Chất lượng tinh dịch của lợn đực Landrace, Yorkshire và Pidu nuôi tại Công ty Cổ phần giống chăn nuô

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Chất lượng tinh dịch của lợn đực Landrace, Yorkshire và Pidu nuôi tại Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình
Ngày đăng bài - 11/24/2020 12:00:00 AM
Chất lượng tinh dịch của lợn đực Landrace, Yorkshire và Pidu nuôi tại Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình

TÓM TẮT


Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá chất lượng tinh dịch của đàn lợn đực giống Landrace, Yorkshrie và PiDu nuôi tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của lợn đực nuôi tại đây đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

 

Thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng và chỉ tiêu VAC ở đực Landrace đạt tương ứng 255,34±0,72 ml/lần; 289,73±0,79 triệu/ml và 59,18±0,20 tỷ/lần, cao hơn rõ rệt so với Yorkshire (245,93±0,91 ml/ lần; 284,21±0,80 triệu/ml và 55,87±0,20 tỷ/lần) và PiDu (226,21±1,09 ml/lần; 283,24±1,20 triệu/ml và 51,45±0,32 tỷ/lần). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở Landrace cũng đạt 6,01±0,08%, thấp hơn rõ rệt so với Yorkshire (6,35±0,07%) và PiDu (6,67±0,11%) với P˂0,05. Không có sự sai khác có ý nghĩa về hoạt lực tinh trùng và pH tinh dịch giữa các nhóm đực giống (P˃0,05).

Ảnh minh họa


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn nói riêng đã dần trở thành ngành trọng yếu trong nền sản xuất của nước ta. Hàng năm, chăn nuôi lợn cung cấp 70-72%


tổng sản lượng thịt tiêu thụ trong cả nước. Bình quân hàng năm mỗi người dân sử dụng 17-18kg thịt lợn. Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/ QĐ-TTg ngày 16/01/2008, với mục tiêu đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, với đàn lợn tăng bình quân 2%/năm, đạt 35 triệu con, trong đó lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp đạt 37%.

 

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, từ trước đến nay đã nổi tiếng với việc thâm canh cây lúa nước và chăn nuôi lợn. Trong những năm qua, Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Theo quyết định số 3312/QĐ- UBND ngày 29/12/2015 về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020 mục tiêu phấn đấu tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông, lâm, thủy sản đạt 31%; chủ trương, định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh Thái Bình là tăng tỷ lệ lợn nái lai và lợn nái ngoại lên 75% tổng đàn vào năm 2020. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Bìnhđã chú trọng áp dụng và phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vào sản xuất chăn nuôi.

 

Do đó, số lượng đầu lợn của tỉnh tăng qua các năm, chất lượng thịt tốt hơn, tăng khối lượng nhanh hơn, sức chịu đựng bệnh tật cũng tăng… Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng tinh dịch của lợn đực Landrace (L), Yorkshire (Y) và PiDu nuôi tại Công ty Cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình.

 

KẾT LUẬN

 

Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của lợn đực giống L, Y và PiDu nuôi tại Công ty cổphần giống Chăn nuôi Thái Bình đều đạt tiêu chuẩn theo quyết định số 67/2002/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT. Lợn L có thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng, chỉ tiêu tổng hợp VAC và sức kháng tinh trùng cao hơn so với Y và PiDu. Thể tích tinh dịch và VAC ở Y cao hơn so với PiDu (P˂0,05). Không có sự sai khác về nồng độ tinh trùng giữa Y và PiDu; ba giống có hoạt lực tinh trùng và pH tinh dịch tương đương nhau (P˃0,05).


Đặng Thái Hải1*, Đinh Thị Yên1, Cù Thị Thiên Thu1 và Bùi Huy Doanh1

1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
*Tác giả liên hệ: PGS.TS. Đặng Thái Hải, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. ĐT: 0912795176. Email: dthai@
vnua.edu.vn

Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 9.2020

http://hoichannuoi.vn/tap-chi-khkt-chan-nuoi-so-thang-92020.html

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập