Gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, thiên tai, mức hỗ trợ ra sao?

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, thiên tai, mức hỗ trợ ra sao?
Ngày đăng bài - 2/19/2019 12:00:00 AM
Gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, thiên tai, mức hỗ trợ ra sao?

Kính thưa Ban biên tập Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, nếu đàn gia súc, gia cầm của gia đình tôi thiệt hại do phải tiêu hủy bắt buộc vì mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy thì mức hỗ trợ cụ thể ra sao; còn mức hỗ trợ đối với gia súc, gia cầm thiệt hại khi gặp thiên tai như thế nào? Xin quý Tạp chí cho biết cụ thể.

 

Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam trả lời:

 

Kính thưa quý độc giả, theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất Nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh của Chính phủ, thì:

 

Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm thiệt hại do dịch bệnh:

 

Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau:

 

Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn;

 

Hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai;

 

Hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

 

Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định;

 

Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn khi phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy

 

Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm thiệt hại do thiên tai:

 

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 – 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 – 35.000 đồng/con;

 

Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 – 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 – 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;

 

Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 – 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 – 10.000.000 đồng/con;

 

Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 – 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 – 6.000.000 đồng/con;

 

Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 – 2.500.000 đồng/con.

 

Trình tự, thủ tục hỗ trợ như sau:

 

1. Trình tự và cách thức thực hiện:

 

a) Hỗ trợ thiệt hại đối với dịch bệnh: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định;

 

b) Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.

 

2. Hồ sơ xin hỗ trợ:

 

a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);

 

b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

 

3. Trách nhiệm của các cấp:

 

a) Đối với dịch bệnh:

 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ chuyên môn của huyện, đại diện các tổ chức xã hội, đại diện thôn, bản, tổ dân phố để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

 

Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị đinh này.

 

b) Đối với thiên tai: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có sự tham gia, phối hợp của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương trong việc kiểm tra, xác nhận thiệt hại và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 31 Luật phòng, chống thiên tai.

 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổng hợp thiệt hại đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo các mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

 

4. Thời hạn giải quyết hồ sơ: Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân các cấp (đối với dịch bệnh) hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp (đối với thiên tai) phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

 

Toàn văn “Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất Nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh’, quý độc giả có thể tải TẠI ĐÂY.

 

Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai (hoặc dịch bệnh), quý độc giả có thể tham khảo TẠI ĐÂY

 

ĐỨC PHÚC
Nguồn: Nhachannuoi.vn

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập