Thách thức và triển vọng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Đó là tên hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao chuỗi giá trị thịt lợn Việt Nam theo định hướng quốc tế” giữa Bộ Kinh tế Hà Lan và Cục chăn nuôi được tổ chức ngày 3/10/2017, tại Hà Nội.

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Thách thức và triển vọng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Ngày đăng bài - 10/4/2017 12:00:00 AM
Thách thức và triển vọng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Đó là tên hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao chuỗi giá trị thịt lợn Việt Nam theo định hướng quốc tế” giữa Bộ Kinh tế Hà Lan và Cục chăn nuôi được tổ chức ngày 3/10/2017, tại Hà Nội.

 

Đông đảo các nhà quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi đã tới tham dự.

 

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, đã tới lúc chúng ta cần đánh giá lại chiến lược chăn nuôi. Thời gian vừa qua ngành chăn nuôi lợn khốn đốn đã thức tỉnh các cơ quan trung ương, người chăn nuôi và các địa phương  việc chăn nuôi nhỏ lẻ, theo phong trao sẽ không còn phù hợp nữa. Chăn nuôi lợn tốt là phải áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm giá thành sản xuất. Cuộc khủng hoảng cũng là sự thanh lọc tự nhiên của thị trường. Có nhiều nước còn 3 năm, thậm chí 5 năm mới khôi phục được lại nếu có khủng hoảng xảy ra. Nếu như Luật Chăn nuôi được thông qua, thì tương ngành chăn nuôi sẽ được siết chặt, bằng cách các trang trại sẽ được cấp mã số định danh, nếu không được cấp thì sẽ không được chăn nuôi. Việc quản lý giống cũng được thắt chặt hơn lại. Thời gian gần đây, khi chăn nuôi nhỏ khốn đốn thì đàn lợn của các doanh nghiệp lớn thì tiếp tục ổn định và phát triển. Chăn nuôi lợn gắn với chuỗi và nghiên cứu đa dạng các loại hình chăn nuôi.

 

Thách thức và triển vọng ngành chăn nuôi lợn ở Việt NamÔng Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục chăn nuôi phát biểu tại hội nghị

 

Theo Cục chăn nuôi, hiện nước ta có đàn lợn 29 triệu con, đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 ở châu Á, nằm trong top 15 nước có đàn lợn lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng đàn lợn giai đoạn 1997-2007 đạt 5,06%; giai đoạn 2007-2017 đạt 0,91%. Sản lượng thịt lợn trong năm 2016 đã đạt mức kỷ lục với 3,36 tấn thịt lợn hơi, tăng 5% so với năm 2015 và đứng thứ 7 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin và Nga.

 

Song, ngành chăn nuôi Việt Nam gặp những rào cản lớn đó là: Sản xuất – thị trường thiếu kết nối và điều hành tổng thể; nhiều khâu trung gian; chi phí sản xuất đội lên cao; Kiểm soát dịch bệnh khó khăn, đặc biệt LMLM, tai xanh; Tái cơ cấu ngành chuyển biến chậm, tích tụ đầu tư thấp…

 

Thách thức trong 10 năm tới của ngành chăn nuôi lợn đó là cuộc cạnh tranh ngày càng tăng. Thế giới ngày càng phẳng bởi các hiệp định thương mại khu vực và thế giới đã và đang xóa dần các rào cản thương mại mang tính bảo hộ. Thịt lợn Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi thịt lợn của Mỹ, Braxin, Đan Mạch, Hà Lan, Thái Lan và cả Trung Quốc và Nga.

 

Cũng theo Cục chăn nuôi, thời gian tới, số lượng trang trại quy mô lớn tăng lên, đến năm 2027, sản lượng thịt lợn nuôi trong trang trại ước chiếm tỷ trọng trên 70%. Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ giảm mạnh: Số lượng các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ giảm mạnh: Số lượng các hộ chăn nuôi nhỏ sẽ giảm mạnh (giảm 5-7%/năm), đến năm 2027, sản lượng lợn thịt nuôi trong nông hộ chỉ 30%.

 

Chăn nuôi lợn chủ yếu sẽ là cuộc chơi của những người chăn nuôi chuyên nghiệp và những doanh nghiệp. Hợp tác, liên kết chuỗi phát triển mạnh, thông qua các hợp đồng chính thức giữa nhà chăn nuôi, nhà giết mổ và nhà bán lẻ phát triển mạnh mẽ (năm 2017: 100% trang trại chăn nuôi có hợp đồng đầu ra). Nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ chăn nuôi và giết mổ lợn vì vấn đề an toàn thực phẩm và môi trường. Áp dụng đăng lý chăn nuôi trên toàn quốc (80%) và phát triển mạnh chuỗi thực phẩm truy xuất nguồn gốc (90% thịt và sản phẩm bán lẻ ở thành phố có truy xuất nguồn gốc.

 

Sản lượng thịt lợn tăng chậm, khoảng 3%/năm, chế biến sâu thịt lợn được quan tâm và đầu tư mạnh hơn (tỷ lệ chế biến thịt lợn hun khói, dăm bông, xúc xích đạt 30% sản lượng). Phát triển loại hình chăn nuôi lợn hữu cơ: Mô hình này sẽ tăng và có được vị thế nhất định trong phân khúc cao của thị trường. Tỷ trọng thịt giết mổ công nghiệp tăng lên, uớc đạt trên 70% tương ứng với tỷ trọng lợn nuôi trong trang trại (hiện nay ước chỉ dưới 10%). Sản phẩm thịt lợn chế biến có thương hiệu: Sản phẩm Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông. Lợn sữa tạo được vùng nguyên liệu xây dựng được thương hiệu xuất sang Hong Kong, Ma cao, Đài Loan.

Hà Ngân
Nguồn: Tạp chí chăn nuôi Việt Nam


 

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập