàu từ giống ngan thương phẩm VCN/TP-VS7
  • Điều gì xảy ra khi nuôi vịt trên sàn nhựa?
  • Kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc heo nái thời kỳ nuôi con
  • Những lưu ý vàng trong chăn nuôi gà thả vườn - Lượng Huệ
  • Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
  • Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản Hiệu Quả Cao
Thống kê truy cập
  • HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

    • Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân
    • Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;
    • Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.
    • Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015

HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;

Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.

Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015