Tham dự hội thảo có Giáo sư, Viện sĩ Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, ông Trần Ngọc Tư - Nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng với một số lãnh đạo các sở ngành của tỉnh, lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Hội Chăn nuôi Hà Nội, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, thành viên trong Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Sinh học và gần 30 chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Ông Phạm Huy Thuỵ, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Sinh học chủ trì hội nghị
Phát biểu tại hội thảo, TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam trình bày khái niệm, mục tiêu, vai trò và định hướng của ứng dụng Công nghệ sinh học trong phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
Ông nhấn mạnh: “Vai trò của Công nghệ sinh học trong phát triển chăn nuôi bền vững là vô cùng quan trọng, rõ ràng là sẽ góp phần quan trọng nuôi sống nhân loại. Ở nước ta việc ứng dụng Công nghệ sinh học trong trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và trong chăn nuôi đang có nhiều cơ hội nhưng thách thức cũng rất gay gắt. Bản thân Công nghệ sinh học không tự nó giải quyết được tất cả nhu cầu của xã hội. Yếu tố quyết định vẫn là tổ chức ứng dụng của con người trên cơ sở có hành lang pháp lý đủ mạnh và nguồn đầu tư xứng tầm cho nguồn nhân lực và cơ sở phát triển Công nghệ sinh học.”
Ông Đỗ Văn Ngọc, Giám đốc Công ty CP Vi sinh Ứng dụng
Tại hội thảo, các kỹ sư đã trình bày nội dung liên quan đến ứng dụng chế phẩm và sản phẩm trong chăn nuôi như: dòng sản phẩm premix vitamin – khoáng axit amin 4% dùng cho heo các giai đoạn từ tập ăn đến xuất chuồng của Công ty TNHH Phát triển Chăn nuôi Peter Hand Hà Nội và chế phẩm sinh học EMUNIV (EM) của Công ty CP Vi sinh Ứng dụng.
Kỹ sư Nguyễn Văn Thảo - Phụ trách Thú y xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tình Vĩnh Phúc giới thiệu kết quả thực tế sử dụng chế phẩm sinh học tại Vĩnh Phúc. Thứ nhất là sử dụng chế phẩm EMUNIV dùng để ủ phế thải chăn nuôi. Thứ hai là áp dụng công nghệ “chăn nuôi trên đệm lót sinh học” nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiệu quả của mô hình nghiên cứu đã góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Kỹ sư Nguyễn Văn Thảo - Phụ trách Thú y xã Vĩnh Thịnh
Trong chương trình hội thảo, kỹ sư Phạm Đình Chiến – Trưởng phòng Kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Sinh học đã trình bày hiệu quả ứng dụng công nghệ vi sinh vật hữu hiệu EM (Effective Microorganisms) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Với tính đa dạng, hiệu quả và an toàn với môi trường, ông Chiến cho rằng, việc phát triển ứng dụng công nghệ EM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết để góp phần tích cực cho sự phát triển một nền nông nghiệp sạch.
Kỹ sư Phạm Đình Chiến – Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Sinh học
Hội thảo được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm ứng dụng kỹ thuật sinh học. Trung tâm vinh dự được nhận bằng khen cho tập thể và cá nhân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Trung tâm ứng dụng kỹ thuật sinh học vinh dự được nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam do Giáo sư, Viện sĩ Đặng Vũ Minh (bên phải, ngoài cùng) trao tặng
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
Giáo sư, Viện sĩ Đặng Vũ Minh phát biểu khai mạc tại hội thảo
Một số đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm
Khách mời phát biểu sôi nổi tại hội thảo
Tặng hoa cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh có nhiều đóng góp cho hoạt động của Trung tâm
HUYỀN ANH
Nguồn: Nhachannuoi.vn