Thị trường thịt tháng 1 năm 2015 và dự báo

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Thị trường thịt tháng 1 năm 2015 và dự báo
Ngày đăng bài - 10/27/2016 12:00:00 AM
Thị trường thịt tháng 1 năm 2015 và dự báo

Giá thịt lợn giảm từ giữa tháng 12/2014, đến khoảng giữa tháng 1/2015 thì tăng trở lại . Giá gia cầm tăng từ giữa tháng 12/2014 đến đầu tháng 1/2015 có xu hướng giảm, sau đó tăng trở lại từ giữa tháng 1/2015

 

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

1. Diễn biến giá

 

Thịt lợn: Tháng 1/2015 là tháng cận Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, theo quy luật hàng năm, mặt bằng giá thị trường chịu tác động bởi một số yếu tố như cung cầu sản xuất, chế biến, hàng phục vụ Tết Nguyên đán tăng; sức mua trong dịp cuối năm tăng có thể gây sức ép lên mặt bằng giá.

 

Tuy nhiên, thị trường cũng có các yếu tố tác động góp phần bình ổn thị trường, kiềm chế tăng giá. Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tăng cường chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết, tăng cường công tác bình ổn giá, kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các chương trình khuyến mại, giảm giá cũng được nhiều doanh nghiệp, địa phương thực hiện trong những tháng cuối năm 2014 góp phần giảm áp lực tăng giá thị trường.

 

Mặt hàng thịt lợn tăng không nhiều do nguồn cung ổn định. Mặc dù giá thịt lợn bắt đầu giảm từ giữa tháng 12/2014, từ mức 51.000 - 52.000đ/kg lợn hơi tại các tỉnh phía Nam, xuống mức 49.000 - 50.000 đ/kg vào ngày 12/1/2015, nhưng sau đó lại có xu hướng tăng từ giữa tháng 1/2015 và đến ngày 21/1/2015 đạt mức 52.000 đ/kg. Tại thị trường phía Bắc, giá lợn hơi cũng giảm từ mức 48.000đ/kg giữa tháng 12/2014 xuống mức 46.000 đ/kg vào ngày 12/1/2015, sau đó tăng dần lên 46.500 – 47.000 đ/kg vào ngày 21/1/2015. 

 

Thịt lợn hơi tăng giá từ giữa tháng 1/2015 đã đẩy giá sản phẩm thịt lợn tăng nhẹ khoảng 5%. Cụ thể, thịt ba chỉ - nách – thịt chân giò 85.000 – 90.000 đồng/kg; thịt mông - vai sấn và sườn thăn từ 95.000 – 100.000 đồng/kg; thịt nạc thăn 110.000 – 115.000 đồng/kg.

 

Tuy nhiên, các loại thịt đông lạnh, nhất là tại các siêu thị giá không thay đổi, trong khi giá xăng dầu đã giảm tới 40% là điều khó chấp nhận. Mặt khác, hầu hết thực phẩm đông lạnh tại siêu thị có nguồn gốc nhập khẩu, một số chuyển từ miền Nam ra Bắc, cơ cấu giá chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cước vận chuyển.

 

Đồ thị 1: Diễn biến giá lợn hơi tháng 1/2015

 

Nguồn: Vinanet

Thịt gia cầm: Đối với các loại gia cầm, diễn biến tăng giá xảy ra sớm hơn thịt lợn. Ngay từ giữa tháng 12/2014, gà ta đã có đợt tăng với mức bình quân 5%, bước sang đầu tháng 1/2015 tiếp tục tăng thêm khoảng 7% nữa. Tổng cộng với mức tăng 12% trong vòng chưa đầy một tháng, gà ta đang giữ kỷ lục tăng trong nhóm thịt kể từ đầu năm đến nay. Hiện gà trống ta sống có giá 120.000 đồng/kg, gà ta thịt sẵn 150.000 đồng/kg. Gà mái ta cũng tăng lên mức cao 95.000 đ/kg vào đầu tháng 1, sau đó giảm xuống 90.000đ/kg vào giữa tháng, nhưng chỉ vài ngày sau lại tăng trở lại, hiện đạt mức 93.000 – 95.000 đ/kg. Trong khi đó thịt vịt cũng tăng lên 75.000 đồng/kg, thịt ngan lên 90.000 đồng/kg, giá trứng cũng tăng nhưng chủ yếu tập trung vào loại trứng gà ta với mức bình quân 3.600 đồng/quả, trứng gà công nghiệp 2.600 đồng/quả.


 

Bảng: Giá thịt gà, vit tại một số tỉnh ngày 21/1/2015

Mặt hàng

Thị trường

Giá (đ/kg)

Gà mái ta sống

Hà Nội

93.000

Gà ta sống

Tiền Giang

85.000

Gà Tam Hoàng sống

Tiền Giang

55.000

Gà trống nguyên con làm sẵn

Thái Nguyên

160.000

Gà trống ta sống

An Giang

90.000

Vịt Xiêm

Tiền Giang

48.000

Ngan thịt

Hà Nội

90.000

Vịt sống

Hà Nội

75.000


Nguồn: Vinanet

 

 

Biểu đồ 2: Diễn biến giá gà mái ta sống tại Hà Nội tháng 12/2014 – 1/2015

 

Nguồn: Vinanet
 

 

Thịt bò: Thị trường thịt bò diễn ra khá sôi động, nhất là thị trường phía Nam, bởi thịt bò trong nước đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với thịt bò, thịt trâu nhập khẩu. Giá thịt bò trong nước ổn định ở mức khá cao: khoảng 260.000 – 280.0000 đ/kg thịt bò thăn, dẻ sườn 200.000 - 210.000 đ/kg, bò mông 220.000 – 230.000 đ/kg.

Trong khi đó giá bò Úc nhập khẩu giá chỉ cao hơn bò nội một chút. Cụ thể, thịt bò phi lê 360.000 đồng/kg, nạc đùi 250.000 đồng/kg, bắp bò 245.000 đồng/kg, thịt thăn ngoại giá 340.000 đồng/kg (tăng 20.000-30.000 đồng/kg so với hồi giữa năm 2014 do giá nhập khẩu bò Úc đã tăng mạnh so với trước. Hiện bò Úc nhập khẩu trên 3,2 USD/kg). Dù giá tăng, các doanh nghiệp vẫn tăng cường nhập khẩu bò về trong dịp Tết do nguồn cung trong nước ngày càng thiếu hụt so với nhu cầu.

Bên cạnh đó, một lượng lớn thịt trâu cũng được nhập về tiêu thụ tại thị trường TP HCM. Giá trung bình nhập về khoảng 3-4 USD/kg (tương đương 60.000-85.000 đồng/kg), nhiều loại giá chỉ khoảng 1,58 USD/kg (hơn 30.000 đồng/kg). Đa phần các lô hàng thịt trâu nhập về không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Giá bán lẻ tại TPHCM rất rẻ: nạc đùi 105.000 đồng/kg, nạm bụng 95.000-96.000 đồng/kg, thịt vai từ 95.000-99.000 đồng/kg, thịt bắp 120.000-130.000 đồng/kg.

2. Nguyên nhân tăng giá: có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá thịt tăng nhưng trước hết về giá thịt lợn, do đã có hiện tượng các chủ trang trại, gia trại giữ hàng chờ tết Nguyên đán, làm sụt giảm nguồn cung thông thường. Tương tự như vậy, các loại gà giống ngon cũng được cho là chuẩn bị chờ tết, hàng khan, giá tăng, kéo theo giá các giống gà công nghiệp cũng tăng theo.

II. CUNG – CẦU

Trong nước: Đến nay, đàn gia cầm của cả nước có hơn 328 triệu con, tăng 4,6%, trong đó đàn gà 243 triệu con tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây sẽ là nguồn thực phẩm đa dạng phục vụ nhu cầu dịp Tết năm nay.

Tổng cục Thống kê cho thấy, ước tính năm 2014 sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2013; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 875 nghìn tấn, tăng 5,3%.

Theo Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 tăng 3,36% so với năm 2014, ước đạt 4.623.500 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn hơi ước đạt 3.370.300 tấn, tăng 2,57% so với năm 2014; thịt gia cầm 836.000 tấn, tăng 6,66%, thịt trâu, bò ước khoảng 396.200 tấn, tăng 3,2%.

Nhập khẩu: Trong 11 tháng năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 208.700 con trâu bò sống, tăng đến 66,2% so với cùng kỳ năm trước, con số này có thể lên đến 250.000 con trong cả năm 2014. Đó là còn chưa kể tới lượng trâu bò nhập khẩu từ Thái Lan, Lào, Campuchia qua đường biên giới miền Trung và Nam Trung bộ không được thống kê trong số liệu chính thức nhưng theo ước tính của Hiệp hội Chăn nuôi VN, cũng lên tới 50.000 con mỗi năm.

Ngoài ra còn nhập 559 tấn thịt bò không xương, 24.246 tấn thịt bò có xương. Hiện tại bò Úc chiếm đến 70% thị phần tiêu thụ thịt bò tại VN. Hiện nay thịt trâu từ Ấn Độ nhập về Việt Nam liên tục tăng mạnh. Trong số đó, có một số lượng đáng kể xuất đi Trung Quốc, còn lại được tiêu thụ tại thị trường trong nước. Do có bề ngoài khá giống với thịt bò nên khi mặt hàng này ra đến thị trường đã trở thành thịt bò với mức giá chênh lệch rất lớn với giá nhập khẩu. Các cửa khẩu mà mặt hàng tập trung về là Đình Vũ (Hải Phòng) Tân Cảng Cát Lát, ICD Phước Long (quận 9).

Nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài là hệ quả tất yếu do nguồn cung trong nước thấp hơn nhiều so với nhu cầu và VN chưa có chính sách tốt thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò thịt.

Về chăn nuôi lợn, gà trong nước, mặc dù phát triển mạnh trong hơn một năm trở lại đây, nhưng các doanh nghiệp vẫn tăng cường nhập khẩu thịt đông lạnh. Ước tính năm 2014 có trên 3.200 tấn thịt lợn, gần 90.000 tấn thịt gia cầm, dê cừu... đông lạnh được nhập khẩu để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.

 

Mục tiêu và nhiệm cụ của ngành chăn nuôi năm 2015

 

Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, năm 2015 ngành đặt mục tiêu tăng trưởng 4-5% so với năm 2014. Đảm bảo các chỉ tiêu sau: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 2,6%; sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng tăng 6,7%; sản lượng thịt trâu ổn định, sản lương thịt bò xuất chuồng tăng 3,8%; Sản lượng trứng tăng 9,8%, sản lượng sữa tươi tăng 11,8%. Để thực hiện được mục tiêu trên, ngành chăn nuôi đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm:

 

Thứ nhất, duy trì và phát triển sản xuất chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn, gà lông màu, vịt, bò thịt và bò sữa theo hướng tăng chất lượng và hiệu quả. Tập trung cho công tác quản lý nhà nước để nâng cao chất lượng con giống, nhất là đực giống và các thức ăn chăn nuôi; tăng cường công tác kiểm tra các loại thức ăn bổ sung và chất cấm sử dụng trong chăn nuôi do đang còn nhiều tồn tại, tiềm ẩn nguy cơ cao ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

 

Thứ hai, khơi thông thị trường, tìm kiếm cơ hội và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thịt lợn sang thị trường một số nước thuộc Liên minh Hải quan Châu Âu (đặc biệt là Nga); tăng cường tháo gỡ rào cản, thúc đẩy xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi hiện đang xuất khẩu và có tiềm năng. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực và thúc đẩy chế biến thực phẩm.

 

Thứ ba, nghiên cứu và đề xuất giải pháp chỉ đạo nhằm đối phó với ảnh hưởng của vấn đề xuất nhập khẩu biên mậu có thể sẽ tác động đến thị trường lợn thịt khu vực các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ; tác động của hoạt động thương mại song phương với Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến vấn đề cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bổ sung trong nước.
 

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập