Hội Chăn nuôi Việt Nam: “Tăng tốc” 6 tháng cuối năm

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Hội Chăn nuôi Việt Nam: “Tăng tốc” 6 tháng cuối năm
Ngày đăng bài - 7/31/2017 12:00:00 AM
Hội Chăn nuôi Việt Nam: “Tăng tốc” 6 tháng cuối năm

Ngày 27/7/2017, Ban Thường vụ Hội Chăn nuôi Việt Nam vừa họp tổng kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, định hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2017. Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam – PGS.TS Nguyễn Đăng Vang và Phó Chủ tịch thường trực – TS Đoàn Xuân Trúc chủ trì.

 

Toàn cảnh cuộc họp

 

Thay mặt Ban Thường vụ Hội, TS Đoàn Xuân Trúc báo các công việc thực hiện sau Đại hội VI: Hội đã gửi Bộ Nội vụ để báo cáo kết quả Đại hội và đề nghị Phê duyệt Điều lệ bổ sung và sửa đổi của Hội Chăn nuôi Việt Nam đã được Đại hội VI thông qua. Gửi Liên hiệp các Hội KHKTY Việt Nam: để quyết định công nhận Ban chấp hành, Ban kiểm tra và lãnh đạo Hội nhiệm kỳ VI. Gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: để báo cáo kết quả Đại hội nhiệm kỳ VI.

 

Cùng với đó, hoàn thiện  các thông tin liên quan tới các Ủy viên Ban chấp hành và Ban Thường vụ nhiệm kỳ VI: nơi công tác và địa chỉ liên hệ, điện thoại, email…Thành lập 7 Ban công tác trực thuộc Ban Thường vụ và cử các phó ban: Ban Tổ chức – Hội viên – Thi đua; Ban Tư vấn – phản biện xã hội; Ban Khoa học – Công nghệ; Ban Sản xuất – Thị trường; Ban Kinh tế – Tài chính; Ban Hợp tác quốc tế; Ban Tuyên truyền – phổ biến kiến thức.

 

Thường vụ cũng yêu cầu các Ban và Văn phòng Đại diện phía Nam xây dựng chương trình hoạt động nhiệm kỳ VI và kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 107 để thông qua Hội nghị lần 2 của Ban Thườn vụ. Hoàn thành báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2017. Ký biên bản bàn giao giữa nhiệm kỳ V và nhiệm kỳ VI. Cùng với đó, ổn định nơi làm việc mới của Văn phòng Hội tại tầng 4, số nhà 73 Hoàng Cầu, Đống Đa, HN.

 

Tại cuộc họp, Thường vụ Hội còn bàn thảo về quy chế hoạt động của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực; cũng như kế hoạch và quy chế hoạt động của văn phòng đại diện phía Nam nhiệm kỳ VI. Cùng với đó, nhiều ý kiến đánh giá của Ban Thường vụ được đưa ra.

 

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN cho rằng Hội Chăn nuôi Việt Nam nên tích cực tham gia tư vấn, phản biện với các cơ quan chức năng để xây dựng Luật Chăn nuôi. Nếu không muốn Luật Thú y lấn át, nhất thiết Luật chăn nuôi phải những nội dung như quy định về cơ sở giết mổ, xử lý nước thải, phát triển thị trường…Bằng cách như vậy, vị thế của Hội Chăn nuôi Việt Nam mới nâng được lên đáng kể.

 

Ông Nguyễn Quốc Đạt, Trưởng đại diện văn phòng phía Nam cho rằng: Ban Thường trực cần định kỳ làm việc và phối hợp chặt chẽ với Cục Chăn nuôi để nắm rõ số liệu, tình hình chăn nuôi, kịp thời thông tin cho các hội viên cũng như các Báo, Đài. Hội cũng nên có ý kiến với các các cơ quan chức năng trong việc giảm đàn lợn nái. Có một thực tế đó là trong cuộc khủng hoảng lợn vừa qua, khi Bộ Nông nghiệp kêu gọi người chăn nuôi nhỏ lẻ thì giảm, nhưng các công ty FDI lại không giảm, thậm chí còn tăng…

 

Ông  Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi đánh giá những nỗ lực của Hội Chăn nuôi Việt Nam trong 6 tháng vừa qua. Hội đã thể hiện được tiếng nói của ngành; tổ chức được Đại hội VI thành công. Song, Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng cần thảo luận, phối hợp với những hiệp hội ngành hàng khác để tránh chồng lấn vầ phối hợp có hiệu quả với nhau hơn. Cùng với đó, vấn đề tài chính của Hội nên được thực hiện rõ ràng, minh bạch để tránh những hiểu lầm trong nội bộ…

 

Ông Lê Quang Thành, Giám đốc công ty TĂCN Thái Dương cho rằng: Hội nên tăng cường marketing thương hiệu thông qua báo chí, truyền hình. Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc hội thảo giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm, tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi của các hội viên thông qua những cuộc hội thảo, triển lãm, hội nghị… Cùng với đó, Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng nên xây dựng tiêu chuẩn, chứng nhận về giống, sản phẩm chăn nuôi đối với các hội viên của mình, nhằm điều kiện cho các thành viên có nhiều cơ hội quảng bá sản phẩm nhiều hơn nữa.

 

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho rằng qua đợt bão giá vừa qua, người chăn nuôi ở Đồng Nai nói riêng đã kiệt quệ. Công cuộc giải cứu lợn vừa qua, thực chất là giải cứu cho những doanh nghiệp FDI chứ không phải cho chăn nuôi nhỏ. Ông Đoán cũng đề nghị Trung ương Hội nên tăng cường thông tin qua mail, điện thoại cho các địa phương về tình hình chăn nuôi, giá cả, chủ trương chính sách để trợ giúp người chăn nuôi kịp thời…

Thành viên Ban Thường vụ đưa ra ý kiến tại cuộc họp

 

Kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 2017, hoạt động Hội tập trung vào tổ chức – hội viên: Chỉ đạo Đại hội cho các tỉnh hội khi hết nhiệm kỳ. Làm việc với Liên hiệp KHKT tỉnh, Sở nội vụ, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn các tỉnh Long An, Bạc Liêu, Quảng Ninh để củng cố hoạt động của Hội chăn nuôi thú y tỉnh. Kết nạp 3-5 hội viên mới

 

Về hoạt động Tư vấn phản biện: Tiếp tục tư vấn, phản biện các văn bản, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chủ trương, chính sách mới liên quan tới lĩnh vực chăn nuôi thú y. Đóng góp, ý kiến xây dựng Luật chăn nuôi. Thông tư hướng dẫn nghị định 39/2017 về quản lý thức ăn chăn nuôi và một số thông tư, quyết định mới liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi. Góp ý điều chỉnh Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và điều chỉnh Đề án Tái cơ cấu ngành trên phạm vi toàn quốc và phạm vi địa phương; kiến nghị các giải pháp tổ chức ngành chăn nuôi lợn để sớm khắc phục hậu quả do khủng hoảng cung vượt cầu kéo dài vừa qua, nâng cao hiệu quả và hướng tới xuất khẩu…

 

Đối với hoạt động phổ biến kiến thức, Hội Chăn nuôi chủ trì cùng các đơn vị: Trung tâm tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ chăn nuôi CAAT và các hội viên tập thể: Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi lợn Bình Thắng, công ty TNHH Lysaght, công ty cổ phần thuốc thú y Viphavet để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn tại phía Bắc và phía Nam vào cuối năm. Trung tâm CAAT phối hợp cùng với tập đoàn Truyền thông UBM tổ chức 1-2 hội thảo về gia cầm hoặc về xử lý chất thải chăn nuôi vào quý 4 năm 2017. Hội Chăn nuôi Việt Nam phối hợp với một số hội viên là Hội chăn nuôi thú y tỉnh hoặc Doanh nghiệp tổ chức một số hội thảo theo chuyên đề.

 

Về nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu KHKT chăn nuôi và trung tâm CAAT đăng ký được 1-2 đề tài nghiên cứu khoa học.

 

Về báo chí xuất bản, Hội tăng cường xuất bản 3 số chuyên đề sản xuất thị trường và 4 số chuyên đề Khoa học công nghệ (tháng 8). Xuất bản 6 số đặc san Chăn nuôi Việt Nam. Nâng cấp trang web: www. hoichannuoi.vn và nhachannuoi.vn, đảm bảo cập nhật thông tin hàng ngày có chất lượng cao và thu hút thêm bạn đọc và đơn vị quảng cáo. Đối với các Ủy viên Ban chấp hành khóa VI (từ tháng 7 năm 2017 trở đi: Tạp chí KHKT chăn nuôi vẫn gửi bản in còn Đặc san Chăn nuôi Việt Nam sẽ gửi bản pdf qua mail.

 

Về hợp tác quốc tế, tiếp tục hợp tác với Tập đoàn truyền thông UBM tổ chức 1-2 hội thảo và triển khai các hoạt động xúc tiến chuẩn bị cho sự kiện VIETSTOCK 2018. Tổ chức đoàn thành viên Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm quan và trao đổi với Hội Chăn nuôi Đài Loan, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Đài Loan và ngành chăn nuôi Đài Loan về kinh nghiệm tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị và hoạt động của Hội/hiệp hội. Dự kiến thời gian vào tháng 9 hoặc 10/2017 kinh phí do các thành viên tham gia đoàn đóng góp. Làm việc với các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế để giới thiệu về ngành chăn nuôi Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

 

Trong công tác kiểm tra, Hội cũng sẽ chủ động hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được Điều lệ quy định…Thăm và kiểm tra 2-4 hội viên là Hội tỉnh, chi Hội, doanh nghiệp. Tham dự hội nghị công tác kiểm tra do Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam chủ trì.

 

Trần Ngân

Nguồn: Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập