2 chất cấm tăng độ đạm mới trong chăn nuôi có thể gây sỏi, suy thận

2 chất cấm tăng độ đạm mới trong chăn nuôi có thể gây sỏi, suy thận

 
Logo bannerLogo banner
 
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Tổng Quan Ngành
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Ban Chấp Hành
    • Ban Thường Vụ
  • NGÀNH CHĂN NUÔI
    • Tin tức Chăn nuôi
    • Chăn Nuôi Lợn
    • Chăn Nuôi Gia Súc
    • Chăn Nuôi Gia Cầm
  • THƯ VIỆN VĂN BẢN
    • Quốc Hội và Chính Phủ
    • Bộ NN và PTNT
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Các Cơ Quan Khác
  • TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI
  • TƯ LIỆU
    • Ngành Chăn Nuôi
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
  • LIÊN HỆ
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • Thức ăn chăn nuôi
  • Giống vật nuôi
  • Xuất nhập khẩu
  • Cơ sở chăn nuôi
  • Thú y và ATTP
  • Tiêu - Quy chuẩn KT
  • Các văn bản khác
Quảng cáo
    1156
2 chất cấm tăng độ đạm mới trong chăn nuôi có thể gây sỏi, suy thận
Ngày đăng bài - 12/25/2017 12:00:00 AM
2 chất cấm tăng độ đạm mới trong chăn nuôi có thể gây sỏi, suy thận

Thanh tra Bộ NNPTNT đã phát hiện một số doanh nghiệp (DN) nhập khẩu, kinh doanh chất Cyanuric acide, Dicyandiamide và Ammelide để đưa bổ sung vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, những chất này có thể gây các bệnh về thận cho động vật và con người.

 

2 chất cấm tăng độ đạm mới trong chăn nuôi có thể gây sỏi, suy thận

 

Vậy, những loại chất cấm này là chất gì, nguy cơ của chúng ra sao, PV NTNN đã trao đổi với ông Phạm Tiến Dũng (ảnh) - Trưởng Phòng Thanh tra chuyên ngành, Bộ NNPTNT.

 

Ông Dũng cho biết: Vừa qua, chúng tôi đã phối với với các cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an kiểm tra các doanh nghiệp tại TP.HCM. DN này có đăng ký kinh doanh nhưng lại không đăng ký điều kiện sản xuất, không đăng ký sản phẩm nên khi kiểm tra nhãn mác không có, bao bì dinh dưỡng cũng không có nhãn mác và được đóng tại Việt Nam, mỗi bao nặng 50kg. Trong 2 tấn đó chúng tôi phát hiện ra chất Cyanuric acide.

 

Khi tiếp tục phối hợp với Cục Chăn nuôi và các chuyên gia đầu ngành tham gia cùng kiểm tra, phát hiện thêm một chất mới là Ammelide. Hai DN bị kiểm tra phát hiện có các loại chất trên là Công ty CP Đầu tư Thiên Khôn Phú (quận Bình Tân, TP.HCM) bị xử phạt 62,5 triệu đồng và tiêu hủy 2 tấn hàng mà đoàn thanh tra bắt được và Công y TNHH Chăn nuôi và Thủy sản Hoàng Khoa ở Cà Mau bị xử phạt 63 triệu, buộc chuyển đổi bột cá đang bán làm thức ăn chăn nuôi sang làm phân bón.

 

2 chất cấm tăng độ đạm mới trong chăn nuôi có thể gây sỏi, suy thận

2 chất cấm tăng độ đạm mới trong chăn nuôi có thể gây sỏi, suy thậnLực lượng thanh tra chuyên ngành đã phát hiện các loại chất cấm được sử dụng nhằm tăng độ đạm trong thức ăn chăn nuôi.  Ảnh:  K.L

 

Từ nguồn tin nào Thanh tra Bộ NNPTNT và các cơ quan chức năng đã phát hiện được các loại chất cấm này, thưa ông?

 

- Việc theo dõi này là do A86, Bộ Công an đã tổ chức trinh sát và theo tin báo của quần chúng nhân dân, chúng tôi đã theo dõi cả 1 năm nay với hai lần lấy mẫu để kiểm tra. Qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện đầu tiên là Cyanuric acide có trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Thanh tra Bộ có báo cáo gửi Bộ trưởng và Bộ trưởng yêu cầu làm gấp. Chúng tôi đã vào cuộc, lên phương án để kiểm tra, qua đó chúng tôi đã phát hiện được Công ty Thiên Khôn Phú TP.HCM đã kinh doanh và buôn bán sử dụng chất này.

 

Ngày 15.11.2017, chúng tôi kiểm tra đột xuất, phát hiện công ty này đang giao bán hơn 2 tấn bột dinh dưỡng cao đạm. Đồng thời chúng tôi kiểm tra kho của công ty ngay tại chỗ, đã phát hiện được và lấy mẫu. Các hàng hóa này đều không có nhãn mác. Khi chúng tôi yêu cầu xuất trình hồ sơ liên quan tới việc sản xuất thì họ xuất trình giấy phép kinh doanh, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, chưa có giấy điều kiện sản xuất của công ty, và các mặt hàng kinh doanh thì không rõ.

 

Chúng tôi đã lập biên bản và tạm thời giữ số hàng vi phạm, trong số bột dinh dưỡng cao đạm thì việc sử dụng lại các bao bì cũ không phải xuất phát từ nước ngoài, không nhập khẩu chính ngạch mà về sang chia tại Việt Nam. Có hai hướng: Một là nhập lậu, hai là ở bên hóa chất công nghiệp đưa sang.

 

Ông có thể cho biết rõ, những chất cấm đó nếu sử dụng sẽ ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe con người?

 

- Việc phát hiện này, chúng tôi thấy rất có ý nghĩa và theo các thông tin, tài liệu chúng tôi có được từ các chuyên gia của Cục Chăn nuôi cũng như của khoa chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM thì được biết,  Cyanuric acide, Dicyandiamide rất độc hại với sức khỏe con người. Các loại chất này có thể gây ra sỏi thận và suy thận, ảnh hưởng đến bàng quang. Việc một số DN rao bán chất này là không đúng, tuy nhiên hiện nay có một số DN vẫn rao bán nó trên mạng. Chúng ta cần xem xét và xử lý nghiêm đối với việc bán sai địa chỉ, sai mục đích sử dụng. Các chất này là dẫn xuất của melamine, đây là chất rất nguy hại.

 

Nếu độc hại như vậy, thì cần xử lý như thế nào với các DN vi phạm, thưa ông?

 

- Trước mắt, chúng ta cần xem xét nhanh để xử lý, ví dụ như chỉ định phòng kiểm nghiệm, đưa vào danh mục chất cấm và thông tin tuyên truyền đến người dân để người dân hiểu biết và cung cấp các thông tin. Đồng thời, chúng tôi được biết loại acide đó được sử dụng trong các việc xử lý nước ở các bể bơi, trong sản xuất sơn, các bệnh viện, hoặc thành phần của thuốc BVTV và nhiều chất khác chuyên sử dụng trong công nghiệp, mà sử dụng trong nông nghiệp là không được phép.

 

2 chất cấm tăng độ đạm mới trong chăn nuôi có thể gây sỏi, suy thận2 chất cấm tăng độ đạm mới trong chăn nuôi có thể gây sỏi, suy thậnĐoàn kiểm tra phát hiện nhiều hàng hóa, bao bì không có nhãn mác.  Ảnh: K.L

 

Theo kết quả của Công ty TNHH MTV CNC Hoàn Vũ, thì hàm lượng này rất đậm đặc. Thậm chí trong này không có bột cá, bột đạm nhưng đạm tổng số đạt tới 102%, cực kỳ cao. Tuy nhiên, hiện nay người ta sử dụng vào đây chỉ là đạm giả, nhưng số lượng không nhiều. Đặc biệt, chúng tôi còn phát hiện một trường hợp của Công ty Hoàng Khoa, đó là đưa bột đạm urea vào bột cám để tăng độ đạm. Điều này rất nguy hại với các động vật một túi và chỉ có tác dụng với 4 túi, tức là động vật nhai lại, ảnh hưởng, gây ngộ độc máu đối với vật nuôi, chất này cấm không được cho vào. Chúng tôi đã xử lý cấm với hai DN này.

 

Vậy tới đây, lực lượng thanh tra sẽ làm gì để ngăn chặn, tiến tới cấm sử dụng các loại chất này được không, thưa ông?

 

- Chúng tôi đang tham mưu cho Bộ và Bộ cũng đề nghị các cục, vụ, viện  có liên quan, ví dụ Viện Nông nghiệp, Cục Chăn nuôi, Viện Thú y, Vụ KHCN… có ý kiến và xem các tài liệu để xem có cho dùng hay không cho dùng, có đưa vào cấm hay không.

 

Chúng tôi nghĩ rằng đây là cơ sở khoa học để sớm đưa vào danh mục chất cấm để xử lý, đồng thời chúng tôi cũng yêu cầu sắp tới phải có chỉ đạo của Bộ NNPTNT để tăng cường thanh tra, kiểm tra đặc biệt đối với bột cá hay các sản phẩm thức ăn chăn nuôi xem có tồn dư, có mặt các chất này không để xử lý mạnh tay, để việc xử lý thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo an toàn.

 

Đây là một hành vi đáng lên án, nếu biết mà vẫn cố tình làm thì nên đưa các hành vi này vào những dấu hiệu vi phạm hình sự.

 

Theo tôi, trách nhiệm của cơ quan chức năng rất quan trọng. Đối với phòng thí nghiệm phải có sự tham khảo, trao đổi và có sự kiểm tra theo năng lực thật cao để làm hàng rào kỹ thuật phát hiện và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Hà Vũ - Hồng Liên
Nguồn: Báo Dân Việt

Thanh tra Bộ NNPTNT đã phát hiện một số DN nhập khẩu, kinh doanh chất Cyanuric acide, Dicyandiamide và Ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm” để đưa bổ sung vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho cá da trơn, gia súc, gia cầm nhằm nâng cao độ đạm. Tuy nhiên, việc nâng cao độ đạm này không có tác dụng về mặt dinh dưỡng (đạm giả), mặt khác gây tồn dư trên động vật và gây các bệnh về thận cho động vật và con người khi dùng sản phẩm có chất này.
Trước tình hình trên, Bộ NNPTNT đã yêu cầu Cục Chăn nuôi phối hợp với Tổng cục Thuỷ sản rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, đảm bảo không sử dụng các chất trên, thẩm định và chỉ định phòng kiểm nghiệm đối với chất Cyanuric acide, Dicyandiamide và Ammelide phục vụ cho việc phát hiện, xử lý vi phạm. Nghiên cứu đề xuất việc đưa các chất trên vào danh mực chất cấm sản xuất, kinh doanh trong thức ăn chăn nuôi nếu đủ cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.

Để lại comment của bạn

Họ tên: * Yêu cầu nhập
Email: * Yêu cầu nhập * Email sai định dạng
Bình luận: * Yêu cầu nhập
Gửi bình luận
Bài mới hơn
  • Chủ động ứng phó khi mất điện và nắng, nóng cho vật nuôi (6/14/2023 12:00:00 AM)
  • Hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi (11/12/2021 12:00:00 AM)
  • Trứng tươi từ trang trại tới bàn ăn (9/22/2021 12:00:00 AM)
  • Thông tin các dự án chế biến sản phẩm chăn nuôi được khởi công/khánh thành giai đoạn 2017-2020 (5/21/2021 12:00:00 AM)
Bài cùng chuyên mục
  • Chìa khóa vực dậy ngành chăn nuôi Việt Nam (12/25/2017 12:00:00 AM)
  • Đón “sóng” I 4.0 trong phát triển chăn nuôi (12/25/2017 12:00:00 AM)
  • Tất cả vì ngành thức ăn chăn nuôi “sạch” và bền vững (12/23/2017 12:00:00 AM)
  • Hà Nội: Làm gì để chăn nuôi thực sự bền vững, hiệu quả? (12/22/2017 12:00:00 AM)
Quảng cáo
  • qc3
  • vietstock
Tin mới
  • Vietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôiVietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôi
  • Vietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt NamVietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt Nam
  • Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock
  • Informa Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởngInforma Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởng
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – EcovetHội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – Ecovet
Liên kết website
  • VIỆN CHĂN NUÔI
  • CỤC CHĂN NUÔI
  • TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QG
  • HIỆP HỘI GIA SÚC LỚN VN
  • NHÀ CHĂN NUÔI
Video
  • Lý giải hiện tượng gà chết sau khi tiêm vacxin
  • Lo sợ giá lại giảm, người nuôi lợn dè dặt tái đàn
  • Kỹ thuật nuôi đà điểu: Cho ăn đúng cách để đà điểu lớn nhanh như thổi
  • Dùng tỏi trong chăn nuôi gà, cần lưu ý một số điều
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong chăn nuôi lợn rừng
  • Nuôi lợn bằng thuốc nam
  • Chăn nuôi lợn trong năm 2018: Chuyên gia khuyên gì?
  • Kinh nghiệm chăn nuôi dúi
  • Đổi đời nhờ nuôi gà tây thịt
  • Nuôi lợn rừng giữa cơn bão giá: Cuộc đời nở hoa hay bế tắc?
  • Lợn bị viêm đường hô hấp: Dùng thuốc nào để chữa?
  • Thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ghép nhiễm khuẩn kế phát ở bồ câu
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • "Hốt" tiền tỷ nhờ mô hình nuôi vịt trời
  • Đầu tư "chuồng nuôi khủng" nông hộ sẵn sàng nhập gà giống
  • Sai lầm nghiêm trọng làm chết rất nhiều gà
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Cái lò gạch cũ và giấc mơ làm giàu từ nuôi lợn nái ngoại
  • Phối giống cho lợn nái 2 lần/ngày có được không?
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Bỏ nghề lái xe, rẽ sang nuôi lợn: Thắng hay bại?
  • Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trời đúng tiêu chuẩn
  • Dùng rổ làm ổ đẻ cho gà: Rẻ mà chất
  • Công thức phối trộn thức ăn cho gà 5 ngày tuổi
  • Nuôi gà sạch: 1 vốn 4 lời
  • Người đam mê với lợn sạch
  • Kinh nghiệm chăn nuôi gia cầm thả vườn có kiểm soát tại nông hộ vùng cao
  • Dọn phân tự động cho chăn nuôi chim bồ câu
  • Mô hình nuôi dê thịt hiệu quả ở An Giang
  • Kỹ thuật nuôi bò cho nông hộ ở Thái Nguyên
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P2
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P1
  • Nuôi ếch bằng thức ăn thảo dược
  • Nuôi gà Móng có trong sách Đỏ thu lãi nửa tỷ đồng
  • Bí quyết nhập gà giống thành công và những điều không thể không nhớ
  • Trị bệnh tụ huyết trùng thể quá cấp tính cho gà
  • Lợn nái mang thai bị cảm nắng và nhiễm liên cầu khuẩn
  • Cách chăm sóc để gà đẻ nhiều trứng nhiều và to
  • “Ngất” với chuồng gà thông minh, tiện lợi nhất vịnh Bắc Bộ
  • Làm giàu từ giống ngan thương phẩm VCN/TP-VS7
  • Điều gì xảy ra khi nuôi vịt trên sàn nhựa?
  • Kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc heo nái thời kỳ nuôi con
  • Những lưu ý vàng trong chăn nuôi gà thả vườn - Lượng Huệ
  • Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
  • Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản Hiệu Quả Cao
Thống kê truy cập
  • HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

    • Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân
    • Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;
    • Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.
    • Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015

HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;

Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.

Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015