Chủ động phòng bệnh LMLM trên gia súc dịp Tết và mùa lễ hội

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Chủ động phòng bệnh LMLM trên gia súc dịp Tết và mùa lễ hội
Ngày đăng bài - 1/31/2018 12:00:00 AM
Chủ động phòng bệnh LMLM trên gia súc dịp Tết và mùa lễ hội

Để chủ động phòng chống bệnh Lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc, nhất là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, người chăn nuôi cần biết về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh.

 

Trong những ngày vừa qua, thời tiết ở miền Bắc đang có những diễn biến bất thường, mưa rét kéo dài, thậm chí có nhiều đợt rét đậm rét hại, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ đàn gia súc. Đây cũng là điều kiện lý tưởng cho các loại mầm bệnh phát sinh, trong đó có bệnh lở mổm long móng gia súc (LMLM). 

 

Theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, bệnh rất dễ xảy ra lẻ tẻ ở các địa phương, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, bệnh có thể phát sinh thành dịch. Bên cạnh đó, tình trạng vận chuyển, mua bán, giết mổ các loài động vật chưa qua sơ chế, chế biến ở một số nơi thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền, nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc gia cầm trong đó có bệnh Lở mổ mong mong là rất cao. Bệnh xảy ra sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, ảnh hưởng lưu thông vận chuyển và an sinh xã hội. 

 

Chủ động phòng bệnh LMLM trên gia súc dịp Tết và mùa lễ hộiTiêm phòng bệnh LMLM cho bò tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội

 

Để chủ động phòng chống bệnh LMLM trên đàn gia súc nhất là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, người chăn nuôi cần biết về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh như sau: 

 

Đặc điểm bệnh

 

Bệnh LMLM do virrus gây ra nên thường lây lan nhanh và rộng, loài mắc bệnh chủ yếu là trâu, bò, lợn, cừu. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường phát vào mùa lạnh, mưa phùn ẩm ướt, khi thời tiết thay đổi đột ngột nhất là trong dịp trước, trong, sau tết Nguyên đán và mùa Lễ hội thời tiết thường se lạnh kéo theo mưa phùn gió bấc, gió mùa đông bắc. Bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế, hiện nay bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ áp dụng biện pháp phòng là chủ yếu. Đường lây truyền chủ yếu qua các chất chứa mầm bệnh như rãi, đờm, nước bọt, hơi thở, lây qua đường không khí, gió, thức ăn, nước uống. Do tiếp xúc trực tiếp giữa con khoẻ và con ốm, lây qua vật chủ trung gian như các đồ vật sử dụng trong chăn nuôi.

 

Triệu chứng bệnh

 

Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 7 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh. Bắt đầu thấy con vật ủ rũ, lông dựng, kém ăn. Sốt 40 – 410C, gương mũi khô, dần xuất hiện các mụn nước ở miệng (trên lưỡi, lợi, môi, chân răng…), ở chân (kẽ móng, nơi tiếp giáp giữa móng sừng và da, bướu gót chân..), ở núm vú (thường ở gia súc đang nuôi con…). Mới đầu mụn nước nhỏ, sau nhanh chóng to ra và nổi lên màu trắng dần dần to ra rồi vỡ. Chảy dịch màu vàng rơm, để lại vết loét màu đỏ. Con vật bị tổn thương có biểu hiện đau mồm không ăn được, miệng chảy nhiều nước dãi trắng như bọt xà phòng; thấy rõ nhất là ở trâu bò; con vật đau chân đứng không yên, đổi chân liên tục, nhắc lên rồi hạ xuống; Loét núm vú (ở trâu bò cái, lợn nái), vết loét có thể bị nhiễm trùng, con vật có thể bị long móng, trường hợp nặng không được phòng, trị kịp thơi con vật có thể bị chết (nhất là ở bê), ở lợn con vật bị trụt hẳn móng.

 

Thiệt hại do bệnh gây ra là rất lớn, cụ thể bệnh nhanh chóng trở thành dịch sẽ tốn kém trong công tác chống dịch. Ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ thịt, sữa ở gia súc, tăng chi phí cho phòng và điều trị bệnh, môi trường chuồng nuôi luôn bị ô nhiễm. Đặc biệt, ảnh hướng lớn đến việc vận chuyển, lưu thông, giết mổ động vật khi phải công bố dịch; 

 

Các biện pháp chủ động phòng bệnh

 

Chủ động tiêm phòng vác xin LMLM theo hướng dẫn của cơ quan thú y, đây là biện pháp bắt buộc để tạo miễn dịch chủ động cho con vật, việc tiêm phòng phải đảm bảo tính định kỳ. Lưu ý, chỉ tiêm phòng khi gia súc khỏe không có biểu hiện bệnh, trường hợp con vật có triệu chứng không bình thường thi chưa nên tiêm. Tiếp đến là vệ sinh cơ giới là biện pháp chủ động có hiệu quả nhất, vừa đơn giản đỡ tốn kém, vừa có hiệu quả, cụ thể là đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, thoáng, sạch. Hàng ngày, vệ sinh cơ giới khơi thông công rãnh, không để nước tù, nước đọng, sau khi vệ sinh cơ giới định kỳ phun thuốc sát trùng tốt nhất khoảng hai tuần phun một lần. Một số loại thuốc sát trùng hiện nay có tác dụng tốt và cho phép phun khi trong chuồng đang có gia súc (như Halamit, Haniodin, Vikol ...). Nên phun phòng trên diện rộng để có tác dụng phòng bệnh tốt, định kỳ đổi thuốc sát trùng để tránh nhờn thuốc. 

 

Bệnh LMLM do virut gây ra, nên hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy chỉ áp dụng biện pháp phòng là chủ yếu. Trường hợp con vật bị bệnh cần cho cách ly ngay để áp dụng đồng thời biện pháp phòng, trị (chỉ là chữa triệu chứng). Đối với trâu bò phải dừng ngay việc chăn thả để tránh lây nhiễm sang gia súc ở vùng xung quanh. Nhốt trâu bò ra nơi riêng biệt để có biện pháp điều trị, công tác hộ lý là quan trọng nhất, cho con vật ăn thức ăn mềm, ngon, sử dụng các loại thuốc bổ trợ nâng cao sức đề kháng cho con vật; 

 

Trường hợp trâu bò có vết loét ở miệng, ở móng, xử lý mụn loét bằng các loại lá chát, lá chua như quả chanh, quả khế để bôi hoặc có thể dùng là nhọ nồi ép lấy nước để bôi vào vết loét, bã cho con vật ăn. Có thể dùng kháng sinh bôi vết thương (như Hampiseptoi, gentacostrim….). Trường hợp thấy con vật có triệu chứng sốt cao dùng kháng sinh tiêm để chống kế phát. Đối với bò sữa cần vắt sữa riêng không để chung với các con khác, kể cả để riêng các loại dụng cụ, khăn vắt sữa. Với lợn, khi gia súc mắc bệnh cần nhốt riêng nơi khô ráo, với lợn khi mắc bệnh có biểu hiện ở móng thì rất dễ trụt móng làm cho lợn què vì vậy đưa con vật lên chỗ khô cao ráo để có biện pháp xử lý. Với số lượng lợn ít, lợn con tốt nhất áp dụng biện pháp tiêu hủy, không nên giữ điều trị. Với lợn nái cần áp dụng các biện pháp phòng trị tích cực giữa hộ lý và dùng thuốc. 

 

Về vận chuyển gia súc, trong dịp tết Nguyên Đán và mùa lễ hội sẽ có lưu lượng vận chuyển tăng mạnh, cần chú ý kiểm tra không nên nhập gia súc ở vùng có dịch. Kiểm tra con vật nếu có biểu hiện triệu chứng bệnh LMLM tuyệt đối không được vận chuyển, báo ngay cán bộ thú y để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đồng thời, thực hiện tốt kế hoạch tổng tẩy uế môi trường do địa phương phát động để chủ động phòng bệnh lở mồm long móng./.  

 

Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng - Chi cục Thú y Hà Nội 
Nguồn: nhachannuoi.vn

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập