Tháo gỡ vướng mắc chuỗi liên kết có nguồn gốc động vật

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Tháo gỡ vướng mắc chuỗi liên kết có nguồn gốc động vật
Ngày đăng bài - 6/13/2018 12:00:00 AM
Tháo gỡ vướng mắc chuỗi liên kết có nguồn gốc động vật

TP Hà Nội hiện có 23 mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc động vật, trong đó 20 chuỗi chăn nuôi đã hoàn thiện nhãn hiệu và bộ nhận diện thương hiệu.


Đặc biệt có 9 nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ, trong đó có 5 nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ “Nhãn hiệu tập thể” (gà đồi Ba Vì, gà Mía Sơn Tây, gà đồi Sóc Sơn, vịt Vân Đình và trứng vịt Liên Châu).

Tháo gỡ vướng mắc chuỗi liên kết có nguồn gốc động vậtCán bộ thú y kiểm tra việc nhập động vật về cơ sở giết mổ

 

Hàng ngày các chuỗi đang cung cấp cho thị trường khoảng 13 tấn thịt gia cầm; 26 tấn thịt lợn; 1,5 tấn thịt bò; 282 nghìn quả trứng; 78 tấn sữa.

 

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, việc xây dựng liên kết chuỗi đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật cũng gặp không ít vướng mắc, khó khăn. Đó là SX manh mún, nhỏ lẻ phân tán, việc tích tụ ruộng đất còn nhiều khó khăn. Nhiều HTX vẫn hoạt động theo phương thức truyền thống, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Chưa quan tâm đến việc liên kết phát triển theo chuỗi đảm bảo ATTP, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn được quy định như VietGAP, chăn nuôi an toàn dịch bệnh…

 

Còn thiếu các chính sách khuyến khích phát triển chuỗi, đặc biệt trong khâu hỗ trợ tiêu thụ, hỗ trợ bảo quản sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đông lạnh… nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn tham gia liên kết chuỗi.

 

Chưa có quy định về thông tin (tem, mã…) đối với thực phẩm tươi sống bán lẻ để truy xuất nguồn gốc xuất xứ dẫn đến cạnh tranh không công bằng và người tiêu dùng khó phân biệt.

 

Nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện liên kết SX; tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng còn thấp. Việc ký kết hợp đồng liên kết SX, tiêu thụ nông sản chưa chặt chẽ, doanh nghiệp, hộ nông dân chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết đã ký; chưa có các mô hình liên kết quy mô lớn, mang lại hiệu quả cao.

 

Còn thiếu DN chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, nên chưa đa dạng hóa được sản phẩm, chưa tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản thực phẩm.

 

Thói quen sử dụng thịt mát, thịt cấp đông của đa số người tiêu dùng vẫn chưa được cải thiện. Phần đông người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng thịt nóng nên đã cản trở sự phát triển của hệ thống cửa hàng tiện tích chuyên bán và giới thiệu các sản phẩm chăn nuôi.

 

Trách nhiệm kiểm soát ATTP ở một số địa phương còn hạn chế, phối hợp với cơ quan chuyên môn chưa chặt chẽ trong phát hiện và xử lý vi phạm…

 

Giải pháp cơ bản khắc phục phát triển chuỗi liên kết SX có nguồn gốc động vật trong thời gian tới là ngành Nông nghiệp sẽ tập trung tham mưu để UBND TP có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ xây dựng chuỗi. Các chính sách phải được tập trung đều ở khâu sản xuất, sơ chế, chế biến và thương mại, tiêu thụ sản phẩm để động viên khuyến khích kịp thời cho các tác nhân tham gia phát triển chuỗi. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu, định hướng tiêu dùng nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

 

Phát triển việc hỗ trợ ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc đảm bảo ATTP tập trung tại các cơ sở SX, hợp tác xã, trang trại, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở sơ chế, chế biến quy mô lớn, các chuỗi SX, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, chợ đầu mối.

 

Phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% chuỗi SX, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng.

 

Tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở SXKD quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30 – 50%. Hỗ trợ thông tin, truyền thông về các sản phẩm của chuỗi liên kết nhằm thúc đẩy người tiêu dùng.

 

Tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm để tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các sản phẩm của chuỗi liên kết.

 

Nguyễn Ngọc Sơn (Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội)
Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Chắc chắn với những giải pháp trên được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ cùng sự đồng thuận cao của người chăn nuôi, người tiêu dùng, những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện liên kết chuỗi có nguồn gốc động vật sẽ được tháo gỡ góp phần đảm bảo ATTP cho người dân Thủ đô.

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập