Bài toán “đếm cua trong lỗ” của người nông dân cũng chào thua nếu giá thức ăn chăn nuôi biến động

Bài toán “đếm cua trong lỗ” của người nông dân cũng chào thua nếu giá thức ăn chăn nuôi biến động

 
Logo bannerLogo banner
 
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Tổng Quan Ngành
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Ban Chấp Hành
    • Ban Thường Vụ
  • NGÀNH CHĂN NUÔI
    • Tin tức Chăn nuôi
    • Chăn Nuôi Lợn
    • Chăn Nuôi Gia Súc
    • Chăn Nuôi Gia Cầm
  • THƯ VIỆN VĂN BẢN
    • Quốc Hội và Chính Phủ
    • Bộ NN và PTNT
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Các Cơ Quan Khác
  • TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI
  • TƯ LIỆU
    • Ngành Chăn Nuôi
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
  • LIÊN HỆ
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • Thức ăn chăn nuôi
  • Giống vật nuôi
  • Xuất nhập khẩu
  • Cơ sở chăn nuôi
  • Thú y và ATTP
  • Tiêu - Quy chuẩn KT
  • Các văn bản khác
Quảng cáo
    1156
Bài toán “đếm cua trong lỗ” của người nông dân cũng chào thua nếu giá thức ăn chăn nuôi biến động
Ngày đăng bài - 8/2/2018 12:00:00 AM
Bài toán “đếm cua trong lỗ” của người nông dân cũng chào thua nếu giá thức ăn chăn nuôi biến động

Đây chẳng qua là bài toán “đếm cua trong lỗ”; chứ nếu 3-4 năm chỉ dính 1 lần dịch bệnh thôi, hoặc giá thức ăn nhập khẩu biến động thì công sức của người chăn nuôi cũng... trôi đi, chẳng được tính.

 

Bài toán “đếm cua trong lỗ” của người nông dân cũng chào thua nếu giá thức ăn chăn nuôi biến độngHình ảnh minh họa

 


Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, nước ta đứng thứ 7 trong tổng số 20 quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) lớn nhất thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, nhiều năm qua chúng ta vẫn chi hàng tỷ USD nhập khẩu TACN. Thống kê cho thấy, năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 3,39 tỷ USD TACN và nguyên liệu, năm 2017 nhập 3,75 tỷ USD; trong 6 tháng đầu năm 2018 nhập 1,98 tỷ USD, dự báo cả năm nhập trên 4,2 tỷ USD.

 

Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chủ yếu là ngô, đậu tương và lúa mì. Ngoài lúa mỳ là thứ không trồng được, còn lại ngô và đậu tương trong nước đã trồng được nhưng vẫn phải nhập với khối lượng lớn. Cụ thể, ngô 6 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu trên 4,89 triệu tấn, trị giá 985,12 triệu USD. Theo đánh giá, hiện ngô trồng trong nước mới đáp ứng nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi khoảng 40%. Theo tính toán của Hộ Chăn nuôi Việt Nam, năm 2018 chúng ta sẽ nhập khẩu khoảng 7 triệu tấn ngô, trong nước cung ứng khoảng 5 triệu tấn. Nhưng hết 6 tháng đầu năm, ta đã nhập 70% kế hoạch cả năm (4,89 triệu tấn/7 triệu tấn), điều đó có nghĩa là ngô trong nước chưa đủ khả năng đáp ứng 40% nhu cầu như đã tính toán.

 

Một nguyên liệu khác chúng ta trồng được là đậu tương. 6 tháng đầu năm 2018 nhập gần 900 ngàn tấn, trị giá 365,53 triệu USD, tức giá trên 1 tấn khoảng 437 USD, cao hơn 2 lần so với ngô nhập khẩu (201,5 USD/tấn), thì nguồn cung nội địa gần như không đáng kể.

 

Vậy tại sao chúng ta không đẩy mạnh trồng ngô, đậu tương thay thế hàng nhập khẩu, trong khi lượng nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục từ nhiều năm nay? Trước đây, năm 2015 Cục Chăn nuôi và Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) từng đưa ra chủ trương kiến nghị cho giảm bớt xuất khẩu gạo để chuyển sang làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhưng đề xuất đó bị các hiệp hội và doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phản đối vì dùng gạo thay ngô không kinh tế, làm tăng giá thành sản xuất, đơn giản là gạo đắt hơn ngô hơn 2 lần.

 

Lý do mà ta rất khó tập trung trồng ngô, đậu tương là vì sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu. Trong khi đó các quốc gia khác đã công nghiệp hóa nông nghiệp nên họ cho ra sản lượng lớn, giá thành thấp, Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được. Năng suất ngô nước ta thấp, bằng khoảng 80% năng suất trung bình của thế giới, giá thành sản xuất lại cao, từ 4.200 – 4.300 đồng/kg, và người nông dân phải bán được giá 5.000 đồng trở lên mới có lãi. Trong khi ngô hạt nhập từ Mỹ, Argentina về đến cảng của Việt Nam hiện đang được chào bán với giá 4.600 đồng/kg (6 tháng đầu năm 2018 giá nhập khẩu ngô 201,5 USD/tấn, khoảng 4.600 đồng/kg).

 

Theo tính toán của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, chúng ta chỉ tự túc được khoảng 40% nguyên liệu chế biến thức ăn công nghiệp. Hiện nay, toàn bộ ngô nhập về dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi; đậu nành hạt nhập về để ép lấy dầu, còn 80% bã dùng cho chăn nuôi. Việt Nam chỉ chủ động được nguồn cám gạo, khoai mì. Ðây là nguyên nhân khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi thức ăn chăn nuôi chiếm tới 60% chi phí sản xuất và giá thành.

 

Hiện nay, giá thịt lợn hơi (ngày 2/8/2018) bình quân 54-55 ngàn đồng/kg, người nông dân đang có lãi. Nhưng nếu tính đủ cả sức lao động thì gần như không có lãi. Cụ thể, người nuôi phải bỏ ra các chi phí sau: (1). 20 kg lợn giống x 95.000 đồng/kg = 1.900.000 đồng; (2) 320 kg thức ăn chăn nuôi x 8.000 đồng/kg = 2.880.000 đồng (cứ 4 kg thức ăn cho 1 kg thịt, lợn xuất chuồng 100 kg – 20 kg (lợn giống) =80 kg; lấy 80 kg thịt hơi này nhân 4 kg thức ăn = 320 kg thức ăn chăn nuôi). 

 

Cộng khoản (1) và (2) = 4.780.000 đồng. Bán lợn xuất chuồng 100 kg x 55.000đ/kg= 5.500.000 đồng, trừ con giống và thức ăn, người nông dân lãi gộp 720.000 đồng. Nếu trừ thêm các chi phí như rau, điện nước, thú y và chia đều cho 4 tháng (chu kỳ nuôi từ 20 kg lên 100 kg) thì người nông dân phải nuôi từ 5 con trở lên mới cho lãi khoảng 100 ngàn đồng/tháng. 100 ngàn đồng này thức chất là sức lao động chứ không phải lợi nhuận. Mặc dù vậy, đây chẳng qua là bài toán “đếm cua trong lỗ”; chứ nếu 3-4 năm chỉ dính 1 lần dịch bệnh thôi thì sức người cũng... trôi đi, chẳng còn đồng nào.

 

Bởi thế, dù giá lợn trong nước tiếp tục tăng nhưng hầu hết người chăn nuôi vẫn chưa dám tái đàn vì còn lo ngại giá có thể rớt và thức ăn chăn nuôi có thể tăng bất cứ lúc nào. Sự thực thì giá ngô nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay đã tăng so với cùng kỳ năm trước.

 

Đậu Dũng
Nguồn: TCCT

Để lại comment của bạn

Họ tên: * Yêu cầu nhập
Email: * Yêu cầu nhập * Email sai định dạng
Bình luận: * Yêu cầu nhập
Gửi bình luận
Bài mới hơn
  • Vietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôi (6/23/2025 12:00:00 AM)
  • Vietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt Nam (6/23/2025 12:00:00 AM)
  • Informa Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởng (6/4/2025 12:00:00 AM)
  • Sự cấp thiết trong việc sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (5/14/2025 12:00:00 AM)
Bài cùng chuyên mục
  • Masan Group nằm trong top 50 Công ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam 2018 (8/2/2018 12:00:00 AM)
  • Nhọc nhằn “săn” giấy phép xuất khẩu thịt lợn (7/31/2018 12:00:00 AM)
  • Nhìn lại tình hình chăn nuôi tháng 7/2018 (7/30/2018 12:00:00 AM)
  • Nên cấm nhập sản phẩm chăn nuôi thải loại (7/27/2018 12:00:00 AM)
Quảng cáo
  • qc3
  • vietstock
Tin mới
  • Vietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôiVietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôi
  • Vietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt NamVietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt Nam
  • Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock
  • Informa Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởngInforma Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởng
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – EcovetHội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – Ecovet
Liên kết website
  • VIỆN CHĂN NUÔI
  • CỤC CHĂN NUÔI
  • TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QG
  • HIỆP HỘI GIA SÚC LỚN VN
  • NHÀ CHĂN NUÔI
Video
  • Lý giải hiện tượng gà chết sau khi tiêm vacxin
  • Lo sợ giá lại giảm, người nuôi lợn dè dặt tái đàn
  • Kỹ thuật nuôi đà điểu: Cho ăn đúng cách để đà điểu lớn nhanh như thổi
  • Dùng tỏi trong chăn nuôi gà, cần lưu ý một số điều
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong chăn nuôi lợn rừng
  • Nuôi lợn bằng thuốc nam
  • Chăn nuôi lợn trong năm 2018: Chuyên gia khuyên gì?
  • Kinh nghiệm chăn nuôi dúi
  • Đổi đời nhờ nuôi gà tây thịt
  • Nuôi lợn rừng giữa cơn bão giá: Cuộc đời nở hoa hay bế tắc?
  • Lợn bị viêm đường hô hấp: Dùng thuốc nào để chữa?
  • Thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ghép nhiễm khuẩn kế phát ở bồ câu
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • "Hốt" tiền tỷ nhờ mô hình nuôi vịt trời
  • Đầu tư "chuồng nuôi khủng" nông hộ sẵn sàng nhập gà giống
  • Sai lầm nghiêm trọng làm chết rất nhiều gà
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Cái lò gạch cũ và giấc mơ làm giàu từ nuôi lợn nái ngoại
  • Phối giống cho lợn nái 2 lần/ngày có được không?
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Bỏ nghề lái xe, rẽ sang nuôi lợn: Thắng hay bại?
  • Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trời đúng tiêu chuẩn
  • Dùng rổ làm ổ đẻ cho gà: Rẻ mà chất
  • Công thức phối trộn thức ăn cho gà 5 ngày tuổi
  • Nuôi gà sạch: 1 vốn 4 lời
  • Người đam mê với lợn sạch
  • Kinh nghiệm chăn nuôi gia cầm thả vườn có kiểm soát tại nông hộ vùng cao
  • Dọn phân tự động cho chăn nuôi chim bồ câu
  • Mô hình nuôi dê thịt hiệu quả ở An Giang
  • Kỹ thuật nuôi bò cho nông hộ ở Thái Nguyên
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P2
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P1
  • Nuôi ếch bằng thức ăn thảo dược
  • Nuôi gà Móng có trong sách Đỏ thu lãi nửa tỷ đồng
  • Bí quyết nhập gà giống thành công và những điều không thể không nhớ
  • Trị bệnh tụ huyết trùng thể quá cấp tính cho gà
  • Lợn nái mang thai bị cảm nắng và nhiễm liên cầu khuẩn
  • Cách chăm sóc để gà đẻ nhiều trứng nhiều và to
  • “Ngất” với chuồng gà thông minh, tiện lợi nhất vịnh Bắc Bộ
  • Làm giàu từ giống ngan thương phẩm VCN/TP-VS7
  • Điều gì xảy ra khi nuôi vịt trên sàn nhựa?
  • Kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc heo nái thời kỳ nuôi con
  • Những lưu ý vàng trong chăn nuôi gà thả vườn - Lượng Huệ
  • Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
  • Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản Hiệu Quả Cao
Thống kê truy cập
  • HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

    • Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân
    • Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;
    • Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.
    • Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015

HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;

Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.

Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015