Chìa khóa vực dậy ngành chăn nuôi Việt Nam

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Chìa khóa vực dậy ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày đăng bài - 12/25/2017 12:00:00 AM
Chìa khóa vực dậy ngành chăn nuôi Việt Nam

Ngành chăn nuôi không còn cách nào khác là phải ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào chăn nuôi để nâng cao chất lượng giống, thức ăn, thiết kế chuồng trại đạt chuẩn, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam khẳng định.

 

Chìa khóa vực dậy ngành chăn nuôi Việt NamNgành chăn nuôi đang thua lỗ nặng. Ảnh trang trại Thái Dương bằng công nghệ Lysaght Agrished

 

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Quốc hội, ngành chăn nuôi đang thua lỗ nặng, trong 14 tháng qua, hầu như chúng ta không xuất khẩu bất cứ kg thịt lợn nào sang các nước. Thịt lợn giá 28-34 ngàn/kg mới là hòa vốn thôi, trong CP Thái Lan sản xuất ở Việt Nam giá thành 28 ngàn/kg.

 

Ngành chăn nuôi không còn cách nào khác là phải ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào chăn nuôi để nâng cao chất lượng giống, thức ăn, thiết kế chuồng trại đạt chuẩn, ông Vang khẳng định. 

 

Người tiêu dùng quay lưng do an toàn thực phẩm

 

Ngành chăn nuôi lợn tăng trưởng rất nhanh từ năm 2010 trở lại đây, đến cuối năm 2016 tổng đàn lợn thường xuyên Việt Nam lên tới 29 triệu con. 

 

Chìa khóa vực dậy ngành chăn nuôi Việt NamChủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Đăng Vang

 

Nghịch lý lớn nhất hiện nay là giá thành quá cao so với giá thành trung bình của thị trường thế giới là 26.000 đồng/kg thịt lợn hơi, nhưng chất lượng thấp hơn rất nhiều, không bảo đảm an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn xuất khẩu, dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc an thần trong thịt lợn ám ảnh người tiêu dùng, gây nên tâm lý sợ hãi, hoang mang.

 

Năm 2017, ngành chăn nuôi lợn đứng trước thách thức cung vượt cầu, giá bán ra rất rẻ, thậm chí không thể bán được, nguyên nhân là do phát triển chăn nuôi quá nhanh, thiếu kiểm soát, không thể tiêu thụ hết tại thị trường nội địa trong khi thị trường Trung Quốc không nhập thịt lợn từ Việt Nam.

 

Phân tích những lực cản đã khiến ngành chăn nuôi lợn tụt dốc, ông Nguyễn Văn Lý, Trưởng phòng khoa học - Vụ Khoa học và công nghệ phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ NN&PTNT) cho biết, ngành chăn nuôi cũng không đứng ngoài việc phải tham gia và bị chi phối bởi sự điều tiết của thị trường, việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong thị trường còn lúng túng.

 

Chất lượng của một số vật nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu. Tổ chức chăn nuôi còn còn rời rạc, giá thành chăn nuôi cao, không có khả năng cạnh tranh, có những giai đoạn người chăn nuôi thua lỗ do giá cả thị trường trong và ngoài nước xuống thấp, người chăn nuôi trong nước mất phương hướng, chịu thua lỗ.

 

Trong khi đó, chính sách tác động đến ngành chăn nuôi còn ít, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của hoạt động sản xuất.

 

Thịt lợn trong nước còn phải cạnh tranh với hàng loạt thực phẩm nhập khẩu từ các nước như Úc, Mỹ, Brazil.

 

Giá bán lẻ của chúng ta cao hơn tới 100% so với các nước xuất khẩu thịt này, nhưng người chăn nuôi vẫn bị thua lỗ, nguyên nhân là chi phí chăn nuôi còn rất cao.

 

Đưa sức mạnh công nghệ vào chuỗi chăn nuôi là giải pháp sống còn

 

Ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương - SJS nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng nhất cần đầu tư để tạo sự thay đổi là phải đưa sức mạnh công nghệ vào chuỗi con giống, thức ăn và chuồng trại.

 

Theo ông Thành, Trung Quốc và một số nước châu Á khác đang nhập khẩu thịt lợn rất lớn từ Mỹ và Brazil. Nếu Việt Nam thực hiện tốt các hạng mục sau đây, chắc chắn sẽ có cơ hội xuất khẩu rất lớn thịt lợn sang các nước này, thậm chí, có thể đạt 10 tỷ USD hàng năm.

 

Sản xuất giống tốt bằng sử dụng công nghệ cao trong chăn nuôi để tăng năng suất và hạ giá thành xuống dưới 26.000 đ/kg lợn hơi thì sẽ cạnh tranh được về giá với tất cả các nước.

 

Sử dụng thức ăn sinh học để thay thế tất cả kháng sinh và các chất cấm để có được thực phẩm an toàn và sạch để người tiêu dùng ngay tại thị trường nội địa đón nhận và đủ chất lượng hướng đến xuất khẩu.

 

Đầu tư và hiện đại hoá công nghệ chế biến là một mắt xích tạo ra thực phẩm sạch. Nhà nước xây dựng chính sách và đặt mục tiêu xuất khẩu, hỗ trơ vốn vay với lãi suất thấp để đầu tư công nghệ cao trong chăn nuôi.

 

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Quốc hội, nhấn mạnh, bằng công nghệ cao, sẽ bảo đảm nâng cao chất lượng giống, năng suất lợn nái nếu đạt 30 con/1 nái mới giảm 50 - 70% giá thành.

 

Lấy ví dụ về Công ty Thái Dương, ông Vang cho biết, năng suất 28 con heo sữa/1 nái, giá thành rất tốt. Nếu giảm chi phí thức ăn bằng giảm chi phí trung gian, vận chuyển, bao bì, sử dụng protein nấm men như Thái Dương, sẽ tạo lực đẩy mới cho chăn nuôi lợn.

 

Nhà nước phải hỗ trợ trại chăn nuôi về nguồn giá rẻ, nguồn đất đai, chuyển giao công nghệ tốt hơn. Gắn chế biến với chăn nuôi, phân phối sản phẩm. Sản phẩm cao nấm men do Thái Dương nghiên cứu có tiềm năng xuất khẩu, lợn giống tăng giá trị huyết thống, công nghệ đang áp dụng ngang tầm thế giới là mô hình hiện đại cần nhân rộng, để thực hiện mơ ước cạnh tranh với thế giới.

 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Lý cho biết, Thái Dương là 1 trong 5 phần nghìn doanh nghiệp chăn nuôi có khả năng nghiên cứu khoa học. Dự án cao nấm men bắt đầu năm 2016, kết thúc 2018, Nhà nước đầu tư một phần nhỏ thôi. Nghiên cứu sản xuất thức ăn lỏng mới qua 1 năm ra sản phẩm rồi, rất triển vọng.

 

Thái Dương nghiên cứu con giống, nhập các nguồn giống tốt từ Đan Mạch, lai tạo các loại giống quý, trao đổi nguồn gen tốt nhất, tránh cận huyết. Hàng năm Bộ NN&PTNT hỗ trợ một phần kinh phí để nhập giống.

 

Qua đánh giá kiểm tra, nhận thấy Thái Dương đã đầu tư chăn nuôi lợn bài bản từ nhập giống, đáp ứng mục tiêu của bộ, thức ăn lỏng lên men góp phần dinh dưỡng ptotein, có thể thay thế kháng sinh, giảm ảnh hưởng môi trường.

 

GS. Đặng Vũ Bình, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đã được Thái Dương đưa vào chăn nuôi đúng hướng, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này.

 

Chìa khóa vực dậy ngành chăn nuôi Việt NamGS. Đặng Vũ Bình

 

GS. Đặng Vũ Bình chia sẻ, trong những năm qua, Công ty Thái Dương đã nhập giống thuần từ các nước, tạo đàn bằng 4 nhóm huyết thống, 50 nái hạt nhân, chọn giống bằng phần mềm hết.

 

Để áp dụng tất cả công nghệ trên, cần một tư duy mới về đầu tư cho chuồng trại. Nhiều nhà đầu tư đang xem nông nghiệp là lĩnh vực đầy triển vọng, tuy nhiên cách đầu tư trang trại còn khá nhiều bất cập và ngộ nhận, không đạt được hiệu suất tối ưu, có thể gây rủi ro và thất thoát cao.

 

Theo đánh giá chung, phần lớn nhà đầu tư chưa tiếp cận trọn vẹn quy trình xây dựng trang trại chuyên nghiệp. Thiếu tính toán tổng thể về giải pháp và đầu tư đồng bộ về vật liệu. Vì thế tốn rất nhiều chi phí bảo trì, tuổi thọ của hầu hết trang trại chỉ đạt từ 2 đến 3 năm.

 

Nhược điểm đầu tiên của trang trại kiểu cũ là không tính toán tổng thể và thiết kế đồng bộ, tốn nhiều nhân công, thất thoát năng lượng, nguyên liệu còn là môi trường dễ phát sinh dịch bệnh và khó để ứng phó hiệu quả. 

 

Nhược điểm đáng quan tâm nữa là tính ổn định, khả năng chống chọi với khí thải, chất thải trong môi trường canh tác và thử thách, biến động của môi trường tự nhiên.

 

Sau nhiều thất thoát, hiện nay, giới đầu tư nông nghiệp đang tìm hướng phát triển trang trại theo cách mới. Sự hiện diện của một số đơn vị chuyên nghiệp về giải pháp chuồng trại công nghệ cao như Lysaght Agrished, có khả năng tạo nên môi trường lý tưởng, an toàn cho vật nuôi - cây trồng, giúp tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, giúp ổn định, bền vững trước thách thức của thời tiết và sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

 

Ông Phùng Quốc Điền, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Lysaght – nhãn hiệu Lysaght Agrished, cho biết: 4 ưu điểm quan trọng nhất mà chuồng trại công nghệ cao Lysaght Agrished là hạn chế nguy cơ dịch bệnh, loại trừ nguy cơ tốc mái - ngã đổ, giảm thiểu chi phí vận hành - bảo trì, nâng cao chất lượng và năng suất nuôi trồng.

 

BlueScope có mặt ở Việt Nam năm 1993, có giải pháp cho công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, trong đó nông nghiệp chiếm khoảng 23% trong kinh doanh.

 

Chìa khóa vực dậy ngành chăn nuôi Việt NamÔng Phùng Quốc Điền, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Lysaght

 

Chăn nuôi truyền thống chuồng trại thô sơ, công nghệ lạc hậu, môi trường nuôi không ổn định, ít chú trọng chất lượng con giống và thức ăn.

 

Trong khi đó, chăn nuôi công nghệ cao phải giải quyết năng suất trong cạnh tranh, kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả đầu tư và bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường tốt nhất cho vật nuôi về nhiệt độ, sự thông thoáng và môi trường.

 

Giải pháp của Lysaght Agrished với ưu thế chống oxy hóa, chống tốc độ ăn mòn rất cao, độ bền bảo vệ cho thép kết cấu tăng rất nhiều lần. Môi trường ngoài trời cần chất liệu mạ hợp kim bọc kẽm để bảo vệ chuồng trại. Bên ngoài nhiệt độ cao hay thấp thì bên trong cũng phải giữ nhiệt độ 27 độ C. Ánh sáng là điều kiện khá khó khăn khi nhiệt độ bên trong thấp, với cách thiết kế hợp lý, ánh sáng truyền qua hệ mái và hệ trần bảo đảm không xài đến năng lượng điện.

 

An toàn cho công trình theo tiêu chuẩn quốc tế, mọi hoạt động trong trang trại đều được điều khiển tự động, từ trung tâm máy có thể dùng dữ liệu kiểm tra thực tế qua tải trọng gió. Khu vực phía Bắc mùa bão gây rủi ro tốc mái, phải có giải pháp bảo vệ chuồng trại. Công trình bền vững trên 20 năm đầu tư, tiết kiệm năng lượng.

 

Kim Yến
Nguồn: Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập